Tranh cãi về ‘khủng hoảng nam tính’ ở Trung Quốc
Nam thanh thiếu niên Trung Quốc đang bị cho là không đủ “nam tính”, khiến nhà chức trách phải tìm biện pháp can thiệp.
Bộ Giáo dục Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng cường những lớp học thể chất sau khi một quan chức hàng đầu nước này nói rằng các giáo viên nữ và văn hóa đại chúng khiến nam sinh ngày càng trở nên “yếu đuối, kém cỏi và rụt rè”.
Trong động thái mới nhất nhằm giải quyết vấn đề mà giới học thuật và các hãng tin gọi là “ khủng hoảng nam tính”, Bộ Giáo dục đề xuất nhấn mạnh vào “dương khí”, hay nam tính, bằng cách thuê thêm giáo viên hướng dẫn thể thao và thiết kế lại các lớp giáo dục thể chất ở bậc tiểu học và trung học.
Một lớp học thể dục ở Hạ Môn, Trung Quốc, năm 2019. Ảnh: AFP.
Kế hoạch này, đáp lại lời kêu gọi của một quan chức hàng đầu nhằm ngăn chặn tình trạng “nữ hóa nam giới”, được công bố hồi tuần trước. Dù không bao gồm những nội dung chi tiết song nó đang gây ra làn sóng phản đối kịch liệt trên mạng và hiện vẫn gây tranh cãi gay gắt trên các nền tảng mạng xã hội.
Nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc ủng hộ đề xuất trên. “Thật khó tưởng tượng những nam thanh thiếu niên ẻo lả như vậy làm thế nào để bảo vệ đất nước”, một người viết. Tuy nhiên, những người khác cho rằng kế hoạch xử lý “khủng hoảng nam tính” của chính phủ là bằng chứng cho thấy tình trạng phân biệt giới tính và sự tồn tại của định kiến giới.
Thậm chí truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng hoài nghi về đề xuất mà Bộ Giáo dục đưa ra. Tài khoản mạng xã hội Weibo của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hôm 29/1 viết: “Giáo dục không đơn thuần là nuôi dưỡng ‘nam tính’ hay ‘nữ tính’. Điều quan trọng hơn là phát triển một tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm”.
“Đàn ông thể hiện ‘nam tính’ trong thể chất, tinh thần và vóc dáng, đó là một loại vẻ đẹp, nhưng ‘khí phách’ không đơn giản chỉ là ‘hành vi nam tính”, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh.
Những năm gần đây, trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng sức mạnh quân đội và chú tâm hơn đến một thế hệ những đứa trẻ được nuông chiều, chủ yếu là con trai, sinh ra dưới chính sách một con, ý tưởng nghiêm ngặt hơn về nam tính bắt đầu xuất hiện.
Video đang HOT
Truyền hình kiểm duyệt hoặc làm mờ hình ảnh những ngôi sao ca nhạc là nam giới nhưng đeo khuyên tai. Những nam diễn viên chăm chút bề ngoài kỹ lưỡng bị công khai chế giễu là “tiểu thịt tươi” và các bậc cha mẹ có xu hướng đăng ký cho những cậu bé tham gia các trại huấn luyện với hy vọng chúng trở thành “đàn ông thực thụ”.
Năm ngoái, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua đưa tin về tình trạng mất cân bằng giới tính giáo viên thể dục và những khó khăn khi thu hút nam giới nhận công việc thu nhập thấp này, hiện do phụ nữ chiếm ưu thế. Trước đây, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đổ lỗi cho trò chơi điện tử, hành vi thủ dâm và lười tập thể dục là nguyên nhân khiến nhiều nam thanh niên không đáp ứng được các yêu cầu gia nhập quân đội.
Mark Ma, một học sinh 18 tuổi ở Thâm Quyến, nói rằng cậu hoan nghênh cải cách giáo dục thể chất nhưng không nghĩ rằng nó sẽ có tác dụng to lớn trong việc hình thành nam tính.
“Giáo dục thể chất ở cấp trung học cơ sở chắc chắn cần được cải thiện vì nhiều người hiện nay không quan tâm tới nó. Họ chỉ quan tâm tới học thuật”, Ma nói. “Tôi từng nhớ cảnh rất nhiều bạn học của mình ngồi bên lề các buổi học giáo dục thể chất làm bài tập về nhà”.
Về mục tiêu tạo “nam tính” cho thanh thiếu niên, Ma cho rằng trọng tâm chính của kế hoạch mà Bộ Giáo dục đưa ra là tăng cường sức mạnh thế chất, còn định nghĩa của họ về “nam tính” chưa thực sự rõ ràng.
Dù kế hoạch mới của Bộ Giáo dục không đề xuất rõ ràng cách đối xử khác nhau với trẻ em trai và trẻ em gái, những nhà giáo dục như Liu Wenli, giáo sư tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, chuyên gia về giáo dục giới tính và sức khỏe, đã nhìn thấy một số nguy cơ.
Theo bà, ngay cả việc đề cập đến tình trạng “nữ tính hóa nam thanh thiếu niên” cũng có thể dẫn tới tình trạng nhiều học sinh bị bắt nạt hơn vì biểu hiện giới tính, bề ngoài và xu hướng giới tính của họ.
“Các nhà giáo dục không thể kêu gọi ngăn chặn nạn bắt nạn trong trường học trong khi vẫn nuôi dưỡng mầm mống cho hành vi bắt nạt”, Liu viết trên Weibo.
“Việc nhấn mạnh quá mức vào nam tính, nữ tính hay tình trạng khuyết tật về thể chất thực sự có hại cho sự đa dạng và hòa nhập xã hội”, Chunxiao Li, nhà nghiên cứu về giáo dục thể chất, nhận xét. “Nó có thể tạo ra một khuôn mẫu”.
Theo Li, cuối cùng, các giáo viên thể chất nên chú trọng vào việc phát triển toàn diện cho học sinh.
Nam giới ngày càng ẻo lả yếu đuối, chính quyền Trung Quốc khuyến khích phải tập gym để nam tính hơn khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa
Việc nam giới Trung Quốc hiện nay quá "nữ tính" đã trở thành mối lo lắng của chính phủ.
Ngày 28/1 vừa qua, Bộ Giáo dục Trung Quốc kêu gọi cần phải giáo dục thể chất nhiều hơn để "giải độc" cho tình trạng "nữ tính hóa" ở nam giới, làm dấy lên một cuộc tranh luận trực tuyến gay gắt về sự nam tính và các chuẩn mực giới tính truyền thống.
Bộ cũng cho biết, họ sẽ tuyển dụng thêm giáo viên thể dục, huấn luyện viên gym để cải thiện phương pháp giảng dạy trước đây. Nguồn cơn của sự phản ứng này chính là sau khi một cố vấn chính trị hàng đầu cho rằng nam sinh Trung Quốc ngày nay yếu đuối, tự cao tự đại, có đôi lúc rụt rè.
Những điều này có khả năng bị ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng đẹp trai, chải chuốt, cũng như những ngôi sao Kpop. Việc mô tả hình tượng "nữ hóa" của nam giới Trung Quốc được xem là "mối đe dọa đối với sự phát triển và tồn tại của quốc gia".
Sự tán thành của Bộ giáo dục đối với phát ngôn của cố vấn chính trị đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Weibo. Một số cư dân mạng nói rằng họ cảm thấy sốc khi cơ quan quản lý giáo dục hàng đầu của đất nước lại công khai phân biệt giới tính.
Tính đến thứ 6 (29/1), từ khóa có liên quan đến vấn đề này đã thu hút hơn 240 triệu lượt xem trên mạng Weibo. Một người dùng cho biết: "Giáo dục là nuôi dưỡng những đứa trẻ trở thành những con người tử tế. Không nên đặt ra tiêu chuẩn cho nam giới và nữ giới. Cần phải đặt việc học hành để trở thành một con người tốt lên hàng đầu".
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều cư dân mạng đồng ý rằng các chàng trai Trung Quốc cần trở nên nam tính và rắn rỏi hơn. Một người dùng Weibo tự nhận là giáo viên chia sẻ: "Cuối cùng thì Bộ Giáo dục đã làm đúng. Con trai bây giờ cần tập thể dục nhiều hơn để trở nên nam tính hơn. Hiện tại, có nhiều người quá hiền lành".
"Con trai bây giờ cần tập thể dục nhiều hơn để trở nên nam tính hơn. Hiện tại, có nhiều người quá hiền lành", một cư dân mạng bình luận về nam giới Trung Quốc ngày nay.
Từ lâu, các nhà chức trách Trung Quốc đã bận tâm đến "cuộc khủng hoảng nam tính" đang rình rập trong nước, và đã đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.
Vào năm ngoái, Tân Hoa Xã có đăng một bài báo gây tranh luận về việc thuê thêm giáo viên nam có khiến các nam sinh trở nên nam tính hay không? Nhưng đối với giáo viên mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, thì giáo viên nữ nhiều hơn, dẫn đến việc mất cân bằng giới.
Năm 2019, trang iQiyi bị chỉ trích vì làm mờ khuyên tai của những nghệ sĩ nam khi tham gia chương trình. Trước đây vào năm 2016, Sixthtone đã đăng tải bài viết cho rằng, số lượng các lớp học dạy bé trai nam tính ngày càng tăng. Gần đây nhất, chính là lớp học thể dục được coi là một trong những lớp học đảm bảo rằng các bé trai cần phải nam tính hơn.
Thậm chí, các cơ quan giáo dục và thể thao hàng đầu còn thông báo rằng bộ môn thể dục sẽ sớm trở thành môn quan trọng trong kỳ thi tuyển sinh Trung học quốc gia. Một số chuyên gia đã ca ngợi việc này nhưng cũng bày tỏ sự hoài nghi không biết bộ môn này sẽ tạo ra sự nam tính như thế nào?
Thay vì khuyến khích nam giới tập gym, giới chức nên nghiên cứu về vấn đề giới hơn.
Lu Jidong, Trưởng khoa Giáo dục thể chất Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải cho biết, thật sai lầm khi cho rằng thể thao sẽ khiến con trai trở nên nam tính hơn. Anh nói: "Đúng là tập thể dục sẽ cải thiện sức khỏe tốt hơn, nhưng vấn đề nữ tính thiên về tâm lý nhiều hơn. Điều này có thể thấy nhiều đồng tính nam thích tập gym để có cơ bắp. Trên thực tế, việc tập thể dục không thể thay đổi giới tính của họ".
Cui Le, sinh viên khoa Giáo dục và Công tác Xã hội tại ĐH Auckland, nói rằng sự nữ tính ở nam giới bắt nguồn từ việc phân biệt giới tính, phân biệt đối xử.
"Cách tiếp cận này chỉ làm sâu sắc định kiến giới, gia tăng nạn bắt nạt dựa vào ngoại hình và xu hướng tính dục. Thay vì khuyến khích nam giới tập gym, giới chức nên nghiên cứu về vấn đề giới hơn" , anh nói.
Hơn 1/3 số trường trên cả nước thiếu phòng học Đó là con số được ngành Giáo dục và đào tạo đưa ra tại chương trình "Kết nối nguồn lực - xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025" được tổ chức tại Hà Nội tối 22/1. Từ thực trạng trên, chương trình đặt ra mục tiêu huy đông nguôn lưc xa hôi đê xây dưng trương hoc an toan,...