Trang tin điện tử, mạng xã hội sẽ bị thu hồi giấy phép nếu bị phạt hành chính 2 lần/năm
Theo dự thảo đang được gửi lấy ý kiến, các trang thông tin điện tử và mạng xã hội sẽ bị quản lý chặt hơn với những chế tài mạnh hơn. Cụ thể, các đơn vị này sẽ bị thu hồi giấy phép nếu bị xử phạt hành chính 2 lần trong 1 năm. Các doanh nghiệp cho rằng, quy định này là quá chặt và cần nới lỏng.
Sắp tới việc quản lý trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội sẽ chặt chẽ hơn với chế tài mạnh. Ảnh minh họa: Internet
Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý hoạt động của trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội thì các trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử cung cấp mạng xã hội thuộc đối tượng phải cấp phép.
Ngoài các điều kiện về nhân sự quản lý, tổ chức, các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội phải đảm bảo các yêu cầu về hệ thống thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thực hiện: Lưu trữ đầy đủ thông tin chính xác của người dùng Internet truy cập hệ thống, lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin tổng hợp tối thiểu 90 ngày đối với thông tin đăng trên trang điện tử tổng hợp và 5 năm đối với hoạt động sử dụng mạng xã hội.
Các trang tin điện tử và mạng xã hội phải đảm bảo có ít nhất một hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam cho phép tại bất cứ thời điểm nào cũng có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Đối với tổ chức thiết lập mạng xã hội phải triển khai hệ thống yêu cầu thành viên tham gia mạng xã hội đăng ký, lưu trữ các thông tin cá nhân, triển khai kết nối, xác thực thông tin dữ liệu với hệ thống dữ liệu cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7 của dự thảo Thông tư này cũng quy định, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong các trường hợp sau: Bị thu hồi đăng ký kinh doanh hoặc bị giải thể; Có hành vi cung cấp thông tin giả mạo để được cấp phép; Vi phạm nghiêm trọng các điều cấm quy định tại điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Các đơn vị này cũng sẽ bị thu hồi giấy phép nếu bị xử phạt vi phạm hành chính liên tiếp 2 lần trong 12 tháng liên tục. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, đơn vị bị thu hồi sẽ không được cấp lại giấy phép. Đây là quy định quản lý mới và có chế tài mạnh nhất so với các quy định quản lý trước đây.
Tại cuộc họp đóng góp ý kiến cho dự thảo Thông tư kể trên do Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) chủ trì chiều ngày 25/12 tại Hà Nội, một số đại diện các doanh nghiệp đã có ý kiến cho rằng, quy định như vậy là quá chặt và nhiều doanh nghiệp dễ có nguy cơ bị thu hồi giấy phép nếu chỉ bị xử phạt hành chính 2 lần trong vòng 1 năm.
Theo ông Vũ Thanh Long, đại diện Công ty CP VNG, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính vì những lỗi rất nhỏ như: Vi phạm chế độ báo cáo định kỳ, chế độ lưu trữ thông tin hoặc những lỗi khác và chỉ bị xử phạt hành chính 2 lần đã thu hồi ngay giấy phép thì sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp vì phải 1 năm sau mới được cấp lại giấy phép. Ông Long đề nghị cần có quy định rõ hơn về hành vi vi phạm và nới lỏng quy định.
Đại diện VCCorp phát biểu rằng, quy định này khá chặt chẽ bởi nếu doanh nghiệp chỉ cần nộp báo cáo chậm hoặc vi phạm quy định thanh tra kiểm tra là có thể bị thu hồi ngay. Đại diện VCCorp đề xuất là cần có quy định cụ thể hơn về hành vi vi phạm, ví dụ bị phạt 3 lần trong 1 năm ở cùng một hành vi thì mới bị thu hồi. Nếu quy định như dự thảo khả năng các doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội bị thu hồi giấy phép là rất lớn. Nếu bị thu hồi doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn vì chi phí để xây dựng và vận hành một mạng xã hội rất lớn.
Đại diện Vụ Pháp chế (Bộ TT&TT) cũng đề nghị cần quy định rõ cấp nào xử phạt hành chính thì sẽ bị thu hồi giấy phép.
Các ý kiến tại hội thảo cho rằng, quy định mạng xã hội phải lưu trữ thông tin hoạt động của người dùng trong vòng 5 năm cũng tạo khó khăn cho doanh nghiệp, bởi họ sẽ phải đầu tư nguồn lực rất lớn để lưu trữ thông tin. Tuy nhiên, theo đại diện Ban soạn thảo Thông tư và đại diện Bộ Công an, quy định lưu trữ 5 năm là phù hợp với thời hiệu của các quy định hiện hành và đây là thời hạn tối thiểu. Về phía Bộ Công an còn muốn kéo dài thời hạn này.
Theo VNE
Phổ biến Nghị định 72 về quản lý dịch vụ Internet
Ngày 25/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
(Ảnh minh họa: T.H/Vietnam )
Tại hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu, phổ biến nội dung của Nghị định 72. Theo đó, Nghị định gồm sáu chương, 46 điều quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ, sử dụng tài nguyên trên Internet; đưa ra nguyên tắc, hành lang pháp lý trong việc cung cấp, sử dụng, phát triển dịch vụ của các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, những chế tài quan trọng để thiết lập các trang thông tin này và cung cấp dịch vụ trên các mạng thông tin di động; chế tài quản lý trò chơi điện tử, quản lý và cung cấp những phương thức hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng.
Điểm đáng chú ý nữa của Nghị định 72 là đưa ra các hành lang pháp lý, nội dung và giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin như quy định về việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân để kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhằm xác thực thông tin; quy định việc đăng ký, lưu giữ, sử dụng thông tin cá nhân của người đưa thông tin lên mạng xã hội, người chơi trò chơi điện tử...
Đặc biệt, Bộ đã triển khai xây dựng hai thông tư gồm: Thông tư "Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội" và Thông tư "Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP Ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đối với hoạt động quản lý trò chơi điện tử trên mạng".
Tại hội nghị, đại diện Cục Viễn thông giới thiệu một số Thông tư để hướng dẫn, triển khai các phần tiếp theo của Nghị định như Thông tư Internet công cộng, trò chơi điện tử công cộng; Thông tư kết nối Internet; Thông tư Kết nối CSP với doanh nghiệp di động; Thông tư Mạng xã hội và Trang thông tư điện tử tổng hợp; Thông tư Trò chơi trực tuyến... và các Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật khác của các bộ, ban ngành khác...
Đại diện Cục Viễn thông cũng cho biết, những văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực không áp dụng nữa như Thông tư 60, Thông tư 02. Đối với những vấn đề chưa rõ, các đơn vị cần có văn bản gửi Bộ và các cục, Vụ để được hướng dẫn.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng yêu cầu các đại biểu có sự trao đổi, thảo luận về những vấn đề cần được triển khai của Nghị định 72 để trong thời gian tới, việc áp dụng Nghị định 72 sẽ tạo ra những quy định rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang cho Internet Việt Nam phát triển; đồng thời, có cơ chế, giải pháp để ngăn chặn tiêu cực, tác hại nảy sinh trên Internet.
Thứ trưởng nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định tại Nghị định này
Theo Vietnamplus
Trang thông tin cá nhân có được đăng lại bài báo? Các trang thông tin cá nhân, về nguyên tắc không được phép copy toàn bộ bài báo đó để đưa lên trang thông tin điện tử. Ngày 25/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định 72 của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tại hội nghị, lãnh...