Tranh cãi bán hàng ‘chui’ qua Facebook phạt 40 – 60 triệu
Bạn trẻ đang kinh doanh online phản pháo vì cho rằng quy định này sẽ gây nên nhiều phiền toái, thiếu sự quản lý chặt chẽ.
Thông tin về việc tổ chức bán hàng online qua Facebook không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt 40 – 60 triệu đồng đang gây xôn xao.
Theo quy định tại điều 81 của Bộ Công thương, phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng đối với thương nhân, tổ chức có hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo quy định.
Quy định bán hàng online qua Facebook không đăng ký sẽ bị phạt đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa.
Những website mạng xã hội tiến hành hoạt động thương mại như mở shop online, rao vặt, giới thiệu sản phẩm… sẽ được coi là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Nếu đáp ứng Điều 2, Nghị định số 52 thì phải có trách nhiệm đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định.
Một cửa hàng online Facebook chuyên ship hàng từ nước ngoài. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Thông tin này ngay lập tức nhận nhiều phản ứng trái chiều. Có người đồng ý nhưng cũng có không ít sự phản đối quyết liệt. Trong đó phải kể đến những người trong cuộc là các bạn trẻ đang kinh doanh qua FB với các mặt hàng quen thuộc như quần áo, mỹ phẩm, đồ handmade…
Một Mí chia sẻ: “Buồn như con chuồn chuồn. Bây giờ xăng tăng, điện tăng…cái gì cũng tăng, tìm cách mưu sinh thì lại bị phạt. Thiết nghĩ quy định này không hợp lý, thiếu tính chặt chẽ. Mạng xã hội bùng nổ thì nhu cầu sử dụng, kết nối ngày càng cao. Việc kinh doanh nhỏ qua những trang cá nhân như Facebook là điều dễ hiểu”.
Video đang HOT
Hùng Milo vừa tập tành kinh doanh thời gian gần đây nói: “Không chỉ mình mà tất cả những bạn đang bán hàng online đang rất hoang mang khi biết được quy định này. Mình thấy, ở Việt Nam có rất nhiều những trang web để mọi người có thể đăng bán sản phẩm một cách đơn giản và công cụ hiệu quả nhất đang áp dụng đó là Facebook. Tuy nhiên để phạt thì liệu có thống kê được tất cả số liệu hay thông tin từ tất cả các người bán hay không?”.
Cách thức bán hàng và giao dịch của một cửa hàng online bán đồ công nghệ và mỹ phẩm. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Hùng phân trần tiếp: “Với những teen như tụi mình thì việc làm thủ tục đăng ký kinh doanh không hề đơn giản. Với lại mục đích kinh doanh cũng chỉ là thỏa đam mê, lời lãi cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Phạt 40 – 60 triệu thì bán cả cửa hàng online cũng chưa chắc đủ tiền nộp phạt. Hơn nữa sinh viên sinh doanh thì nay sản phẩm này, mai sản phẩm nọ. Chẳng lẽ mỗi một lần đăng bán sản phẩm ở một trang nào đó lại phải chạy đi đăng ký hay xin giấy phép, điều đó quá rắc rối”.
Lan Còi, ĐH Ngân Hàng TP HCM bán hàng mỹ phẩm qua fanpage cũng lên tiếng: “Mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Facebook trở thành công cụ riêng giúp cho mọi người kinh doanh một cách hiệu quả. Với tính chất nhỏ lẻ và giá trị sản phẩm không nhiều nếu phạt như vậy thì lấy tiền đâu ra? Dẫu biết rằng quy định để dễ quản lý nhưng kinh doanh như mình thì phạt chỉ còn nước dẹp bỏ thôi”.
“Hiện nay, Facebook là phương thức tiếp cận đến khách hàng một cách tốt nhất. Chỉ cần đăng thông tin sản phẩm, bằng một vài động tác nhỏ như share link hay tag tên bạn bè là sản phẩm đã được giới thiệu một cách rộng rãi rồi. Nếu quy định này được áp dụng việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”, Lan nói thêm.
Phản ứng của cộng đồng mạng về quy định này. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Nhiều bạn là sinh viên đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh nhỏ trên FB đứng hình khi nghe thông tin: “Đang tính mở một cửa hàng bán đồ handmade nho nhỏ để kiếm tiền tiêu vặt mà nghe tin xong đơ toàn tập. Như thế chẳng khác nào chặn đường sống của nhiều người. Nếu luật mà áp dụng triệt để chắc thu được cả tiền tỷ ấy chứ…”, Ngan Hoa tâm sự.
Nhiều ý kiến khác lại tỏ ra đồng tình với quy định. Bạn Tâm Trần chia sẻ: “Kinh doanh thì phải chịu sự quản lý của nhà nước đó là điều hiển nhiên rồi, nước nào mà chẳng vậy. Đừng có lấy lý do đăng ký kinh doanh khó mà trốn tránh. Đây là nghĩa vụ, làm tốt nghĩa vụ đi đã rồi nói”.
“Những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, nay lập mai sập mà yêu cầu đăng ký toàn bộ thì quá lãng phí. Vì thế, cần có một số hạn mức về thời gian thành lập và lợi nhuận để yêu cầu đăng ký kinh doanh”, Tâm Trần phân trần thêm.
Một cửa hàng online bán đồ handmade gây chú ý. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Shin Zin cũng đồng tình: “Mình thấy vô cùng hợp lý. Làm kinh doanh thì cần có chế tài quản lý thôi. Không ai cấm kinh doanh nhưng cái người ta yêu cầu là kinh doanh thì đăng ký, làm đủ nghĩa vụ với xã hội. Khi xảy ra tranh chấp khách hàng có thể yên tâm có đầy đủ dẫn chứng để yêu cầu sự bảo hộ của pháp luật”.
Đức Anh chia sẻ note khá dài trên trang cá nhân: “Mình không hiểu được suy nghĩ của nhiều bạn trẻ hiện nay khi chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt của mình mà phớt lờ luật như thế. Việc a dua phản pháo theo phong trào như vậy là không nên”.
Đức Anh bình tĩnh nói: “Khi không quản thì các bạn bảo tại sao lại để bọn lừa đảo lộng hành nhưng khi tiến hành, cứ động vào túi tiền là các bạn lại nhảy dựng lên. Cứ cái tâm lý muốn làm có tiền mà không chịu sự quản lý chung, để khi có chuyện thì chửi thì khó mà phát triển lắm”.
Trong khi đó Khôi Nguyên nhìn nhận: “Đây không phải là thuộc diện bán hàng rong nên các bạn đừng kêu ca. Những người buôn bán trực tiếp vừa bỏ tiền thuê mặt bằng, lại đóng đầy đủ thuế, bạn không nghĩ họ đang bị hình thức online chèn ép hay sao?”
Theo VNE
Đóng cửa 1/2 số cửa hàng, Thế Giới Di Động quyết tâm đẩy mạnh bán online
Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc công ty cổ phần Thế Giới Di Động, đã suy tính rất nhiều mới dám đưa ra một quyết định mà nhìn qua có vẻ như kiểu "gà nhà đá nhau".
Ban đầu, trang Thegioididong.com đã tìm cách thu hút khách bằng cách giảm giá từ 3-5%. Đó là chuyện của vài năm trước, khi mà bán hàng online tại Thegioididong.com còn chưa được nhiều khách hàng biết đến. Còn giờ đây, khi khách hàng đang quen với việc chọn mua hàng trên mạng được giảm giá thì Thegioididong.com đột ngột dừng lại. Khách hàng phải trả tiền đúng như giá bán tại cửa hàng của Hãng. Giải thích về hướng đi đột ngột này, ông Nguyễn Đức Tài, Tổng Giám đốc Thế Giới Di Động, cho biết:
Chúng tôi muốn có một sự công bằng cho hệ thống bán hàng online và bán hàng tại cửa hàng. Không có lí gì khách hàng ngồi một chỗ, được giao hàng tận nơi lại được hưởng giá tốt hơn người ra cửa hàng mua hàng.
Mặc dù vậy, theo ông Tài, Thegioididong.com vẫn sẽ đầu tư lớn cho hệ thống bán hàng online. Công ty đã ra mắt phiên bản website mới dành cho máy tính và điện thoại được Alexa đánh giá là có tốc độ tải chỉ 1,2 giây. Thông tin về giá bán, hình ảnh, tính năng sản phẩm, so sánh, đánh giá... sẽ được Thegioididong.com giới thiệu trên website này để khách hàng tham khảo và chọn lựa. Ông Tài cũng cho biết rất kì vọng vào mảng bán hàng online và tiếp tục đầu tư cho những bước tiếp theo. Hiện tại Công ty có 206 điểm giao hàng so với 3 điểm trước đây, nhân viên giao hàng hiện tại là 3.000 người.
Đây là cách Thế Giới Di Động bắt nhịp với xu hướng mua sắm online đang nở rộ của người dùng. Tuy nhiên, đầu tư mạnh như thế cho phát triển hệ thống online, vậy hơn 200 siêu thị ngoài phố của Thế Giới Di Động sẽ ra sao? Ông Tài tỏ ra sẵn sàng chấp nhận cảnh "gà cùng một mẹ" phải đấu đá nhau.
Bán hàng online chính là xu hướng, dù có đóng cửa 50% siêu thị, chúng tôi cũng phải làm cho được hệ thống bán hàng online này.
Ông Nguyễn Đức Tài, TGĐ Thế Giới Di Động
Theo ông Tài, sau 1 tháng triển khai hệ thống chạy thử nghiệm phiên bản mới dành cho máy tính và 3 tháng chạy thử cho mobile thì Thegioididong.com đã có những bước tăng trưởng khả quan khi lượt khách truy cập bản mobile tăng 300% (từ 20.000 lượt lên 70.000 lượt), bản cho máy tính tăng 20%. Mỗi ngày Thegioididong.com nhận được khoảng 600 đơn hàng và 3.000 cuộc gọi chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh việc bắt tay với các nhà sản xuất điện thoại để mở những khu trải nghiệm smartphone trong các cửa hàng thì có vẻ như đợt đầu tư nhân lực, tiền của lần này của Thế Giới Di Động là để củng cố cho mục tiêu đạt tăng trưởng doanh thu gấp đôi mức tăng trưởng của thị trường, đạt 20% với doanh thu 7.500 tỉ đồng khi mà quy mô hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ không tăng thêm đáng kể.
Với bước chuyển hướng mới, mục tiêu doanh thu cho mảng bán hàng online cuối năm 2013 được ông đặt ra là 100 tỉ đồng/tháng, tăng gấp đôi hiện nay và bằng khoảng 1/6 tổng doanh thu Công ty.
Theo Thongtincongnghe
Chồng "rao bán" sữa thừa của vợ Vì lượng sữa hàng ngày của vợ nhiều hơn mức cần thiết, thấy lãng phí, bố bé gái sơ sinh đã quyết định "rao bán" sữa online. Vì dư sữa cho con nên ông bố trẻ "rao bán" online. (Hình minh họa). Trưa ngày 28 tháng 2, trên trang mạng nội bộ của khu chung cư cao cấp Tả Ngạn Hoa Viên, thành...