Tranh cãi quy định tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Hiểu nhầm?
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, sự thay đổi này giúp thuận lợi hơn trong việc quản lý, đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi của học sinh.
Quản lý tốt hơn
Điểm mới của mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 của Hà Nội đang nhận được sự quan tâm của phụ huynh, dư luận xã hội là việc đăng ký nguyện vọng thi theo hộ khẩu.
Theo kế hoạch tuyển sinh vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, năm nay học sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng, nhiều hơn các năm trước một nguyện vọng. Tuy nhiên, học sinh phải đặt nguyện vọng 1 và 2 vào trường thuộc khu vực tuyển sinh mà các em có hộ khẩu thường trú. Nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Quy định mới này đang khiến nhiều phụ huynnh tranh cãi, bởi những năm trước, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép thí sinh được đổi khu vực tuyển sinh.
Học sinh có nhu cầu đổi khu vực tuyển sinh chỉ cần làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh theo mẫu, trong đơn nêu rõ lý do đổi và được hiệu trưởng trường THCS nơi theo học lớp 9 xác nhận. Nếu thực hiện theo cách này tạo điều kiện cho học sinh trong việc lựa chọn trường lớp theo khả năng, năng lực của mình. Những em có học lực tốt sẽ có thêm cơ hội đăng ký thi vào những trường có chất lượng tốt.
Tuy nhiên, việc này cũng dẫn đến hiện tượng đổ xô đăng ký thi vào các trường “hot”, vốn tập trung ở các quận trung tâm Hà Nội, khiến cuộc đua vào lớp 10 ở khu vực này luôn căng thẳng. Trong khi đó, nhiều quận, huyện khác lại ít nguyện vọng đăng ký.
Nhiều phụ huynh lo lắng, với quy định mới, cơ hội vào trường công lập thuộc top đầu thành phố của con em mình sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng quy định mới trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 của Hà Nội không ảnh hưởng gì đến việc đăng ký nguyện vọng của các em học sinh.
“Đăng ký nguyện vọng theo hộ khẩu tốt hơn cho việc quản lý, đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi của học sinh, không hạn chế việc đăng ký các trường. Với 3 nguyện vọng, các em vẫn có thể đăng ký vào trường tốt, trường mà các em mong muốn, đồng thời có thể đăng ký trường ở địa phương nơi mình có hộ khẩu thường trú”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận xét.
Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 của Hà Nội có một số thay đổi
Video đang HOT
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý, việc này cũng không làm hạn chế việc tuyển sinh của các trường điểm, trường top đầu thành phố. Ông dẫn ví dụ, một trường điểm có nhu cầu tuyển 1.000 em, nhưng có tới 3.000 học sinh đăng ký nguyện vọng vào trường này. Do đó, trường phải có kế hoạch phân loại từ trên xuống dưới để lấy cho đủ nhu cầu. 2.000 học sinh còn lại không được thì rơi vào nguyện vọng 1, 2.
“Không phải trường lấy hết nguyện vọng 1 rồi mới đến nguyện vọng 2, nguyện vọng 3″, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.
Trong khi đó, GS. TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đưa ra một quan điểm khác về quy định mới trong tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội.
Nhìn vào việc năm học 2021-2022 học sinh được đăng ký dự tuyển vào 3 trường THPT công lập, ông thấy lo lắng bởi như vậy, hệ THPT sẽ “vơ vét” hết học sinh trong khi trường nghề đang thiếu học sinh.
“Theo tính toán, trường công tự chủ chỉ lấy được khoảng 65% lượng học sinh, do đó phát sinh thêm nguyện vọng 3 để trong trường hợp học sinh không vào được trường công thì trường tư sẽ lấy hết, còn trường nghề coi như là chuyện của Bộ LĐ-TB-XH.
Phổ cập trung học thì phải đồng thời phổ cập THPT lẫn trung học nghề, và khi ấy hoàn thành thì học sinh đều có quyền học đại học như nhau.
Đằng này cơ quan quản lý giáo dục lại hướng học sinh hết sang THPT, gồm cả trường công lẫn trường tư, bằng cách thêm nguyện vọng 3. Chưa kể, hiện nay giữa trường nghề với THPT vênh nhau chương trình khoa học xã hội, bên THPT nặng hơn một chút nên nhiều ý kiến vin vào cớ này để học sinh học nghề không được coi như là đã phổ cập trung học. Do đó, cho đến nay, người ta quan niệm học sinh đường cùng mới học nghề. Trong khi đó, chuyện này hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách, nếu trung học nghề thiếu gì thì bổ sung cho tương đương với bên THPT. Dĩ nhiên, tương đương không có nghĩa là bằng nhau chằn chặn, ví dụ cùng là học toán, nhưng toán ở đây là phục vụ nghề, còn bên THPT là toán phục vụ cho đại học sau này.
Tương tự, khoa học xã hội trước trường nghề không học, giờ học bổ sung, nhưng không thể đòi hỏi như học ở THPT được”, GS.TS Phạm Tất Dong chỉ rõ.
Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, trong trường hợp Hà Nội tính đảm bảo học sinh cho cả trường tư thì không thể để trường tư kém chất lượng được, mà yêu cầu chất lượng phải hơn cả trường công, để học sinh nào muốn học tốt thì vào trường tư.
“Muốn vậy, Nhà nước phải đầu tư vào trường tư, không thể mặc kệ tư nhân muốn làm gì thì làm. Phải giúp đỡ, tạo điều kiện cho trường tư phát triển. Chẳng hạn, tư nhân bỏ tiền, còn Nhà nước giúp về đất đai. Trường tư ai đi học cũng phải mất tiền, nhưng mất tiền sao cho xứng đáng. Nếu trường tư chất lượng tốt, tôi tin chắc con em các gia đình có điều kiện còn chen nhau sang học.
Còn như cách làm hiện nay thì vẫn là kiểu học dốt mới vào trường tư. Phải có sự công bằng giữa trường công và trường tư, đầu tư, suy tính sao cho trường tư trở thành một hệ thống bảo đảm chất lượng, thậm chí chất lượng cao. Khi ấy, nó sẽ đóng góp rất nhiều cho xã hội”, GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ.
Hà Nội chỉ xem xét đổi nguyện vọng ở một số trường hợp
Liên quan đến quy định mới trong tuyển sinh lớp 10, ngày 21/2, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định giữ nguyên việc xác định khu vực dựa vào hộ khẩu thường trú với học sinh tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Sở chỉ xem xét đổi khu vực tuyển sinh ở một số trường hợp.
Nếu học sinh có hộ khẩu ở địa bàn này nhưng cư trú thực tế tại nơi khác thì gia đình học sinh làm đơn, có xác nhận của chính quyền địa phương, Sở GD-ĐT sẽ xem xét, cho phép học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển ở khu vực tuyển sinh theo nơi cư trú thực tế.
Về nguyện vọng dự tuyển, mỗi học sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.
Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 2 của trường cao hơn 1,0 điểm so với nguyện vọng 1, điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 3 của trường cao hơn 2,0 điểm so với nguyện vọng 1).
Trường hợp học sinh chỉ đăng ký 01 nguyện vọng thì nguyện vọng đó có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào (học sinh sẽ trúng tuyển nếu có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn trúng tuyển của trường).
Trường hợp học sinh đăng ký 02 nguyện vọng thì cả 02 nguyện vọng có thể thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định hoặc nguyện vọng thứ nhất thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định còn nguyện vọng thứ hai thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (học sinh sẽ trúng tuyển nguyện vọng thứ hai nếu không trúng tuyển nguyện vọng thứ nhất và có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 1,0 điểm so với điểm chuẩn trúng tuyển của trường).
Khi hạ điểm chuẩn Sở GD-ĐT cho phép các trường nhận học sinh có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 đủ điều kiện trúng tuyển.
Sở này vẫn khẳng định, năm học 2021-2022, học sinh không được đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký dự tuyển.
Do đó, học sinh cần lưu ý tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, quy định học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú nhằm bảo đảm việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường học của Thành phố, giảm bớt áp lực đồng thời tránh những xáo trộn không cần thiết trong công tác tuyển sinh.
Quy định này được xây dựng trên căn cứ thực tế khảo sát ở kỳ tuyển sinh của các năm học trước.
Điểm chuẩn vào lớp 10 thấp: Học sinh đi học đã là đáng trân quý
Năm nay, điểm trúng tuyển vào lớp 10 của một số trường THPT công lập ở tỉnh Thanh Hóa thấp, thậm chí là 'phá đáy' khiến nhiều người băn khoăn.
Tuy nhiên, với những vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh đi học đã là điều đáng ghi nhận.
Ảnh minh họa/INT
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ. Ảnh: IT
Theo đại biểu Bùi Thị Thủy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, một số trường THPT ở Thanh Hóa, chẳng hạn như Trường THPT Lang Chánh lấy điểm chuẩn 2,9 (trung bình chưa đầy 1 điểm/môn) là thấp nhưng không sai, bởi các em không vi phạm quy chế thi và các quy định về tuyển sinh vào lớp 10.
Từng dạy học ở vùng khó nên đại biểu Quốc hội Bùi Thị Thủy hiểu rằng, điểm số là một chuyện, nhưng nhìn ở góc độ tích cực, đó là sự nỗ lực của con em đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách nhân văn của ngành Giáo dục nói chung. Nếu ai đã từng công tác và dạy học ở những vùng đặc biệt khó khăn - nơi chủ yếu là bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống mới thấu cảm với trăn trở của những người làm giáo dục.
Để học sinh đến trường đã khó, giữ chân các em ở lại trường còn khó khăn hơn nhiều. Việc phải đến "từng ngõ, gõ từng nhà" để đón học sinh đến trường không phải là chuyện xa lạ với giáo viên vùng sâu, vùng xa. Nhiều em chưa học hết tiểu học là "ngấp nghé" bỏ học để theo bố mẹ lên nương rẫy. Để các em học hết THCS là câu chuyện vượt khó của cả thầy và trò; bởi ở lứa tuổi này, bố mẹ các em thường có tư tưởng dựng vợ, gả chồng cho con.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Thủy. Ảnh: quochoi.vn
Vì vậy, có học sinh thi vào lớp 10 và học đến THPT là điều đáng trân quý. Bởi ít nhất, các em đã vượt lên chính mình, qua rào cản của gia đình và phong tục, tập quán của địa phương. Quan trọng hơn, chúng ta nhìn thấy ở các em ý thức về sự học.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Thủy chia sẻ: Những năm trước, nhiều trường THPT thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa không tuyển đủ chỉ tiêu. Vì thế, gần như em nào đăng ký dự thi vào lớp 10 đều trúng tuyển (nếu như không bị điểm liệt).
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu quan điểm: Điểm chuẩn là mức tối thiểu để các em đủ điều kiện trúng tuyển vào lớp 10 của trường THPT công lập. Do vậy, chắc chắn có nhiều em đạt điểm trên chuẩn, thậm chí là đạt điểm khá - giỏi.
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, thay vì chỉ trích, chúng ta nên động viên, hiến kế để các trường có kế hoạch giáo dục hợp lý và ngày một tốt hơn. "Theo tôi, nhà trường nên phân loại học sinh để xếp lớp hoặc thành lập các nhóm học sinh để có kế hoạch giáo dục hiệu quả. Đặc biệt, không nên đặt nặng kết quả hay thành tích mà cần quan tâm đến sự tiến bộ của các em trong quá trình học tập" - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ.
Gần 11.000 học sinh Đồng Nai sẽ rớt lớp 10 công lập 22 trường THPT công lập thi tuyển để chọn khoảng 9.000 học sinh trong tổng số 22.000 em, số còn lại sẽ học trường dân lập và trường nghề. Ảnh minh họa Kỳ thi tổ chức ngày 22 và 23/7 tại 15 cụm thi vào 22 trường THPT công lập, riêng TP Biên Hòa có 5 cụm, các huyện và TP Long Khánh...