Tranh cãi về việc thêm ngày nghỉ lễ 27.7
Một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ LĐTBXH đăng tải lấy ý kiến chính là việc bổ sung thêm ngày nghỉ lễ 27.7 trong năm.
Theo Dự thảo tờ trình Chính phủ về Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐTBXH cho biết, trong quá trình chuẩn bị dự thảo, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung ngày 27.7 làm ngày nghỉ lễ để nhân dân có một ngày được nghỉ làm việc thực hiện những hoạt động thiết thực tri ân những người có công với cách mạng, với đất nước. Ban soạn thảo cho rằng ý kiến đề xuất bổ sung một ngày nghỉ lễ để tri ân người có công (vào ngày 27.7 dương lịch) là phù hợp.
Ông Mai Đức Thiện – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐTBXH, đại diện tổ soạn thảo dự luật cho biết: “Việc chọn ngày 27.7 là ngày nghỉ lễ sẽ nâng tầm của Ngày Thương binh, liệt sỹ, với ý nghĩa tri ân tất cả những người có công với đất nước, với cách mạng, với các bậc tiền bối, với cha mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam”.
Theo đại diện Bộ LĐTBXH việc có thêm một ngày nghỉ lễ sẽ giúp nhân dân có thể tri ân tất cả những người có công với đất nước, với cách mạng. Ảnh: I.T
Thêm vào đó, việc tăng thêm một ngày nghỉ lễ cũng giúp cho người lao động có thêm một ngày nghỉ trong năm để vừa tri ân người có công, vừa nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và để góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.
Mặc dù vậy, theo ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH thì chưa nên bổ sung ngày nghỉ 27.7 vào lúc này. Theo ý kiến của ông Phạm Minh Huân, việc điều chỉnh tăng hay giảm số ngày nghỉ lễ của người lao động cần tính tới các tác động kinh tế xã hội.
“Năng suất lao động đang là một thế mạnh để cạnh tranh giữa các quốc gia trong xu thế toàn cầu và công nghệ 4.0. Trong khi đó, năng suất lao động của chúng ta còn khiêm tốn nếu so với các quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực. Việc có thêm 1 ngày nghỉ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất – kinh doanh của nhiều doanh nghiệp” – ông Phạm Minh Huân nói.
Video đang HOT
Ông Phạm Minh Huân – Nguyên thứ trưởng Bộ LĐTBXH thì cho rằng năng suất lao động Việt Nam đang thấp, nên tính toán ngày nghỉ hợp lý để không gây khó khăn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ảnh: I.T
Bổ sung nhận định về quy định nghỉ lễ hiện nay, ông Huân cho biết: “Luật Lao động 2012 đã khá nhân văn khi đảm bảo trọn vẹn ngày nghỉ của người lao động. Theo đó, nếu ngày nghỉ trùng vào ngày cuối tuần, người lao động vẫn được nghỉ bù vào ngày liền kề tiếp theo. Tinh thần đó cần được phát huy”.
Bất chấp những quan điểm trái chiều của đại diện người sử dụng lao động và một số chuyên gia, ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban quan hệ Lao động ( Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) lại đồng tình với lý giải của Bộ LĐTBXH và cho rằng nên có thêm một ngày nghỉ cho người lao động.
Ông Quảng cho rằng, tất nhiên đứng ở góc độ của người sử dụng lao động, thì họ không muốn có thêm ngày nghỉ, vì nếu có thêm một ngày nghỉ thì doanh nghiệp vẫn phải cho lao động nghỉ làm, nhưng vẫn phải trả lương.
“Việc họ không mong muốn cũng là đúng thôi. Mình cũng chia sẻ với góc độ người sử dụng lao động. Mình có 2 kỳ nghỉ dài, thực tế mình chỉ có 10 ngày nghỉ lễ Tết (Tết và 30.4, 1.5 và 10.3 (âm lịch) ngày 2.9) thấp hơn rất nhiều so với các nước trong Khu vực. Cụ thể: ở Campuchia nghỉ 28 ngày/năm; Brunei 15 ngày/năm; Indonesia 16 ngày; Malaysia 12 ngày, Myanmar 14 ngày, Philippine 12 ngày, Singapore 11 ngày; Thái Lan 16 ngày… Trong khi hiện Việt Nam chỉ 10 ngày/năm.
Thực tế ngày 30.4 và mùng 1.5, Việt Nam nghỉ chỉ có 2 ngày còn 2 ngày liên quan nghỉ cuối tuần và 1 ngày nghỉ nhưng đi làm bù.
“Trước đây Tổng Liên đoàn có đề xuất thêm một ngày vào 1 ngày Tết Dương lịch và ngày Tết Âm lịch hướng tới tổng ngày nghỉ 12 ngày, nhưng đề xuất này không được thông qua” – ông Quảng nói.
Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương – Nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động thì xu hướng xã hội ngày càng phát triển, thì người ta càng tiến tới việc giảm giờ làm, tăng giờ nghỉ ngơi. “Xuất phát từ điều đó, Bộ LĐTBXH chọn ngày 27.7 là rất hợp lý, bởi đây là cơ hội để lao động được tái tạo sức lao động, chia đều ngày nghỉ trong năm, qua từng tháng, từng quý” – bà Hương nói.
Đại diện Bộ LĐTBXH cho biết, sau 60 ngày đăng tải Dự thảo Luật Lao động sửa đổi để lấy ý kiến thì Bộ LĐTBXH sẽ trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội xem xét thảo luận. Sau khi có ý kiến của Quốc hội thì Bộ sẽ tiếp tục đăng ải lấy ý kiến thêm nhiều lần nữa. Dự kiến, Cuối năm 2019 Quốc hội sẽ thảo luận để thông qua Luật Lao động sửa đổi.
Theo Danviet
Không nên thống nhất giờ làm trong cả nước
Đề xuất thống nhất giờ làm việc của các cơ quan hành chính trên toàn quốc bắt đầu từ 8h30, được nêu trong dự thảo bộ Luật Lao động (sửa đổi), đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng việc thống nhất giờ làm là không phù hợp.
Theo đại diện Bộ LĐTBXH, trước đó năm 2012 Luật Lao động cũng đã có đề cập tới nội dung này nhưng chưa được thông qua. Trong quá trình làm luật, tổ soạn thảo lại ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc thống nhất giờ làm thêm vì thế Bộ LĐTBXH lại tiếp tục đưa vào Dự thảo Luật Lao động lần này.
Trả lời PV Dân Việt ngày 1.5, ông Mai Đức Thiện - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐTBXH cho rằng, hiện thời gian làm việc các cơ quan nhà nước thuộc trung ương và địa phương không có sự thống nhất, mỗi nơi một giờ. Tại các cơ quan trung ương, giờ làm việc bắt đầu lúc 8 - 12h, trong khi đa số các địa phương bắt đầu giờ làm việc buổi sáng từ 7h và nghỉ trưa lúc 11h (mùa hè) hoặc 7h30 - 11h30 (mùa đông). Chiều từ 13 - 17h hoặc từ 13h30 - 17h30. Ngay tại Hà Nội, giờ làm việc của các cơ quan nhà nước cũng khác nhau.
Đề xuất về thống nhất giờ làm trong cả nước đang nhận về nhiều góp ý trái chiều. Nhiều người cho rằng đề xuất này không phù hợp với thực tiễn. Ảnh: I.T
Ông Mai Đức Thiện - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐTBXH, thành viên Ban soạn thảo dự thảo bộ Luật Lao động (sửa đổi), nói: "Ở các quốc gia, giờ làm việc của cơ quan hành chính tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước, nhưng đa số là thống nhất. Bộ máy hành chính nhà nước phải chạy thông suốt từ trung ương đến địa phương, ít nhất là giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi. Đối tượng của cơ quan hành chính là người dân nên cần công khai giờ làm việc thống nhất để người dân và doanh nghiệp biết, không thể để mỗi nơi một giờ như hiện nay".
Trước đề xuất này, một số cá nhân lại cho rằng đề xuất chưa phù hợp với thực tiễn, cần cân nhắc khi thông qua. Ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng không cần thiết phải thống nhất giờ làm việc chung trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Điều này không phù hợp với thực tế chung của từng địa phương.
Ví dụ, các tỉnh Bến Tre, Kiên Giang... nếu các cơ quan hành chính làm việc vào 8h30 thì sẽ không phù hợp vì ở các tỉnh này dân cư thưa, không có tình trạng tắc đường, có thể đẩy giờ làm việc chính lên sớm hơn. Trong khi đó, ở các tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM... dân cư đông, tình trạng tắc đường, kẹt xe liên tục cũng nên quy định thống nhất giờ làm trong các cơ quan Nhà nước. Riêng giờ làm việc ở trường học, doanh nghiệp thì có thể quy định riêng.
"Việc quy định giờ làm việc thống nhất là không nên, đưa ra dự thảo không hợp với thực tiễn thì không có khả thi. Nên giao quyền tự chủ cho các địa phương để các địa phương có quyết định phù hợp. Theo tôi, cứ nên giữ nguyên giờ làm việc như hiện hành vì cũng chưa có gì biến động", ông Quảng thông tin.
Giờ doanh nghiệp do doanh nghiệp quy định, được doanh nghiệp công bố công khai, lấy ý kiến của lao động. Bộ Luật Lao động chỉ quy định giờ làm việc ban đêm, tính từ Đà Nẵng trở vào 1 múi giờ khác, còn từ Thừa thiên Huế trở ra là khác. Hiện giờ Luật Lao động hiện hành năm 2012 đã lấy cùng 1 múi giờ làm việc ban đêm (từ 22h -6 giờ sáng hôm sau).
Trước đó, ngày 29.4, Bộ LĐTBXH đã công bố Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi lấy ý kiến công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính. Phương án 1: Bổ sung vào bộ Luật Lao động quy định: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước"; thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 - 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án 2: Giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong bộ Luật Lao động, mà quy định tại các văn bản hành chính (đối với các bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP do chủ tịch UBND tỉnh, TP quyết định).
Ông Vũ Quang Thọ - Nguyên viện trưởng Viện Công nhân, Công đoàn thì cho rằng, không nên quy định cứng nhắc về việc thống nhất giờ làm chung trong cả nước. "Thực tế, nếu quy định giờ làm chung là cứng nhắc, không phù hợp với tình hình chung của từng địa phương. Quan trọng là cần phải trả lời được câu hỏi về việc thống nhất giờ làm có góp phần tạo ra năng suất và hiệu quả làm việc cao hơn không. Điều này tôi thấy trong tờ trình Dự thảo Luật sửa đổi chưa được giải trình", ông Thọ nói.
Trước những ý kiến, quan điểm góp ý trái chiều của các cá nhân, tổ chức, ông Mai Đức Thiện cho biết, Chính phủ sẽ quy định nguyên tắc thực hiện và lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện. Theo dự thảo luật thì chỉ đưa ra thời gian dự kiến là 8h30, còn giờ cụ thể thế nào sẽ chờ Chính phủ quyết định.
"Sau 60 ngày đăng Cổng thông tin Chính phủ lấy ý kiến, Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội thảo luận. Sau khi Quốc hội thảo luận, dự thảo vẫn có thể được tiếp tục đăng tiếp. Dự kiến phải cuối năm 2019 Quốc Hội mới bàn thảo để thông qua Luật Lao động (sửa đổi) này", ông Mai Đức Thiện nói.
Cả nước hiện có khoảng 2,8 triệu công nhân viên chức, nếu điều chỉnh, thống nhất giờ làm việc trong cả nước thì số đối tượng trên sẽ bị chịu tác động chính. Ngoài ra, người dân cũng sẽ chịu tác động gián tiếp do liên quan tới thủ tục làm việc. Riêng các cơ quan khác vẫn có thể điều chỉnh linh hoạt, chẳng hạn: Doanh nghiệp làm từ 8h, trường học lúc 7h30 hoặc 8h.
Theo Danviet
Công khai lấy ý kiến Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã công bố Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Theo đó, dự thảo đang được lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Dự kiến, ngày 3.5 tới đây, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung sẽ họp báo về việc lấy ý kiến này. Dự thảo Bộ luật...