Tranh cãi nội dung bài thơ ‘Thương ông’ trong SGK lớp 2
Mới đây trên mạng xã hội Facebook, nhiều phụ huynh đang phàn nàn, thậm chí bức xúc khi nội dung bài thơ “ Thương ông” trích thơ của Tú Mỡ ở sách Tiếng Việt lớp 2 lại được cắt ghép.
Cụ thể, việc trích, cắt xén nội dung bài thơ ở trang 83 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1 hiện hành không hề theo một quy luật, ngoài việc khiến vần điệu bài thơ gốc mất đi, khó nhớ, nhiều người còn cho rằng làm giảm sự biểu hiện tình cảm ông cháu qua bài thơ. Mặc dù có được bổ sung thêm phần nội dung so với trước đây.
Dưới đây là nội dung bài thơ trong sách tiếng việt lớp 2 tập 1 hiện hành:
Hình ảnh trong SGK.
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần:
-Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên.
Ông bước lên thềm:
Video đang HOT
-Hoan hô thằng bé!
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.
Với bài thơ Thương ông được học từ cấp 1, đối với nhiều phụ huynh thì đây gần như là một bài thơ mà họ thuộc nằm lòng.
Nhiều người bày tỏ băn khoăn không hiểu vì sao những người biên soạn sách giáo khoa lại phải sửa nội dung, trong khi bài cũ đọc suôn vần, dễ thuộc hơn lại tình cảm hơn.
Một giáo viên chia sẻ: “Minh làm gia sư. Đên bai nay, đoc thuộc mà không cần nhin sach. Học sinh bao cô đoc sai. Mơ sach mơi ta hoa la bai thơ bi xao trôn ma minh chưa câp nhât”
Một thành viên mạng xã hội Facebook chia sẻ: “Đọc mà thấy tức. Xào nát cả bài thơ hay. Đọc thấy nó dở ẹc”
Người khác cho hay: “Nội dung bài thơ này ở SGK cũ từng được học. Tuy cũng được trích nhưng rất hay, rất vần nên tôi có thể nhớ lâu”
Nội dung của bài thơ trong SGK trước đây giúp người đọc cảm thấy suôn hơn trong vần nhịp:
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân khó quá
Thấy ông nhăn nhó (phần in đậm này đã bị lược bỏ trong nội dung SGK mới)
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu (câu này cũng bị bỏ đi rất khó hiểu)
Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên
Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu (đoạn này cũng đã bị cắt gọt ở SKM hiện hành)
Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.
Theo Thanh Hùng/ Báo Infonet
Vụ 1 từ điển 'rác' - 4 'nhà' xuất bản: hủy từ điển
Đề nghị thu hồi và tiêu hủy các bản sách "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh" của tác giả Vũ Chất.
Đó là nội dung công văn của Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản) gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trong cả nước và 4 nhà xuất bản: Thanh Niên, Trẻ, Văn Hóa Thông Tin, Hồng Đức.
Quyển từ điển của Vũ Chất.
Trong công văn gửi 4 nhà xuất bản, Cục Xuất bản nêu lý do thu hồi: "Cuốn sách có nội dung không chính xác, gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội".
Và trong công văn gửi các sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố, Cục Xuất bản cho biết: cả hai quyển Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh và Từ điển tiếng Việt của tác giả Vũ Chất đều phải thu hồi.
"Cục Xuất bản, In và Phát hành đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát, thu hồi và tiêu hủy các cuốn từ điển của tác giả Vũ Chất", công văn của Cục nhấn mạnh.
Ngoài ra, Cục Xuất bản cũng có công văn gửi Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị "Vụ Thư viện chỉ đạo hệ thống thư viện trên toàn quốc kiểm tra, rà soát, không lưu trữ, không luân chuyển, không phục vụ bạn đọc các cuốn từ điển của tác giả Vũ Chất".
trưởng Chu Văn Hòa cho biết công văn của Cục được ban hành sau khi hoàn tất công tác kiểm tra, xác minh báo cáo từ các nhà xuất bản có liên quan trong vụ "từ điển dành cho học sinh" vừa qua.
Việc Cục đề nghị không sử dụng từ điển này trong các thư viện cộng với thu hồi trên toàn quốc được ông Hòa nhấn mạnh là "từ nay, quyển từ điển này xuất hiện ở đâu cũng đều là không hợp pháp".
Theo Lam Điền/Báo Tuổi trẻ
Xử lý nghiêm vụ từ điển tiếng Việt gây sốc Trước hết, Nhà xuất bản Trẻ cần giải trình. Sau khi xác định những lỗi sai, nhẹ thì sửa chữa mới được phát hành, nặng phải thu hồi, cấm lưu hành vĩnh viễn. Chuyên gia bàng hoàng Khi được hỏi về cuốn từ điển tiếng Việt gây sốc, chuyên gia ngôn ngữ học PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách...