Tranh cãi không thôi về quái vật Tully 300 triệu năm tuổi
Tất cả nghiên cứu trước đây về quái vật Tully vừa bị phủ nhận. Người ta không xác định được nó thuộc loài nào.
Không ai thực sự biết quái vật Tully là gì. Nó có thể là một loài mực, hoặc giống một con cá mút đá. Nó có một cái gọng kỳ lạ, mọc trên một xúc tu hoặc móng vuốt. Người ta cũng không xác định được đó có phải là miệng hay không.
Việc phân loại hài cốt hóa thạch 300 triệu năm tuổi chưa bao giờ dễ dàng. Năm 2016, các nhà nghiên cứu phân tích kỹ cấu trúc mắt của quái vật Tully đã kết luận sắc tố của nó có nhiều điểm tương đồng với cá, hơn là ốc hay mực.
Đây được xem là chân dung của quái vật Tully.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cork của Ireland và Đại học Y Fujita (Nhật Bản) đã phân tích các sắc tố trong mắt của động vật chân đầu hiện đại và một số loài cá để xác định lại. Kết quả là, bất cứ thứ gì khoa học từng kết luận về quái vật Tully đều không chính xác.
Hòn đá tạo ra sự tranh cãi không thôi này được đào lên bởi một thợ săn hóa thạch nghiệp dư tên là Francis Tully vào năm 1955. Hóa thạch đó thực sự kỳ lạ. Nó không có phần xương rõ ràng, cuống mắt cứng ngắc nhô ra từ 2 bên cũng như cái mõm bị xoắn đặt trên một móng vuốt.
Trong nửa thế kỷ, các nhà cổ sinh vật học đã tự hỏi đặt quái vật Tully vào đâu trong cây sự sống.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale tuyên bố cấu trúc giống ruột trong hóa thạch Tully thực sự là một notochord (xương sống nguyên thủy). Sau đó khi nghiên cứu về mắt, họ xác định trong đó có sự hiện diện của các khối sắc tố nhỏ của melanin được gọi là melanosome.
Video đang HOT
Động vật không xương sống như mực được cho là dựa vào các chất khác, chẳng hạn ommochrom hoặc pterin để sàng lọc sắc tố. Do đó, họ khẳng định quái vật Tully giống cá hơn là mực.
Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu xem xét kỹ hóa thạch quái vật Tully mới đây, họ thấy melanosome của nó chứa lượng kẽm thấp hơn so với mắt của hóa thạch của động vật có xương sống từ cùng khu vực.
Họ cũng tìm thấy một lượng đáng kể ion đồng, cho thấy sinh vật này có nhiều điểm chung so với mực nang hơn là cá mút đá.
Có thể, chúng ta phải chờ đợi thêm một thời gian để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc thực sự của nó.
Theo news.zing.vn
Tiết lộ bất ngờ về bộ tộc bí ẩn "thấy người lạ là giết"
Một nhà nhân chủng học người Ấn Độ, từng là một trong những người đầu tiên đến thăm người Sentinel và có mối quan hệ thân thiện với họ chia sẻ những điều bất ngờ về bộ tộc bí ẩn này.
Cuối tháng 11/2018, du khách người Mỹ John Allen Chau cố tình tiếp cận một bộ tộc trên đảo hoang ở Ấn Độ Dương, nổi tiếng cự tuyệt giao lưu với thế giới bên ngoài, kết quả thanh niên này đã bị giết chết bằng nhiều mũi tên bắn và thi hài cho tới nay vẫn chưa thể lấy lại bất chấp những nỗ lực của giới chức trách Ấn Độ.
Sau cái chết của John Allen Chau, nhiều điều đã được viết và nói về Đảo Bắc Sentinel trong quần đảo Andaman là nơi cư ngụ của người Sentinel, những tình tiết xung quanh cái chết và sự hung hăng thù địch của những tộc nhân này. Trong quá trình nghiên cứu về bộ tộc bí ẩn này, tiến sĩ Madhumala Chattopadhyay, nhà nhân chủng học Ấn Độ được nhắc đến nhiều nhất.
Tiến sĩ Madhumala Chattopadhyay. (Ảnh: India Times)
Bà Madhumala Chattopadhyay hiện làm việc tại Bộ Tư pháp xã hội và trao quyền Ấn Độ. Bà đã dành 6 năm ở quần đảo Andaman (1989-1996) và gặp cả 6 bộ tộc bao gồm Jarawa, Onge, Sentinel, Nicobar, Great Andaman và Shompen.
Nhà nhân chủng học đã tiết lộ nhiều điểm bất ngờ từ những nghiên cứu về người Sentinel, những người được cho là sống biệt lập với thế giới bên ngoài, hung hăng và sẽ giết bất cứ người lạ nào đến gần hòn đảo của họ.
Bà Madhumala tặng dừa cho dân đảo. (Ảnh: Madhumala)
Những tiết lộ bất ngờ
Theo bà Madhumala, phụ nữ là người kiểm soát bạo lực trong những bộ tộc như người Sentinel. Tiến sĩ Madhumala đã phải đối mặt với rất nhiều rào cản từ cơ quan chức năng để đến được hòn đảo Bắc Sentinel, do hòn đảo này bị cấm tiếp cận để bảo vệ cả dân đảo và những người bên ngoài.
Lần đầu bà tới hòn đảo vào buổi sáng 4/1/1991 cùng với các thành viên đoàn khác và tổ chức một bài tập thả quà. Họ sẽ đẩy những quả dừa cho người dân bộ tộc qua nước. Hoạt động này kéo dài suốt 4 giờ cho đến khi một cậu bé bắt đầu nhắm vào một thành viên đoàn. Một người phụ nữ Sentinel đứng cạnh cậu bé này.
Nhìn thấy người phụ nữ, bà Madhumala gọi: "Kayeerie Esera, Naryali Jaba Jaba". Câu này có nghĩa là: "Mẹ ơi hãy đến đây. Lấy thêm nhiều dừa nữa đi."
Tiến sĩ đã gặp những người phụ nữ Onge và Car Nicobar trước đó và bà có suy nghĩ rằng những người phụ nữ là người kiểm soát bạo lực trong các bộ tộc. Khi nhà nhân chủng học lần đầu nói chuyện với người phụ nữ Sentinel bằng ngôn ngữ của họ, bà đã ngăn được mũi tên tấn công.
"Họ chỉ giống như chúng ta thôi. Tất cả đều phụ thuộc vào cách tiếp cận" - bà nói. Tiến sĩ Madhumala cho biết trong quá trình nghiên cứu của mình, không có người đàn ông bộ tộc nào từng đối xử không tốt với bà. Bà không chỉ được chào đón ấm áp mà những người phụ nữ Jarawa còn tặng bà những món đồ như dây buộc tóc, bùa đeo tay làm từ vỏ cây và lá. Bà cũng tham gia vào lần thám hiểm liên lạc thứ hai, diễn ra ngày 21/2/1991.
Theo Tiến sĩ Madhumala, có nhiều quan điểm khác nhau về dân số của các bộ tộc này sau trận sóng thần năm 2004. Bà nói số người không giảm đi trong thảm họa vì họ biết cách sống sót trong những thiên tai như vậy. Theo bà, các tộc nhân là người theo thuyết vật linh, họ sùng bái thiên nhiên, cầu nguyện với trời, mặt trời, biển. "Như những người Onge tôi từng gặp, họ hát cả đêm khi trăng tròn. Khi thủy triều lên hoặc trời mưa, họ nói đừng ra ngoài. Họ biết cách vượt qua tất cả những thứ đó để sống sót". Đối với họ thiên nhiên chính là tôn giáo.
"Là một nhà nhân chủng học, tôi tin rằng nên để họ một mình"
Tiến sĩ Madhumala kể, có lần bà đến thăm bộ tộc Onge để lấy mẫu máu và gen của họ để nghiên cứu. Khi nhìn thấy những thành viên khác đi cùng bà, người Onge trốn sau cây và đi sâu vào rừng.
"Bạn không thể ép họ. Đầu tiên bạn phải xây dựng mối quan hệ với họ. Là một nhà nhân chủng học, tôi có thể nói khi nào họ không đồng ý bằng cử chỉ, khi nào họ muốn nói là đừng đến, khi đó chúng ta nên làm theo như vậy." - bà nói.
Chính phủ Ấn Độ đã quyết định từ bỏ thám hiểm sâu hơn đối với đảo Sentinel, tin rằng tiếp xúc quá thường xuyên có thể làm hại đến cộng đồng nguyên thuỷ nhỏ này.
Nói về John Allen Chau, bà cho rằng du khách người Mỹ nên tiếp cận dân đảo từ từ và lắng nghe họ nếu họ không đồng ý. "Họ hành động khó đoán như những đứa trẻ." Bà cho rằng sẽ không thể đưa thi hài du khách Mỹ trở về vì người Sentinel sẽ không cho phép.
"Họ rất thông minh. Chúng ta nghĩ mình đang nghiên cứu họ nhưng thực tế họ đang nghiên cứu chúng ta."
Phương Anh
Theo VTC News
Sự thật về em bé mang lời nguyền chết chóc và nỗi khiếp sợ suốt 23 năm Tại Nga năm 1996, một sinh vật kỳ lạ được tìm thấy khiến nhiều người sợ hãi và cho rằng nó mang trên mình lời nguyền chết chóc ghê rợn. Mùa hè năm 1996, tại một ngôi làng nhỏ tên là Kaolinovy gần thành phố Kyshtym, cách Moskva hơn 1.700 km về phía đông nước Nga, người dân sinh sống tại đây đã...