Tranh cãi chuyện dạy học online mùa dịch: bất cập hay do ý thức tự giác?

Theo dõi VGT trên

Học sinh làm việc riêng, out khỏi group khi đang giảng bài, không truy cập nhóm vì mạng,… liệu có phải là một trong vô số bất cập trong câu chuyện dạy và học online đang lên ngôi trong mùa dịch?

Từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, sinh viên, học sinh cả nước dù không đến trường nhưng vẫn có thời khóa biểu ‘lên lớp’. Để đảm bảo tiến độ học tập của học sinh, nhiều trường đại học, THPT đã triển khai phương pháp học online tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến thông qua các ứng dụng mạng xã hội, phần mềm riêng hoặc trang web của trường.

Điều này giúp học sinh có thể chủ động học tập tại nhà, không quên kiến thức đồng thời tránh xa dịch bệnh nếu phải nghỉ học khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Cũng từ đây, nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra.

Mới đây, trên một fanpage dành cho sinh viên, câu chuyện học online đã nổ ra nhiều ý kiến trái chiều sau khi một bạn sinh viên bày tỏ ý kiến về bất cập của phương pháp học này như: học trò học mang tính đối phó, hình thức, không thể thuyết trình, vẽ sơ đồ,… chỉ qua một màn hình máy tính.

Vào thời điểm dịch Corona bùng phát, sinh viên cả nước đề lo lắng về sức khỏe lẫn tình hình học tập, câu chuyện của bạn sinh viên ‘giấu tên’ trong confession đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.

Tranh cãi chuyện dạy học online mùa dịch: bất cập hay do ý thức tự giác? - Hình 1

Vừa mới xuất hiện nhưng confession đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người (Nguồn: HVTC Confessions)

Cụ thể, nguyên văn bài đăng như sau:

Thực sự mình rất ức chế khi nhà trường quyết định cho sinh viên học online!

Mình là sinh năm 3 rồi, tất cả chúng ta mới chỉ bước vào học kỳ 2 – giai đoạn 1 tầm 2 tuần thôi, mới học những vấn đề mở đầu hoặc 1-2 chương đầu của bộ môn mới thì được nghỉ Tết Nguyên đán 2020. Thi giai đoạn còn khá xa nên đa số chẳng ai nghĩ đến việc mang sách vở về ôn thi (những người mình quen và trong lớp tín của mình đều vậy) và cũng chẳng ai nghĩ đến việc dịch Corona bùng phát dẫn tới việc nghỉ dịch.

Việc học onl có những điểm lợi (chắc chỉ là đối với những bộ môn k cần dùng đến bảng và slide thuyết trình phức tạp, những bộ môn đọc viết, giảng thông thường) và những điểm bất cập như nếu dùng laptop thì SV có thể mở 1 tab để học và 1 hoặc vài tab khác để làm việc riêng, mình đã thử cùng bạn bè rồi. Đặc biệt những bộ môn cần dùng bảng viết, vẽ tài khoản, vẽ sơ đồ, thuyết trình bằng slide thì sao?

Tính đến bây giờ thì chúng ta được nghỉ 2 tuần, nếu có phát sinh học bù thì cũng không quá ảnh hưởng đến lịch nghỉ hè, nếu như các trường ĐH ở Thái Nguyên nghỉ hẳn đến 1/3 thì nhà trường yêu cầu học onl cũng đành chịu thôi. Học trực tiếp thầy với trò trên giảng đường mà vẫn còn chưa đạt hiệu quả 100% thì học với nhau qua cái màn hình thì liệu kiến thức được bao nhiêu phần trăm? Hơn nữa, bọn mình năm 3 rồi, toàn yêu cầu thuyết trình nhóm, muốn viết bảng, muốn chỉnh slide thì nó cứ bất tiện thế nào ấy. Đây là ý kiến của mình thôi, còn ý kiến của các bạn thế nào ??’

Câu chuyện này đã nhanh chóng tạo ra 2 luồng ý kiến trái chiều: người thì cho rằng đúng là học online là hình thức mang tính tự phát, các nội dung ôn luyện bị ngắt quãng nên không đảm bảo đầy đủ được khung chương trình, kiến thức cho học sinh, dẫn đến việc học sinh học đối phó.

Còn đa số các bạn sinh viên khác lại cho rằng đây là việc làm cần thiết trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm, hơn thế học sinh cần nâng cao tinh thần tự giác, tìm cách tự học trong mọi hoàn cảnh khó khăn là việc nên khuyến khích.

‘Nếu bạn đã có ý thức học đến mức chăm chỉ làm thuyết trình nhóm hay theo dõi bài tập trên lớp thì chắc cũng không đến mức vừa học vừa mở tab khác ra xem đâu nhỉ?’ – T. P phản đối bài đăng.

‘Sinh viên đại học rồi, tìm cách tự học đi. Ngồi đợi giáo viên với bảng biểu thì sau đi làm sẽ vất vả nhiều đấy. Với lại học online là 1 giải pháp tránh dịch. Sẽ như thế nào nếu đến trường và lây lan cả trường?’- B.Nga phát biểu.
‘Mình cũng là 1 đứa lười học và không hề thích học online, chắc mình không hợp với phương thức này vì chưa thấy nó thực sự hiệu quả với bản thân mình. Nếu muốn sinh viên tự học thì đâu cần học online mang tính hình thức như vậy. Ai học thì cứ học thôi! – K.H comment.

Tranh cãi chuyện dạy học online mùa dịch: bất cập hay do ý thức tự giác? - Hình 2

Tranh cãi chuyện dạy học online mùa dịch: bất cập hay do ý thức tự giác? - Hình 3

Bất cập hay tất cả do ý thức tự học?

Trao đổi thêm với Tiin.vn về câu chuyện bất cập dạy và học online mùa dịch, thầy Nguyễn Quang Sáng- giảng viên bộ môn Khoa học quản lý, Học viện Tài chính cho biết: ‘Học viện Tài chính trước đây chỉ dạy tập trung nhưng đợt dịch nên chuyển sang dạy online để khắc phục và tổ chức tập huấn cho giảng viên cụ thể. Cách dạy cũng tùy từng giáo viên tuy nhiên để đo % độ hiệu quả hay không còn xem xét sau thời gian thử nghiệm.

Còn việc sinh viên mất tập trung, làm việc riêng, học đối phó,… thì thầy nghĩ ai cũng vậy, giờ tự học mới quan trọng, thầy cô gợi mở còn không muốn học thì có học phương thức nào cũng thế thôi’ - thầy Sáng cho biết.

Tranh cãi chuyện dạy học online mùa dịch: bất cập hay do ý thức tự giác? - Hình 4

Thầy Nguyễn Quang Sáng

Dù phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế, nhưng trong thời điểm dịch bệnh bùng phát khó lường, các bạn sinh viên, học sinh cũng cần tự nhìn nhận lại bản thân mình, đồng thời không quên trang bị cho bản thân kiến thức phòng, chống dịch đúng đắn, bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

H.Yen

Theo baodatviet

Dạy học online và những hiểu lầm tai hại

E-Learning (giáo dục trực tuyến, hay dạy học online) có những giá trị, vẻ đẹp rất riêng, nhưng cũng đang có những hiểu lầm tai hại, nhất là trong thời điểm dịch virus corona mà hình thức giảng dạy, học tập này được nói đến rất nhiều.

Dạy học online và những hiểu lầm tai hại - Hình 1

Một giáo viên đang dạy online cho học sinh - Đăng Nguyên

Để có thể áp dụng E-Learning (dạy và học online) một cách hiệu quả, cần hiểu rõ về hình thức giảng dạy, học tập này.

Kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử của hàng trăm triệu học sinh Trung Quốc

E-Learning là gì?

Thực ra việc hiểu E-Learning là gì, những ứng dụng của nó trong giảng dạy ở Việt Nam còn chưa được hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc. Trong quan sát của tôi, có thể tạm phân việc ứng dụng E-Learning của các trường hiện nay thành 5 bậc.

Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống. Ở bậc 2, E-Learning chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Ở, bậc 3, E-Learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo.

Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục, và trở thành một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lý như lớp học đảo ngược (flipped classroom). Đây là bậc cao. Ở mức độ này, có sự hiểu biết và đầu tư mạnh của lãnh đạo nhà trường, nhưng E-Learning vẫn chỉ là công cụ dạy và học chứ chưa thay đổi cấu trúc và mô hình vận hành của nhà trường.

Dạy học online và những hiểu lầm tai hại - Hình 2

Các bậc của E-Learning - Vũ Thế Dũng

Tuy nhiên, ở bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn (digitalization) mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lý, chất lượng. Ở bậc này nó thực sự thay đổi cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.

Hầu hết các trường ở Việt Nam, theo quan sát chủ quan của tôi, đang ở bậc 1, 2. Số ít ở bậc 3. Bậc 4 diễn ra ở một số môn học, ở một số trường lớn nhưng chưa mang tính hệ thống.

Dù đã xuất hiện khá lâu (khoảng 13-15 năm) ở Việt Nam nhưng ứng dụng của E-Learning vẫn khá thấp. Lý do cơ bản theo tôi là do số đông lãnh đạo và giảng viên đều là các thầy giáo "truyền thống", chưa trang bị kỹ năng số và cũng ngại vượt ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Cái cần bây giờ là giúp họ có được trải nghiệm sâu sắc với E-Learning, đào tạo kỹ năng số cho họ và động viên họ dám dấn thân thôi!

Trên thực tế, các doanh nghiệp đã có bước tiến khá xa trong ứng dụng E-Learning vì tính hiệu quả, chất lượng của nó. Thử tưởng tượng các doanh nghiệp có văn phòng, nhà máy, chi nhánh ở 10 tỉnh thành, và cần đào tạo cho 200 nhân viên thì học online trở thành 1 phương án hiệu quả như thế nào.

Vẻ đẹp của E-Learning

E-learning có quá nhiều lợi ích cho giáo viên, học sinh và nhà trường. Đầu tiên, đây là một phương thức tổ chức kiến thức hiệu quả và dân chủ. Cái hay nhất của E-Learning chính là một nền tảng tổ chức, chia sẻ và lưu trữ thông tin, kiến thức một cách rất hệ thống và dân chủ. Thử tưởng tượng, lúc 6 giờ sáng, tôi đọc được một bài báo hay có liên quan đến môn học, thì 5 phút sau, nếu đưa lên E-Learning, tất cả học viên tham gia khóa học đều có thể xem được bài báo đó và cùng thảo luận. Cũng như vậy, khi có được một tài liệu tốt, các học viên cũng có thể ngay lập tức chia sẻ. Đây chính là không gian học tập dân chủ và lành mạnh nhất.

Tiếp theo, nó cho phép chúng ta dạy và học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Học viên ở mọi nơi, trong nước và quốc tế. Học viên có thể học bài vào bất cứ lúc nào thuận tiện với họ, học bao nhiêu lần cũng được, theo tốc độ và trí thông minh của mình. Lớp học truyền thống bắt buộc mọi người cùng học ở một thời điểm và vị trí, với cùng một tốc độ như nhau nên kém hiệu quả ở góc độ này.

Điều tiếp theo là việc chuẩn hóa chất lượng. Sau khi các nội dung giảng dạy được xây dựng và đưa lên hệ thống, thì nó minh bạch và trở nên chuẩn hóa. Giảng viên từ đó có thể liên tục cải tiến chất lượng, nhà trường cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý và đảm bảo chất lượng.

E-Learning cũng giải phóng giảng viên rất tốt. Thử tưởng tượng bạn dạy cùng một môn học cho 3 lớp/học kỳ, 2 học kỳ/năm, trong 5 năm liên tục, bạn sẽ dễ dàng trở thành "thợ dạy". Với E-Learning thì khác. Sau khi đầu tư nghiêm túc cho các bài giảng và tài nguyên số, thì bạn được giải phóng để liên tục cải tiến và sáng tạo những nội dung mới cho môn học của mình. Sau khi học viên đã học những nội dung cơ bản, thì thời gian trên lớp có thể hoàn toàn dùng để thực hành, ứng dụng, và nâng cao. Mặt khác, khi học viên có những câu hỏi, giảng viên có thể tổng hợp và tạo ra một câu trả lời chuẩn trên hệ thống, cứ như thế nội dung môn học liên tục được cập nhật và cải tiến.

E-Learning cũng tiết kiệm chi phí rất rõ. Chi phí (tài chính, thời gian, khả năng tiếp cận, nguồn lực khác) dành cho việc học thấp đi đáng kể đối với học viên. Đối với nhà trường, chi phí quản lý và tổ chức lớp học cũng giảm đáng kể. Học viên ở các vùng sâu, vùng xa đều có thể tham gia các khóa học trên E-Learning.

Các hiểu lầm về E-Learning

Nhưng việc dạy và học E-Learning đang gặp phải những hiểu lầm tai hại. Đầu tiên, nhiều người quan niệm cách giảng dạy này có chất lượng thấp. Ở bậc 1, 2, 3 thì chất lượng thấp là đúng, nhưng do người dùng, do giáo viên, chứ không do E-Learning. Ngược lại, E-Learning chất lượng rất cao. Rất nhiều trường quốc tế và doanh nghiệp quốc tế đã xây dựng hệ thống riêng của mình. Về chuyện này nhiều doanh nghiệp đang đi trước các trường khá xa.

Dạy học online và những hiểu lầm tai hại - Hình 3

Tiến sĩ Vũ Thế Dũng trong một buổi dạy E-Learning - NVCC

Nhiều người cũng nói rất nhiều về chuyện kém tương tác giữa giáo viên và học viên. Điều này không hoàn toàn đúng. Thực ra về mức độ thì hình thức này tương tác cao hơn vì học viên, giáo viên có thể trao đổi, trả lời, chia sẻ 24/7/365. Các hệ thống Live streaming (giảng dạy thời gian thực) hiện nay cho chất lượng một buổi lên lớp thời gian thực rất tốt, không kém gì các lớp học truyền thống, mà ưu điểm hơn là học viên và giảng viên không phải di chuyển và có thể xem lại buổi học bất cứ lúc nào.

Chi phí công nghệ, thiết bị có đắt như nhiều người lầm tưởng không? Không! Chi phí ngày càng rẻ cho cả phía giảng viên và học sinh.

Giảng viên cũng sẽ bị mất bản quyền khi dạy và học online? Điều này là khá buồn cười. Rất nhiều giảng viên chưa có được một nội dung số nào nhưng rất sợ bị mất bản quyền. Trong khi các nội dung của các giảng viên này cũng hầu hết tham khảo từ các nguồn khác. Thực ra nội dung hiện nay quá nhiều và miễn phí khắp nơi, nên vấn đề này thực chất không phải là một vấn đề. Mặt khác, các hệ thống E-Learning đều có các lớp bảo mật nên cũng không quá đáng lo ngại. Tôi còn nghĩ rằng nếu bài giảng của tôi có người chịu lấy, chia sẻ và có người chịu xem thì còn đáng ăn mừng!

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Tùng Dương bị khán giả nói: "Nhìn thấy chú là con muốn tắt tivi"
08:01:03 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Putin nêu điều kiện cho lệnh ngừng b.ắn ở Ukraine

Thế giới

13:30:56 05/07/2024
Kiev đã từ chối đàm phán với Moskva kể từ mùa thu năm 2022, sau khi bốn vùng lãnh thổ nước này sáp nhập Nga. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, ông Zelensky cho biết hai bên có thể đàm phán thông qua trung gian.

Những bộ phim hoạt hình stop-motion hay nhất thập kỉ qua (P2)

Phim âu mỹ

13:29:37 05/07/2024
Shaun the sheep movie: Người bạn ngoài hành tinh(tựa tiếng Anh: A Shaun the Sheep Movie: Farmageddon) là một bộ phim điện ảnhstop-motionthuộc thể loại phiêu lưu hài hước, khoa học viễn tưởng công chiếu năm 2019.

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục

Hậu trường phim

13:00:39 05/07/2024
Sina đưa tin Lưu Diệc Phi luôn được đ.ánh giá là ngôi sao diễn xuất hết mình. Cô không ngại các cảnh hành động, cảnh nhạy cảm hay những phân đoạn n.óng b.ỏng tình tứ.

Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng

Sao việt

12:57:28 05/07/2024
Giữa lùm xùm, nữ diễn viên sinh năm 1987 đã phải ngay lập tức có hành động giới hạn bình luận ở các bài viết trên trang cá nhân.

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào phát hiện chồng giao con cho hai "gái ngành" chăm

Phim việt

12:49:21 05/07/2024
Bận đi làm lên Đào giao con cho chồng chăm sóc. Tuy nhiên, lúc về cô lại phát hiện con đang ở bên nhà Huyền - Trinh.

Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi

Sao châu á

12:45:21 05/07/2024
Chiều 4/7, tờ Gukjenews đưa tin nam diễn viên nổi tiếng Song Il Gook (Truyền Thuyết Jumong) vừa bất ngờ dính phải tin đồn bí mật ly dị bà xã thẩm phán Jung Seung Yeon từ hơn 2 năm trước.

"Chị đẹp" có Mỹ Linh, "Anh tài" có Tiến Luật!

Tv show

12:41:46 05/07/2024
Nhìn những hình ảnh của Tiến Luật từ MV đến khi hát live, netizen thích thú ví von, Chị đẹp của diva Mỹ Linh thì Anh tài có Tiến Luật.

Kiểu tóc ngắn trẻ trung và đẹp nhất cho chị em U40

Làm đẹp

12:21:37 05/07/2024
Tóc ngắn layer ghi điểm ở nét ngọt ngào và tươi trẻ. Dù vậy, kiểu tóc này vẫn phù hợp với phụ nữ trên 40 t.uổi. Tóc ngắn layer sẽ mang đến nét nữ tính và dịu dàng.

Đi ngang nhà chồng cũ, anh bất ngờ chạy vội chặn đường rồi dúi vào tay tôi món đồ khiến tôi sững sờ kinh ngạc

Góc tâm tình

12:08:31 05/07/2024
Tôi thật sự rối bời vì hành động của chồng cũ, càng không thể hỏi thẳng anh. Giờ tôi phải làm sao đây? Tôi và chồng từng có một năm hạnh phúc, sau đó quyết định ly hôn.

Baza VietNam 'gây sốt' với bộ sưu tập 'Nữ hoàng hạnh phúc'

Thời trang

11:47:09 05/07/2024
Bộ sưu tập Nữ hoàng hạnh phúc của thương hiệu thời trang Việt - Baza VietNam mang những sắc màu ngọt ngào, tựa như những bông hoa nở rộ, thể hiện sự vẻ đẹp cùng sự tự tin của phụ nữ.

Cách làm vịt nấu chao kiểu miền Tây để ăn với cơm cực ngon, làm lẩu cũng rất hợp

Ẩm thực

11:40:05 05/07/2024
Món vịt nấu chao thường được ăn kèm với rau muống, rau sống và bún tươi hoặc cơm trắng, giúp tạo nên một bữa ăn hoàn chỉnh và đầy đủ dinh dưỡng.