Tránh bệnh tim bằng thực phẩm
Chúng ta có thể giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim nếu áp dụng chế độ dinh dưỡng, tập luyện và lối sống lành mạnh. Sau đây là một số loại thực phẩm giúp bảo vệ tim.
Cam
Chất xơ hòa tan pectin trong tép cam giúp thấm hút cholesterol trong thực phẩm và ngăn nó hấp thu vào cơ thể. Nghiên cứu mới nhất cho thấy pectin còn có chức năng trung hòa protein galectin-3 vốn có thể làm tổn thương mô tim, dẫn đến suy tim sung huyết – một bệnh thường khó điều trị bằng thuốc. Trong khi đó, dưỡng chất kali trong cam giúp cân bằng lượng muối đi vào cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp.
Cải xoăn
Cải xoăn rất tốt cho tim do chứa nhiều chất chống ô xy hóa, a xít béo omega-3, chất xơ, kali, a xít folic và vitamin E. Nó cũng chứa nhiều lutein giúp phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, cải xoăn còn chứa hợp chất glucoraphanin giúp kích hoạt protein Nrf2, vốn có thể tạo ra một lớp phủ trong động mạch, ngăn mảng bám dính vào.
Tỏi
Video đang HOT
Giống như các loại thuốc ức chế ACE để chống lại chứng cao huyết áp, tỏi có thể ức chế enzyme làm co thắt mạch máu angiotensin. Dù chưa hiệu quả bằng các loại thuốc đặc trị nhưng tỏi cũng tác động đáng kể đến sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình hình thành mảng bám gây xơ vữa động mạch ở những người uống chất chiết xuất từ tỏi chậm hơn 50% so với người không dùng nó.
Sô cô la đen
Món ăn hấp dẫn có nguồn gốc từ hạt cacao này chứa nhiều hợp chất flavanol giúp cải thiện tính linh hoạt của máu. Đặc biệt, Sô cô la đen được cho là có hàm lượng flavanol cao hơn nên cũng tốt cho tim hơn so với Sô cô la trắng.
Cá mòi
Trong các loại cá sống ở vùng nước lạnh, cá mòi chứa a xít béo omega-3 nhiều nhất. Chất béo này giúp hạ thấp hàm lượng phân tử triglyceride gây hại, làm tăng HDL, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và hạn chế tình trạng sưng viêm – nguyên nhân làm mảng bám tróc ra và hình thành các cục máu đông, có thể gây nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều cá mòi giảm 38% nguy cơ mắc chứng thiếu máu cục bộ.
Đậu lăng
Một cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 12.700 người tại Mỹ, Nhật Bản và 6 nước châu Âu trong 25 năm cho thấy đậu lăng giúp giảm 82% nguy cơ tử vong do bệnh tim. Lý do là loại thực phẩm này chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho tim như đạm thực vật, chất xơ, a xít folic, magnesium và kali.
Hạnh nhân
Chất sterol thực vật trong hạnh nhân ngăn chúng ta hấp thu cholesterol trong thực phẩm, trong khi chất béo chưa bão hòa trong loại quả này giúp gan sản sinh ít cholesterol “xấu” LDL nhưng sản xuất nhiều cholesterol “tốt” HDL. Một cuộc nghiên cứu cho thấy nguy cơ rối loạn nhịp tim giảm đáng kể khi chúng ta ăn 2 nắm hạnh nhân/tuần.
Quả lựu
Nước ép quả lựu có chứa các chất chống ô xy hóa đặc biệt, đã được chứng minh không chỉ ngăn chặn sự hình thành các mảng bám, mà còn giúp đánh tan các mảng bám khi bệnh nhân uống khoảng 230 gr/ngày trong một năm. Ngoài ra, quả lựu còn kích hoạt một loại enzyme giúp loại bỏ cholesterol bị ô xy hóa.
Theo TNO
Bệnh tay chân miệng tăng gấp 7-10 lần
Chỉ trong 2 tháng đầu năm, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã ghi nhận từ 200-500 ca mắc tay chân miệng (TCM) và nhiều trường hợp đã tử vong.
Theo đánh giá của ngành y tế các tỉnh ĐBSCL, năm nay bệnh TCM xuất hiện sớm và tăng cao đột biến. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ấn, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (YTDP) tỉnh Đồng Tháp cho biết, năm trước bệnh TCM bắt đầu xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 5, nhưng ngay đầu năm nay, bệnh đã lan nhanh, trung bình mỗi tuần có khoảng 70 ca mắc, đột biến có tuần lên đến 330 ca. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã có 500 ca mắc TCM và 1 ca tử vong, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái
Trẻ bị tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long - Ảnh: Đăng Thảo
Sở Y tế TP.Cần Thơ cho biết, tính đến cuối tháng 2, trên địa bàn đã phát hiện 334 ca mắc TCM, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái và 1 ca đã tử vong. Riêng Bệnh viện Nhi Đồng TP.Cần Thơ từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận điều trị 600 ca mắc TCM (3 ca tử vong). Cùng thời gian, tỉnh Vĩnh Long có 233 ca mắc TCM (1 ca tử vong). Bác sĩ Nguyễn Thành Nhôm, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long cho biết, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 5-6 ca TCM.
Ông Huỳnh Minh Trúc, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.Cần Thơ nhận định, bệnh TCM sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới, nhất là sắp bước vào đợt đầu tiên của mùa bệnh. Từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh TCM xuất hiện hầu hết ở cộng đồng dân cư, bên ngoài nhà trường. Điều này cho thấy, ý thức, kiến thức về phòng bệnh và nhận biết bệnh TCM của người dân rất hạn chế.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ấn cho biết, bệnh TCM lây lan từ người này sang người khác, chủ yếu qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa vi rút gây bệnh. Từ người lớn đến trẻ em đều có thể bị mắc bệnh TCM, nhưng bệnh chỉ bộc phát mạnh đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi vì cơ thể đề kháng yếu. Tuy nhiên, những người lành (nhất là các bậc cha mẹ) mang trùng bệnh này mới chính là nguồn lây lan nguy hiểm mà chính bản thân họ cũng không hay biết. Điều này có thể lý giải vì sao nhiều trẻ chưa được đi nhà trẻ, không tiếp xúc với trẻ bị bệnh khác nhưng vẫn mắc TCM.
Quyết liệt kiểm soát bệnh tay chân miệng Sáng 2.3, tại Nhà hát TP.Hải Phòng, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố phát động "Chiến dịch Quốc gia phòng, chống bệnh TCM". Từ đầu năm 2012, cả nước đã ghi nhận gần 8.000 trường hợp mắc bệnh TCM tại 60 địa phương, trong đó 9 ca tử vong. Theo nhận định của cơ quan y tế, năm 2012 bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp trên diện rộng với số mắc cao. *Chiều 2.3, Sở Y tế Bình Định xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong trong năm 2012 do bệnh TCM trên địa bàn tỉnh là cháu Đinh Thị Châu (2 tuổi, ở làng Kon Lót, xã Canh Liên, H.Vân Canh). Cháu Châu được đưa vào Trung tâm y tế H.Vân Canh ngày 15.2 sau một tuần có các triệu chứng khó thở, sốt cao, viêm phế quản. Ngay sau đó, cháu được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định và đã tử vong vào ngày 16.2. P.H.S - Trần Thị Duyên
Theo TNO
Những thói quen gây đau lưng Đau lưng không phải chỉ do xách nặng hoặc ngủ không đúng tư thế. Có một số thói quen hằng ngày có thể gây đau lưng và cách khắc phục. Ảnh: Shutterstock Dính chặt vào ghế Bạn có nghĩ rằng ngồi tạo sức ép nhiều hơn 40% lên cột sống so với đứng hay không? Thực sự, việc duy trì tư thế thích...