Tránh biến tướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Là tổ chức tự nguyện, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường để giáo dục học sinh hiệu quả.
Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở một số trường xuất hiện những biến tướng, khiến nhiều người có cái nhìn tiêu cực về tổ chức này, thậm chí có ý kiến cho rằng, nên bỏ đi Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Cần phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm tạo sự đồng thuận trong các hoạt động để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục học sinh một cách tốt nhất.
Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 55, ngày 22/11/2011 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, đã tạo hành lang pháp lý cho tổ chức này hoạt động ngày càng hiệu quả. Theo đó, nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh không chỉ đại diện tiếng nói, bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh, là “cầu nối” để thống nhất các hoạt động giữa nhà trường và gia đình mà còn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, nhiều nơi Ban đại diện cha mẹ học sinh đã thực hiện tốt việc phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm của gia đình trong chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh…
Tuy nhiên, trên thực tế, ở một số trường học, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy đúng vai trò, chức năng của mình theo quy định ghi trong điều lệ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tại Thông tư 55.
Ban Đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều lớp còn hoạt động hình thức. Thông thường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp họp với toàn thể phụ huynh của lớp mỗi năm 3 lần, đó là đầu năm, giữa năm và cuối năm học. Nội dung họp chủ yếu là thông báo tình thu – chi tài chính. Đối với các nội dung hoạt động như chăm lo, giáo dục học sinh,…thì hầu như không nhắc đến. Chưa kể, có những Ban đại diện cha mẹ học sinh còn thu các khoản thu không đúng quy định, gây nhiều bức xúc đối với phụ huynh cũng như trong dư luận xã hội. Do đó, không ít người đã đặt ra câu hỏi có nên duy trì Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp hay không thì cũng có cơ sở của nó.
Đặc biệt, gần đây, câu chuyện này một lần nữa lại “ nóng” trên mạng xã hội lan truyền clip về buổi họp phụ huynh tại lớp 3/10, Trường Tiểu học An Hội, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Tìm hiểu sự việc, được biết nguyên nhân xuất phát từ việc “lạm thu” khiến cho phụ huynh trong lớp không hài lòng, không đồng thuận. Theo clip ghi lại thì tại cuộc họp, người trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp này còn có những lời lẽ chưa đúng mực, khiến người xem đánh giá là có sự xúc phạm, phân biệt đối xử với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn.
Video đang HOT
Cùng trong thời gian này, tại Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3, TP Hồ Chí Minh) cũng bị phản ánh tình trạng Ban đại diện cha mẹ học sinh ở 2 lớp học có dự chi quá nhiều khoản và quá nhiều tiền cho các hoạt động chung. Số tiền dự chi lên tới hàng trăm triệu đồng trong một năm học.
Trẻ em có quyền được học tập, quyền được tới trường cũng như bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục. Đó là quyền cơ bản, là quyền bất khả xâm phạm đã được quy định trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật. Thế nhưng, những “biến tướng” trong hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, những hoạt động “lạm thu” ở đâu đó có lẽ đã vô tình khiến con trẻ cũng như một số phụ huynh bị mặc cảm.
Nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh đã có những cách làm hay, có nhiều hoạt động thiết thực, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh
Chị Xuân (ngụ tại quận 7, TP Hồ Chí Minh) là thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của 2 lớp trong nhiều năm chia sẻ, phụ huynh không phải ai cũng có thu nhập tốt, mỗi gia đình một hoàn cảnh. Trong lớp cũng có những phụ huynh thật sự rất khó khăn, ngoài áp lực về các khoản phải đóng, mỗi lần tham gia họp phụ huynh họ còn cảm thấy tự ti, xấu hổ vì cảm thấy mình lạc lõng giữa những người khá giả. Trên thực tế đã xảy ra tình trạng khi Ban đại diện cha mẹ học sinh phát động quyên góp, có những phụ huynh trong lòng không đồng ý nhưng không dám nói ra, đành ngậm ngùi “gồng” bởi gần như cả lớp đã thống nhất hết rồi. Hoặc có khi nói ra ý kiến của mình thì không nhận được sự thấu hiểu của mọi người, mà thay vào đó là những câu dè bỉu, bàn tán. Những câu chuyện bàn tán ấy đôi khi không chỉ dừng lại trong phòng họp mà còn được các phụ huynh đem về kể lại trong gia đình khiến các em học sinh nghe được rồi hôm sau lên lớp “hồn nhiên” trêu chọc bạn. Theo chị Xuân điều này là rất không hay, khiến cho đứa trẻ bị tổn thương và xấu hổ với bạn bè. Ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Điều này là nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã được quy định rõ trong Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT.
Trở lại câu chuyện thực tế về việc “lạm thu” của Ban đại diện cha mẹ học sinh xảy ra trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vừa qua, được biết, ngay sau khi có phản ánh, Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận (quận 3, quận Gò Vấp), lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã kịp thời chấn chỉnh cũng như có giải pháp xử lý. Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo các phòng giáo dục rà soát lại tất cả những nội dung liên quan đến thu chi của ban đại diện cha mẹ học sinh. Theo đó, những nội dung nào không trong quy định thu mà thu thì sẽ xử lý triệt để.
Chúng ta cùng hi vọng trong thời gian tới, Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ phát huy tốt vai trò của mình, thực sự là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để có tiếng nói chung trong việc học tập cũng như giáo dục học sinh, phải luôn là chỗ dựa tin cậy của phụ huynh.
Đồng thời, các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng cần minh bạch, được sự đồng thuận của tất cả các phụ huynh đặc biệt có những khoản thu – chi tài chính thiết thực, hợp lý để những khoản thu không còn là nỗi lo của phụ huynh cũng như không gây bức xúc trong dư luận.
Nếu Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động không hiệu quả thì cần phải bầu lại Ban đại diện cha mẹ học sinh mới, không để hoạt động hình thức hoặc chỉ thực hiện mỗi nhiệm vụ là thu – chi các khoản đóng góp tự nguyện phụ huynh; không để Ban Đại diện cha mẹ học sinh mang tiếng là “cánh tay nối dài” trong việc lạm thu của nhà trường hiện nay.
Bên cạnh đó, về phía nhà trường cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin, chia sẻ với những nguyện vọng của phụ huynh, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Đại diện cha mẹ học sinh theo quy định của Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục, bồi dưỡng học sinh; chăm lo đến từng hoàn cảnh gia đình học sinh, giúp học sinh vượt khó để học tập… Đồng thời, kịp thời chấn chỉnh ngay đối với những hoạt động đi “chệch đường ray”, ảnh hưởng xấu tới môi trường giáo dục.
Cùng với đó các địa phương cũng cần tích cực vào cuộc, rà soát, xử lí nghiêm những vi phạm nếu để xảy ra các hoạt động thu- chi tài chính không rõ ràng, không đúng mục đích, không đúng quy định.
Hiện nay, mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường học cũng đã được đầu tư ngày càng tốt hơn đảm bảo việc dạy và học tuy nhiên, so với điều kiện hiện tại, nhất là tại các trường tiểu học vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần tăng ngân sách cho các cơ sở giáo dục, nhất là đầu tư về cơ sở vật chất cho trường học nhằm tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh.
Cán bộ, công chức tuyển chọn vào ngành Công an cần có điều kiện gì?
Tại Dự thảo Thông tư về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung thêm đối tượng tiếp nhận là cán bộ, công chức và nêu rõ thứ tự ưu tiên tuyển chọn vào ngành Công an.
Về các trường hợp được tiếp nhận vào ngành Công an, so với quy định hiện hành tại Thông tư 55/2019/TT-BCA, dự thảo đã bổ sung thêm đối tượng tiếp nhận là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ, ngành Trung ương, địa phương; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm việc trong Quân đội hoặc người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, làm cơ yếu nhưng không phải công chức; Người đã từng là cán bộ công an nhưng đã chuyển ngành, nay có nguyện vọng trở lại công tác.
Về tiêu chuẩn, điều kiện, các đối tượng này phải tự nguyện phục vụ lâu dài, có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, năng khiếu phù hợp vị trí cần tuyển và ngành công an có nhu cầu biên chế;
Về tiêu chuẩn chính trị, phải có bản lĩnh vững vàng, tuyệt đối trung thành, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; trung thực, tự giác, ý thức cảnh giác cao, bảo vệ bí mật Nhà nước, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm...Tư cách, phẩm chất đạo đức tốt;
Có trình độ khoa học công nghệ làm kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ thuật hình sự, công nghệ thông tin, cơ yếu, an ninh mạng, tác chiến điện tử...
Đặc biệt, nếu được tiếp nhận để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo thì ứng viên cần đáp ứng điều kiện: Là Đảng viên, có ít nhất 5 năm làm việc ở lĩnh vực tiếp nhận trừ người từng là cán bộ công an và đang giữ chức vụ tương đương (hoặc đang trong quy hoạch vào chức vụ tương đương) trong hệ thống chính trị.
Bên cạnh đó, Dự thảo còn nêu rõ, khi được tiếp nhận vào công an công dân phải thực hiện chế độ tạm tuyển. Song, dự thảo chỉ còn quy định thời gian tạm tuyển là 6 tháng kể từ ngày có quyết định tạm chuyển có hiệu lực mà không phải chia theo trình độ như hiện nay.
Thời gian tạm tuyển được quy định như sau: 6 tháng đối với người có trình độ đại học; 9 tháng đối với người có trình độ cao đẳng; 12 tháng đối với người có trình độ trung cấp, sơ cấp;
Tuy vậy, chế độ tạm tuyển không áp dụng với Giáo sư, phó giáo sư; Thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ/dược sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, bác sĩ nội trú, người có bằng đại học loại xuất sắc;
Có Bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề đã từng ký hợp đồng lao động ở đơn vị công an từ 6 tháng trở lên;
Người dân tộc thiểu số/ công dân khác đã cư trú ở miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo liên tục từ 10 năm trở lên...
Đặc biệt, trong thời gian tạm tuyển không điều động, bố trí, phân công công tác sang vị trí khác với vị trí tạm tuyển.
Sau khi hết thời gian tạm tuyển 20 ngày làm việc, người tạm tuyển sẽ làm báo cáo kết quả làm việc bằng văn bản có đánh giá, nhận xét của cán bộ hướng dẫn.
Căn cứ kết quả cuộc họp về việc nhận xét, đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá đạt/không đạt bằng văn bản và quyết định tuyển chọn chính thức vào công an sau khi hết tạm tuyển.
'Bật mí' cách lựa chọn phương thức tuyển sinh đại học Có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển đã được các trường đại học công bố cho mùa tuyển sinh năm 2022. Phương thức ngày càng đa dạng nên các chuyên gia khuyên phụ huynh, học sinh lọc thông tin theo trình tự, tránh tình trạng càng đọc càng rối. Mùa tuyển sinh năm 2022 ghi nhận sự đổi mới trong phương thức...