Trang web của cậu học sinh lớp 6 và sự phát triển không ngờ
Có một trang web miễn phí cùng với sản phẩm là công cụ tìm kiếm bài tập ra đời vào năm 2013 bởi một cậu bé đang học lớp 6.
Không ngờ rằng sau 7 năm, cậu sở hữu một website với hàng chục nghìn người dùng hoạt động hàng ngày, và cần tới 23 nhân sự để vận hành. Trang web của cậu bé 13 tuổi ngày nào bây giờ đã thành dự án Selfomy với 3 sản phẩm chính để hỏi đáp bài tập từ lớp 6 đến lớp 12, chia sẻ kiến thức về học tập; nhắn tin và kết bạn.
Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
Cậu bé lớp 6 ngày đó là Bùi Lê Chí Bảo (19 tuổi), sinh viên Trường ĐH Goldsmiths, ĐH Luân Đôn (Vương quốc Anh).
Niềm đam mê với máy tính
Ngay từ năm lên 3 tuổi, Chí Bảo đã được tiếp cận với máy tính ở tiệm game của gia đình. Chí Bảo nói có lẽ, niềm đam mê với máy tính của em đã xuất phát từ đó.
Bùi Lê Chí Bảo
Selfomy (trước đây là Lớp 6/7 TK) bắt đầu vào năm 2013 là một trang web cùng với sản phẩm là công cụ tìm kiếm bài tập.
Một năm sau, khi Facebook đang thịnh hành, nhận thấy bài tập và câu hỏi gửi dưới dạng tin nhắn bị trôi mất và không được sắp xếp có hệ thống, sản phẩm thứ hai của Chí Bảo là Selfomy Hỏi Đáp ra đời.
“Nói một bạn lớp 6 thời đó biết lập trình, thiết kế, đăng bài để truyền thông trên mạng xã hội thì khó tin, nhưng giai đoạn đó, em đã tự tìm hiểu những kiến thức đó và áp dụng vào dự án này”. Chí Bảo thậm chí đã phải thuyết phục gia đình góp 200.000 đồng để trả tiền máy chủ sau 2 lần bị sập do quá tải.
Tuy nhiên, phải sau 4 năm, đến năm 2017, dự án này mới hái quả ngọt đầu tiên là đạt được cột mốc 1 triệu lượt xem với khoảng hơn 20.000 người dùng hoạt động hằng ngày.
Video đang HOT
Khởi nghiệp ở tuổi 19
Đầu năm nay, hai người bạn thân đã hỗ trợ thêm với Chí Bảo. Đó là Bui Le Nhat Nghi (sinh vien cua ĐH California tai Los Angeles) và Nguyễn Phúc Bảo (sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM).
Có một điều đặc biệt là Chí Bảo và Phúc Bảo là bạn thân từ năm lớp 7.
Những người bạn này dự định sẽ đăng ký thành lập công ty để thuận lợi cho quá trình phát triển sắp tới.
Bùi Lê Chí Bảo và Nguyễn Phúc Bảo
“Có một nghiên cứu của Đại học MIT là người sáng lập trên 30 tuổi thì thành công cao hơn. Em cũng đồng ý với nhận định này, nhưng hiện giờ khi cơ hội đến thì chúng em nhất định phải nắm lấy. Một yếu tố quan trọng nữa chính là con người – đã thêm những nhân sự phù hợp. Vì vậy, chúng em không thể bỏ lỡ cơ hội và thành quả mà cả tập thể đã xây dựng suốt 7 năm qua” – “song Bảo” chia sẻ về quyết định thành lập công ty ở tuổi 19.
Bùi Lê Chí Bảo đang học từ xa tại Trường ĐH Goldsmiths, ĐH Luân Đôn (Vương quốc Anh). Để cân đối được giữa học và làm, cậu cho biết mình luôn phải có kế hoạch mỗi tháng, cho dù là sơ lược nhất và theo dõi để công việc có thể vận hành trơn tru.
“May mắn là hiện tại với chương trình học trực tuyến thì em có thể chủ động trong sắp xếp thời gian để học và làm việc cho dự án. Tất nhiên vẫn sẽ có sự đánh đổi nhưng khi lên kế hoạch tốt thì sự ảnh hưởng sẽ được hạn chế” – Chí Bảo chia sẻ.
Phúc Bảo thì cho biết do mới năm đầu đại học nên lịch trình của cậu vẫn chưa quá dày đặc. Việc sắp xếp thời gian để vừa làm việc vừa đi học là điều nằm hoàn toàn trong khả năng.
“Bình thường, nếu ngày hôm đó việc học ở trên trường nhiều, em có thể dành thời gian để ngồi code đến 1-2h sáng bù lại”.
Những bạn trẻ này vững tin rằng dự án của mình sẽ trở thành một startup thực thụ.
Bùi Lê Chí Bảo:
Huy chương Đồng Olympic 30/4 môn tin học năm 2018
Giải Nhì Khoa học Kỹ thuật cấp Thành phố năm 2019.
Sở trường: tự học tốt. Nếu công việc khiến phải học kiến thức gì mới thì có thể tự học và học rất hiệu quả.
Nguyễn Phúc Bảo:
Giải Nhì học sinh giỏi Tin cấp thành phố năm 2017
Giải Ba Tin học trẻ cấp thành phố năm 2017
Huy Chương Bạc Olympic Tin học 2018
Giải Ba học sinh giỏi Tin cấp thành phố năm 2020
Sở trường : Lập trình luôn là thế mạnh. Sở đoản : Quá cầu toàn.
Tết người lớn còn được nghỉ, sao bắt học sinh làm bài tập?
Không chỉ năm nay, các năm trước, cô Thủy đều hạn chế giao bài tập cho học sinh dịp Tết để học trò có thời gian học nhiều thứ quan trọng hơn và không thấy nặng nề sau kỳ nghỉ.
Trước khi học sinh tạm dừng đến trường vì dịch, hiệu trưởng trường tôi đã họp giáo viên, đề nghị chỉ giao bài tập về nhà với số lượng ít cho học sinh trong dịp nghỉ Tết. Nói thật, lúc đó, tôi cùng đồng nghiệp rất mừng. Tôi quyết định luôn không giao bài tập để các con có thể ăn Tết vui vẻ, không cần vùi đầu làm bài hay loay hoay đi mượn bài bạn để chép.
Ngày Tết, trẻ em có thể học về các giá trị văn hóa, dành thời gian cho gia đình thay vì vùi đầu làm bài tập. Ảnh: Duy Hiệu.
Thỉnh thoảng, tôi lại nhớ hôm học trò nghe tin không có bài tập, vừa thấy thương với buồn cười. Lũ trẻ "con cảm ơn cô, con cảm ơn cô" rối rít".
Hóa ra, với những đứa trẻ 10 tuổi, các em chờ mong việc không làm bài tập. Hóa ra, bấy lâu nay, người lớn cứ nghĩ giao bài tập để trẻ không mải chơi, quên mất kiến thức là vì tốt cho trẻ. Nhưng trong mắt trẻ con, đó lại là gánh nặng, là thứ làm Tết bớt vui.
Tôi từng đọc nhiều bình luận dưới bài viết Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các trường không giao bài tập trong thời gian nghỉ Tết . Một số người nói "việc học cả đời, sao cứ nhất nhất phải giao bài tập cho học sinh trong dịp Tết".
Điều này không phải không có lý, đặc biệt khi nhiều con vẫn xem bài tập Tết là gánh nặng. Giao bài tập vốn để giúp học sinh không lơ là việc học trong kỳ nghỉ. Nhưng nếu học trò có suy nghĩ phải làm đủ bài tập để nộp cô sau Tết, các con làm với tâm lý đối phó, thậm chí đi chép bài bạn, giao bài tập hay không giao có khác gì nhau.
Hơn nữa, nếu nghỉ một vài tuần, học sinh đã quên kiến thức, việc làm thêm mấy trang bài tập không giúp các con thực sự hiểu bài. Kiến thức học bằng cách ghi nhớ, sớm muộn gì cũng quên.
Như vậy, trường học không nhất thiết phải giao bài tập cho học sinh trong dịp Tết. Bản thân tôi nghỉ được mấy ngày Tết, người lớn được nghỉ ngơi hoặc muốn được nghỉ ngơi, sao lại giao bài tập cho học trò?
Ở cấp tiểu học, các con chỉ có mấy môn học nhưng lên cấp 2, cấp 3, học đến 9, 10 môn. Mỗi giáo viên chỉ giao một ít bài tập, cộng dồn lại, học trò không có nhiều thời gian để nghỉ?
Với lại, không có bài tập cũng không có nghĩa học sinh không học gì trong kỳ nghỉ Tết. Đây là dịp để các con học về những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, vai trò của gia đình, thắt chặt tình cảm, học cách kính trọng người lớn, sẻ chia với người khác.
Thực tế, trong hơn 7 năm gắn bó với nghề, không ít lần phụ trách học sinh cuối cấp, tôi luôn hạn chế giao bài tập dịp Tết. Sau kỳ nghỉ, các con có thể quên một ít kiến thức. Nhưng chỉ cần tôi tranh thủ nhắc lại, học trò nhớ đến ngay.
Điều quan trọng, các con vui vẻ trở lại trường, rạng rỡ vì gặp lại cô cùng bạn bè mà không phải mặt mày ủ ê vì chưa hoàn thành bài tập.
Vì thế, tôi nghĩ "ép" học trò làm bài tập để làm gì. Nếu thực sự muốn học, các con luôn có gần cả năm trời để tiếp nhận kiến thức. Tết, trẻ có thể dành thời gian để học những điều quan trọng hơn nhiều mà thầy cô không thể dạy ở trường.
Đương nhiên, cần thiết giao bài tập hay ko là quyết định của giáo viên. Tôi tin tưởng đồng nghiệp mình luôn căn cứ tình hình, suy xét thực tế rồi mới quyết định số lượng bài tập trong Tết. Tôi cũng mong học trò cùng phụ huynh hiểu dù giao bài tập hay không, giáo viên cũng xuất phát từ trách nhiệm thầy cô và mong muốn học trò tiến bộ, nên người.
"Mở bài thi" IELTS trên máy tính tại Việt Nam Chiều 22/1 tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục IDP Việt Nam (viết tắt IDP) và Học viện đào tạo Sydney đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, đối tác bài thi IELTS trên máy tính tại Việt Nam. Đại diện Học viện Đào tạo Sydney và Tổ chức Giáo dục IDP ký hợp tác chiến lược. Nguyên Thứ...