Tranh cãi bỏ nội dung lịch sử cổ đại ra khỏi chương trình học ở Thụy Điển
Các trường công tại Thụy Điển có thể sẽ bỏ nội dung lịch sử cổ đại và lịch sử trung cổ trong chương trình học. Thay vào đó, học sinh nước này có cơ hội tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại và “những giá trị dân chủ”.
Trẻ em Thụy Điển trong tương lai có lẽ không biết đây là thứ gì. Ảnh: Global Look
Kênh RT dẫn thông tin từ báo địa phương cho biết đề xuất gây tranh cãi này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ từ người dân Thụy Điển.
Cụ thể, phần lịch sử về “những nền văn minh cổ xưa trải dài từ thời tiền sử đến khoảng những năm 1700″ sẽ bị lược bỏ khỏi chương trình học được đề xuất cho các trường tiểu học trên toàn quốc để tập trung vào lịch sử hiện đại và khoa học xã hội. Bà Anna Westerholm – người đứng đầu ban học thuật của Cơ quan Giáo dục Quốc gia Thụy Điển – cung cấp thông tin cho báo Svenska Dagbladet ngày 26/9.
Video đang HOT
Theo báo Svenska Dagbladet, nội dung học về các thời đại hình thành như Đế chế La Mã và Viking giờ đây không còn trong chương trình học để khuyến khích các chủ đề như nhập cư, môi trường, khí hậu, giá trị dân chủ, vai trò-bình đẳng giới. Trọng tâm chương trình học cũng tập trung vào “quan điểm chủ nghĩa hậu hiện đại” của xã hội, thay vì truyền thống triết học cổ điển. Các lớp lịch sử sẽ chú trọng hơn vào chủ nghĩa thực dân phương Tây, chủ nghĩa dân tộc và buôn bán nô lệ.
Bà Anna Westerholm lấy lý do vì chương trình học quá tải đối với bộ môn lịch sử ở các trường nên giáo viên thường xuyên bị buộc phải lược bỏ một số nội dung. Điều đó có nghĩa là khi học về Chiến tranh Thế giới thứ II, họ không học về thời kỳ hậu chiến.
“Chúng tôi thấy có vấn đề. Cơ quan đã nghiên cứu kỹ lưỡng để làm sao nội dung và giờ học phù hợp với nhau. Chúng tôi biết rằng bộ môn lịch sử có quá nhiều nội dung và phải nhồi nhét rất nhiều. Giờ học không thể đủ. Cuối cùng chúng tôi nhận thấy việc lược bỏ nội dung lịch sử cổ đại và trung cổ gây ra ít ảnh hưởng nhất”, bà Anna chia sẻ.
Đề xuất của Cơ quan giáo dục quốc gia Thụy Điển đã khiến nhiều giáo sư và chuyên gia giáo dục bức xúc. Giáo sư lịch sử Dick Harrison nghĩ ý tưởng này là “kỳ quái và khó hiểu”, trong khi nhà phê bình văn học Maria Schottenius gọi đây là điều “điên rồ” và cảnh báo học sinh sẽ không có mối liên hệ với di sản thế hệ trước để lại.
“Thời đại cổ xưa, mang theo mình nguồn tư liệu lịch sử và khảo cổ độc đáo, thực sự là điểm khởi đầu hình thành khối kiến thức lâu dài. Nếu không có kiến thức về lịch sử, bạn có thể cũng không coi trọng tương lai”, học giả văn học cổ đại Jenny Wallensten làm việc cho Viện Athens nêu ý kiến, cho rằng đề xuất này “hoàn toàn vô lý”.
“Bỏ nội dung thời kỳ cổ đại khỏi chương trình giảng dạy lịch sử? Thật không may, hồi tôi còn giữ chức, cũng có đề xuất như vậy nhưng tôi đã ngăn chặn điều đó xảy ra”, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Jan Bjorklund đăng tải dòng trạng thái trên Twitter.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Cha bệnh suy thận nuôi con đậu thủ khoa đại học
Đường đến danh hiệu thủ khoa đầu vào Trường Đại học An Giang (ĐHAG) vừa qua của cô gái Hồ Ngọc Lan (sinh năm 2001, ngụ tại khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) là cả một hành trình gian truân.
Nơi đó, có cả sự hy sinh thầm lặng của người cha đang mắc bệnh suy thận mà vẫn chắt chiu từng đồng nuôi con ăn học.
Ngọc Lan, cô học trò vùng ven Trường THPT Nguyễn Công Trứ đang rất phấn khởi với những kết quả em đã đạt được trong thời gian qua. Đó là hoàn thành chương trình THPT loại giỏi, đậu vào ngành Luật của Trường ĐHAG, với tổng điểm 3 môn của khối C là 25,75 điểm. Khi được hỏi về "bí quyết" học tập thi đạt điểm cao đến vậy, Lan chia sẻ: "Em chỉ biết dồn hết tâm trí vào chuyện học thật tốt, thi đạt điểm thật cao để có nhiều cơ hội xét tuyển các nguyện vọng. Có lẽ, cũng do em đã biết nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư ngay từ những năm cấp II nên sang những năm cấp III em đã có sự đầu tư kỹ lưỡng ở 3 môn thi đại học. Với môn Ngữ văn, em dành nhiều thời gian để đọc sách, tự làm văn thêm ở nhà. Với 2 môn Lịch sử và Địa lý, em tìm hiểu thêm những kiến thức thực tế, làm đa dạng đề trắc nghiệm để có kiến thức và đáp án vững chắc".
Thủ khoa Hồ Ngọc Lan
Ngày cầm trên tay phiếu điểm thi THPT quốc gia khá cao, có thể đậu vào nguyện vọng 1, 2 của các trường đại học nhưng cô học trò Ngọc Lan thoáng đượm buồn, đầy vẻ băn khoăn với hoàn cảnh gia đình không biết cha mẹ có thể lo cho mình tới đâu. Bởi, cuộc sống gia đình của Lan bao năm qua đều trông chờ vào đồng lương phụ hàng tạp hóa ít ỏi của cha em. Điều không may là gần 2 năm nay, ba của em lại mắc căn bệnh suy thận, tăng huyết áp vô căn nên sức khỏe ngày càng giảm sút, việc đi làm cũng không còn thuận lợi như trước. Trước tình cảnh ấy, Lan đã nảy sinh ý nghĩ sẽ dừng lại ước mơ đến giảng đường đại học dài đằng đẵng đến 4 năm, mà thay vào đó là chọn ngành cao đẳng y tế, với mong muốn rút ngắn thời gian học tập, sớm ra trường có việc làm để đỡ đần cho cha.
Tính toán là vậy nhưng "cánh cửa" hạnh phúc đã sớm mở ra với Lan khi em hay tin mình chính là thủ khoa đầu vào của Trường ĐHAG ở phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Điều đó đồng nghĩa với việc em được xét tặng hàng loạt học bổng như: học bổng "Thắp sáng niềm tin" 13 triệu đồng, khen thưởng thủ khoa 5 triệu đồng và 100% chi phí học tập tại trường, học bổng quỹ Tiếp sức tài năng 40 triệu đồng/4 năm, học bổng Canon 96 triệu đồng/4 năm, học bổng khuyến tài của Xổ số kiến thiết An Giang 64 triệu đồng/4 năm, học bổng Restart, học tiếng Anh tại Philippines trị giá 1.400 USD... tổng giá trị học bổng được lãnh xuyên suốt thời gian học tập tại trường trên 300 triệu đồng.
"Em vô cùng xúc động trước những tình cảm, sự quan tâm yêu thương của các thầy cô, doanh nghiệp, các quỹ học bổng, tổ chức đã ưu ái dành cho em. Những suất học bổng đã thật sự giải quyết được bài toán khó khăn của bản thân em, giúp em vững tin hơn trên con đường mình đã chọn. Giờ em càng phải ra sức học tập thật tốt để trở thành một luật sư giỏi nghề, trước là không phụ tấm lòng của biết bao người đã dành cho em, sau là có cơ hội cống hiến cho cộng đồng, đem công sức, trí tuệ xây đời đẹp hơn" - Ngọc Lan tâm huyết.
Bài, ảnh: NGỌC GIANG
Theo baoangiang
Cách nuôi dạy hai con tài năng của bà mẹ Australia Larnie ở Sydney (Australia) chia sẻ trên Mamamia cách nuôi dạy hai con có IQ nằm trong 1% thế giới, trong đó con gái yêu toán, con trai thích lịch sử. Khi mọi người biết hai con tôi có IQ rất cao, câu đầu tiên họ nói là: "Hai đứa bé đã nhận gen thông minh từ bạn hay chồng bạn?". Câu hỏi...