Tranh cãi chuyện truyền thông Trung Quốc kêu gọi đảng viên sinh thêm con
Bài xã luận đăng tải trên trang tin Trung Quốc kêu gọi đảng viên nước này sinh thêm con đã biến mất, sau khi lan truyền nhanh chóng trên mạng, theo SCMP.
Trung Quốc đối mặt với tỷ lệ sinh sụt giảm mạnh trong những năm qua (Ảnh minh họa: AP).
SCMP đưa tin, hồi tháng trước, China Reports Network, trang tin liên kết với tổ chức nhà nước Tập đoàn Xuất bản Quốc tế Trung Quốc, đã đăng tải một bài xã luận, trong đó kêu gọi đảng viên đảng Cộng sản nước này có “nghĩa vụ cá nhân” giúp giải quyết tỷ lệ sinh đang sụt giảm của đất nước bằng cách sinh 3 con.
Bài viết đã gây chú ý trên mạng internet vào ngày 8/12 và được chia sẻ rộng rãi. Sau đó, bài viết đã biến mất dù các hình ảnh chụp lại màn hình vẫn lan truyền trên mạng xã hội. Tính tới ngày 9/12, dòng hashtag liên quan tới bài viết thu hút 5,7 triệu lượt xem trên nền tảng Weibo.
“Không đảng viên nào nên lấy bất cứ lý do gì, dù là khách quan hay cá nhân để không kết hôn và không có con, bài viết có đoạn.
“Các đảng viên không nên ngồi yên khi gia đình và bạn bè chưa kết hôn hoặc chưa sinh đẻ và không bao giờ nên thờ ơ về việc họ chỉ có một hoặc hai con”, bài báo viết.
Video đang HOT
Bài viết đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc khi một số người không hài lòng với giọng điệu của bài viết, viện dẫn Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ quy định các cá nhân có quyền tự do không sinh con.
Nỗ lực gỡ “quả bom” nhân khẩu học
Bài xã luận được đăng tải trong bối cảnh giới chức Trung Quốc gần đây bày tỏ lo ngại về viễn cảnh nước này có thể xảy ra khủng hoảng về dân số, khi tỷ lệ sinh ngày càng có xu hướng giảm và dân số già hóa nhanh chóng.
Số trẻ em ra đời ở Trung Quốc đã giảm 4 năm liên tiếp từ năm 2016 và xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2020, với 12 triệu trẻ. Tại một số tỉnh, số trẻ em được sinh ra dự báo sẽ giảm gần 20% trong năm nay.
Để đối phó với “quả bom” nhân khẩu học, Trung Quốc hồi tháng 5 đã cho phép các cặp đôi được sinh con thứ 3 nhằm thúc đẩy cải thiện tỷ lệ sinh. Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cặp đôi bằng cách tăng thời gian nghỉ phép và cung cấp các khoản hỗ trợ.
Ngoài ra, giới quan sát nhận định, một trong những mục tiêu của Trung Quốc khi ban hành chính sách cấm dạy thêm với học sinh là để giảm chi phí giáo dục đắt đỏ cha mẹ phải chi khi nuôi con cái. Đây được cho là một trong những rào cản lớn khiến nhiều cặp đôi chưa muốn sinh, hoặc sinh ít con.
Ngoài tỷ lệ sinh thấp, các chuyên gia nhân khẩu học cũng lo ngại tình trạng già hóa dân số. Theo thống kê năm 2020, Trung Quốc có 264 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 18,7% dân số nước này. Tháng trước, Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người cao tuổi, bao gồm tăng cường các cơ sở chăm sóc sức khỏe…
Tuy nhiên, nhiều người trẻ Trung Quốc vẫn chưa tỏ ra mặn mà với chính sách 3 con. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, thiếu nhà trẻ chất lượng hợp túi tiền cùng với áp lực công việc đang khiến nhiều cặp vợ chồng ngại sinh con.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá hiệu quả của chính sách 3 con, sau hàng thập niên Trung Quốc áp dụng chính sách một con (tới năm 2015 mới chính thức gỡ bỏ).
Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc thấp kỷ lục trong 40 năm
Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh ở mức thấp kỷ lục trong hơn 4 thập niên, trong bối cảnh quốc gia Đông Á đang đối mặt với vấn đề dân số bị già hóa.
Chuyên gia cảnh báo rằng, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số (Ảnh: Reuters).
RT đưa tin, theo báo cáo mang tên "Yearbook 2021" do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hồi cuối tuần, nước này vào năm 2020 đã ghi nhận tỷ lệ sinh ở mức 8.52 trẻ trên trung bình 1.000 người. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 1978 tới nay.
Con số được đánh giá là đang ở mức "nguy hiểm", vì nó thu hẹp rõ rệt khoảng cách với tỷ lệ tử vong vào năm 2020, ở mức 7,07 trên 1.000 dân. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc năm ngoái ở mức thấp kỷ lục, chỉ 1,45 vào năm 2020, so với con số 3,32 ghi nhận năm 2019.
Kể từ năm 2016, tỷ lệ sinh ở Trung Quốc liên tục giảm sau hàng chục năm nước này thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, cũng như chứng kiến sự biến đổi về mặt kinh tế.
Theo một thống kê dân số do Trung Quốc công bố hồi đầu năm nay, nước này có 12 triệu trẻ em ra đời vào năm 2020, con số thấp nhất kể từ năm 1961. Với nhóm dân trên 60 tuổi chiếm 18.8% tổng dân số 1,4 tỷ dân, Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề khá nghiêm trọng: Dân số già hóa, theo RT.
Mặc dù, Trung Quốc đã có động thái "gỡ bom hẹn giờ" nhân khẩu học, thông qua việc cho các cặp đôi được sinh con thứ 3, cũng như các biện pháp khuyến khích sinh đẻ khác, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng các động thái này dường như chưa đủ.
Theo RT, chính Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, nhiều người dân nước này ngày càng có xu hướng kết hôn muộn và sinh ít con vì lý do kinh tế và giáo dục.
Tỷ lệ đăng ký kết hôn năm nay cũng chứng kiến sự tụt giảm, đạt mốc 814,3 trên 10.000 cặp đôi.
"Mười năm tới sẽ là bước ngoặt lớn khiến dân số có thể khiến dân số Trung Quốc bước vào giai đoạn tăng trưởng âm", He Dan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số Trung Quốc, cảnh báo trong một bài báo đầu năm nay.
45 năm nữa, dân số Trung Quốc có thể giảm tới một nửa Nghiên cứu mới cho thấy dân số Trung Quốc có thể giảm nhanh hơn nhiều so với dự báo. Theo đó, dân số quốc gia này có thể giảm một nửa trong vòng 45 năm tới. Ảnh minh họa: AP Theo tờ SCMP, dự báo này được đưa ra dựa trên tỷ lệ sinh chính thức 1,3 trẻ/phụ nữ vào năm 2020, thấp...