Tranh cãi bỏ thi năng khiếu trong tuyển sinh kiến trúc
Theo nhà trường, việc bỏ thi năng khiếu để tạo điều kiện học tập cho nhiều thí sinh đam mê kiến trúc nhưng chưa có cơ hội học vẽ ở bậc phổ thông.
Trường Đại học (ĐH) Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2020 cho hệ ĐH chính quy. Điểm mới đáng chú ý là việc dự kiến bỏ kỳ thi năng khiếu ( vẽ mỹ thuật) trong tuyển sinh đầu vào của ngành kiến trúc gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn.
Bỏ thi năng khiếu, chỉ xét tuyển môn văn hóa
Theo phương án tuyển sinh dự kiến, năm 2020 Trường ĐH Bách khoa tuyển 75 chỉ tiêu cho ngành kiến trúc. Trường sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hai tổ hợp A01 (toán, lý, Anh), C01 (toán, văn, lý).
Đây là năm đầu tiên trường bỏ thi năng khiếu đầu vào cho ngành này. Trường cũng không lấy kết quả thi môn vẽ của trường khác để xét tuyển.
Bên cạnh đó, cũng như các ngành khác, trường còn dành chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác cho ngành kiến trúc như xét điểm thi đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng.
Lý giải về điểm mới khi bỏ thi năng khiếu, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo của trường, cho rằng ngay từ khi xây dựng ngành kiến trúc ở trường, phần thi năng khiếu đã được xác định là năng khiếu vẽ đầu tượng. Khi cải tiến tuyển sinh dần dần, phần thi vẽ được giảm tỉ lệ (trong bài thi năng khiếu vẽ) và chuyển dần sang đánh giá năng lực về góc nhìn kiến trúc (phần thi bố cục tạo hình).
Phía nhà trường cũng cho rằng việc bỏ kỳ thi năng khiếu này nhằm tạo thêm cơ hội cho các thí sinh đam mê kiến trúc nhưng chưa có cơ hội học vẽ ở bậc phổ thông. Khi trúng tuyển, thí sinh sẽ được kiểm tra đánh giá năng lực kiến trúc để bố trí học tập cho phù hợp.
Được biết ngành kiến trúc thuộc khoa Kỹ thuật xây dựng và đào tạo một chuyên ngành về kiến trúc dân dụng và công nghiệp. Thời gian đào tạo 4,5 năm (chín học kỳ) với tổng 171 tín chỉ. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng kiến trúc sư (KTS).
Video đang HOT
Sinh viên Trường ĐH Văn Lang trong một giờ học vẽ mỹ thuật. Ảnh: LÊ MY
Công nghệ phát triển, bỏ thi vẽ là phù hợp?
Ngay sau khi công bố phương án dự kiến, những thông tin này lập tức thu hút nhiều ý kiến trái chiều trong giới chuyên môn.
Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng kiến trúc là ngành có sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và nghệ thuật. Có tố chất kỹ thuật và nghệ thuật mới có thể trở thành một KTS giỏi. Tuyển sinh đầu vào cũng vậy, nó thể hiện qua môn toán, vật lý và môn vẽ. Nếu bỏ năng khiếu vẽ thì có thể tuyển sinh dễ, ai thích cũng vào được nhưng làm sao đào tạo ra những KTS thực sự, việc đào tạo làng nhàng kiểu sao cũng được thì đâu cần phân ngành kiến trúc.
Về vấn đề này, PGS-TS-KTS Lê Văn Thương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho rằng năng khiếu hội họa là yếu tố quan trọng để chọn được người có khả năng sáng tạo, thể hiện được ý tưởng chuyển họa. Tuy nhiên, ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển, có nhiều cách để đánh giá năng khiếu này, ngoài vẽ tay thì có thể đánh giá khả năng vẽ máy qua công nghệ, tùy cách của mỗi trường đặt ra.
“Đã là kiến trúc thì phải có khả năng hội họa, không vẽ tay cũng phải vẽ máy. Đây là cơ sở để đánh giá người có khả năng, có đầu óc sáng tạo và là năng lực thể hiện ý tưởng của họ. Nó giúp người thực hiện ý tưởng dễ dàng, thuận lợi hơn, còn không sẽ gặp rất nhiều khó khăn” – PGS-TS-KTS Lê Văn Thương nói.
Đồng tình với thay đổi này, KTS Khương Văn Mười (Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam) cho rằng theo đề tài nghiên cứu về đào tạo KTS ở các nước Đông Nam Á của một KTS người Nhật Bản, hiện nay chỉ có ở Việt Nam mới có thi năng khiếu vào ngành kiến trúc.
Theo KTS Mười, ngày xưa phải vẽ bằng tay nên đòi hỏi năng khiếu vẽ nhiều hơn. Nhưng ngày nay, công nghệ hỗ trợ rất nhiều, có nhiều phần mềm thể hiện thay thế được, chỉ cần bấm chuột là có tất cả.
“Kiến trúc mới bây giờ đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật và mỹ thuật nhiều. Nên với một KTS, ngoài năng khiếu cần phải có công nghệ thông tin và tư duy sáng tạo. Tất nhiên, KTS có năng khiếu thì vẫn thuận lợi hơn, nhìn nhận vấn đề trên hình vẽ nhanh hơn nhưng không phải yếu tố quyết định. Do đó, việc bỏ thi năng khiếu cũng là một đổi mới cho phù hợp” – KTS Mười nói.
Ngoài ra, theo KTS Mười, việc xét tuyển bổ sung môn văn cũng là cần thiết. Bởi một KTS giỏi vẽ mà không biết nói, không biết truyền tải ý tưởng đó thì cũng không được.
KTS Khương Văn Mười cũng cho rằng việc đổi mới này cũng là tạo cơ hội, môi trường và điều kiện học tập cho tất cả các em. Bởi có những em muốn học nhưng có thể do năng lực, hoàn cảnh… khiến các em chưa phát triển được.
“Nếu các em muốn thì các em cứ được học, trường có thể đào tạo theo khả năng của mỗi người. Các em học giỏi, phát huy được khả năng thì trở thành KTS, còn nếu học không tốt thì có thể trở thành KTS thiết kế thôi. Một nhà thiết kế giỏi chưa chắc đã thua KTS” – KTS Mười chia sẻ.
Trên cả nước hiện nay có hơn 10 trường ĐH đào tạo ngành kiến trúc. Trong tổ hợp xét tuyển đầu vào luôn có môn năng khiếu vẽ.
Năm 2020, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đào tạo 15 ngành, trong đó có 11 ngành tuyển sinh đều yêu cầu thi môn năng khiếu. Nếu xét tuyển thẳng, đối với các ngành năng khiếu, chỉ xét tuyển thí sinh có điểm môn năng khiếu do trường tổ chức thi năm 2020, có kết quả thi từ 5 điểm trở lên. Nếu xét học bạ, điểm thi vẽ sẽ nhân 1,5 khi tính điểm.
Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng tuyển 100 chỉ tiêu chung cho nhóm ngành kiến trúc. Trường tuyển ngành này theo hai phương thức với ba tổ hợp, trong đó trường sẽ ưu tiên điểm thi môn vẽ nghệ thuật (vẽ, toán, vật lý), (vẽ, toán, tiếng Anh), (vẽ, toán, ngữ văn). Với xét học bạ, trường yêu cầu các môn trong tổ hợp (như trên) phải trên 18 điểm và không có môn nào dưới 5 điểm.
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội năm 2020 tuyển 600 chỉ tiêu cho nhóm ngành kiến trúc. Đặc biệt, nhóm ngành này tuyển sinh theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi tuyển năng khiếu.
Địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT: Làm sao để đảm bảo công bằng?
Năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức.
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã chốt phương án tuyển sinh và vẫn dành trên 70% chỉ tiêu xét tuyển từ phương thức thi này. Tuy nhiên, điều khiến dư luận băn khoăn là lần đầu việc tổ chức coi thi do địa phương quyết định. Vậy làm sao để kỳ thi đảm bảo tin cậy, công bằng?
Việc tổ chức thanh tra kỳ thi sẽ được thực hiện theo 2 cấp: Trung ương và địa phương.
Phân cấp trách nhiệm cho địa phương
Năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức. Theo đó, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong từng mắt xích của quy trình tổ chức thi (quản lý đề, in sao đề, coi thi, chấm thi, công bố kết quả...); việc tổ chức coi thi do địa phương quyết định, có đảo giáo viên coi thi giữa các trường trong tỉnh. Hội đồng thi của tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, in sao đề thi. Trong những ngày thi thực hiện quản lý đề thi, bài thi tại điểm thi. Sau khi kỳ thi kết thúc, Hội đồng thi quản lý bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả thi.
Kết quả của kỳ thi cũng được nhiều trường đại học (ĐH) làm căn cứ xét tuyển vào ĐH nên dư luận lo ngại: Liệu có chuyện nới lỏng coi thi hay không? Làm sao để kỳ thi đạt được sự tin cậy và có độ phân hóa cao để các trường sử dụng xét tuyển?
TS. Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng: "Bài học kinh nghiệm lớn từ vụ tiêu cực thi cử năm 2018 là sự buông lỏng trách nhiệm địa phương, vì thế, năm nay quy rõ trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương. Nếu thực hiện đúng tinh thần phân cấp như Thủ tướng nói, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm trong kỳ thi năm nay thì sẽ không đáng lo ngại. Dù anh có tham gia hay không nhưng để xảy ra sai phạm thì người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm".
Nhiều lãnh đạo các trường ĐH cho rằng, với công tác coi và chấm thi dù năm trước đã làm tốt, năm nay càng cần giám sát chặt chẽ hơn nữa.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn kỳ thi tại địa phương, sớm xây dựng kế hoạch cụ thể, quy định rõ trách nhiệm từng khâu của quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng. "Đây là việc đụng chạm đến nhà nhà, ai cũng lo lắng. Vì vậy phải rất lưu ý, đặc biệt cấp tỉnh phải có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề thi cử của năm nay" - Thủ tướng nhấn mạnh.
"Trước hết, việc giao quyền tổ chức kỳ thi về cho địa phương phải gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương cũng như trách nhiệm của người phụ trách các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi. Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GD-ĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi. Cuối cùng, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có...".
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ-
Tăng cường vai trò giám sát xã hội
Để bảo đảm kỳ thi nghiêm túc, chất lượng, chặt chẽ, Bộ GD-ĐT cho biết, việc tổ chức thanh tra kỳ thi sẽ được thực hiện theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương. Trong đó, ở địa phương có Thanh tra Nhà nước của tỉnh và Thanh tra của Sở GD-ĐT; ở Trung ương là Thanh tra của Bộ GD-ĐT.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết thêm, sẽ tiếp tục sử dụng biện pháp kỹ thuật, đặc biệt các thiết bị giám sát cho các khâu quan trọng như bảo quản đề thi, bài thi, chấm thi. Sau khi có kết quả thi, Bộ sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, công khai dữ liệu so sánh giữa phổ điểm học bạ và phổ điểm thi tốt nghiệp của các địa phương để dư luận giám sát.
Ở góc nhìn khác, một chuyên gia giáo dục cho rằng, với tình hình như năm nay nếu các trường muốn có sinh viên chất lượng thì nên tập trung hậu kiểm. Ở Singapore người ta không dám gian dối để vào ĐH vì nếu anh không đủ năng lực học thì dù có vào được trường cũng sẽ bị loại ra, còn giáo dục ĐH của mình thì đang bị thả nổi theo kiểu "vào được, ra được". Chính vì vậy, TS. Lê Thống Nhất, người sáng lập hệ thống Big School cũng cho rằng, muốn giải quyết sâu xa vấn đề tuyển sinh ĐH phải giải quyết từ khâu quản lý chất lượng của giáo dục ĐH. Trường nào đề cao chất lượng thì họ sẽ siết chặt, nghĩa là thí sinh có thể vào "nhầm" nhưng bằng việc quản lý thi học phần, tín chỉ nghiêm túc họ sẽ loại sinh viên kém ra. Hiện nay, một số trường làm được điều này, như ĐH Bách khoa Hà Nội mỗi năm "loại" 600-700 sinh viên kém.
"Các trường ĐH vẫn tham gia vào kỳ thi nhưng không cần thiết phải cử hàng chục ngàn giảng viên đổ về các địa phương gây tốn kém như những năm trước. Quan trọng nhất là phải đẩy mạnh giám sát xã hội, chứ nếu chỉ giám sát trong nội bộ thì rất dễ có chuyện bưng bít, móc ngoặc với nhau..." - TS. Lê Viết Khuyến cảnh báo./.
Trường 'nóng' tuyển sinh lớp 6 ở Hà Nội: Kiểm tra kết hợp xét học bạ Một số trường "nóng" tuyển sinh lớp 6 tại Hà Nội đã lên phương án tuyển sinh năm học 2020-2021, trong đó có nhiều điều chỉnh phù hợp tình hình dịch bệnh. Phụ huynh xem điểm học sinh trúng tuyển lớp 6 tại Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh năm 2019 Từ năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép các trường THCS...