Trang thú tội trên mạng không phải để nói cho ’sướng mồm’
Lý giải về quyết định đóng cửa trang confession ( thú tội) của teen Lương Thế Vinh, thầy Văn Như Cương – hiệu trưởng nhà trường – cho rằng đây không phải là nơi để các em “thích nói gì thì nói”.
Vô bổ, mất thời gian
Trước những ý kiến trái chiều của các bạn trẻ về đề nghị đóng cửa trang confession của teen Lương Thế Vinh, PGS Văn Như Cương – hiệu trưởng nhà trường – đã có những lý giải xung quanh quyết định này.
Thầy Cương cho biết, sau một thời gian tìm hiểu những hoạt động của trang này, ban giám hiệu nhà trường nhận thấy rất mất thời gian và không có lợi ích gì bởi đây là nơi để các em tranh thủ nói chuyện nhảm nhí.
“Các em “thú tội” nhưng chuyện như mê anh này, thích anh kia và hỏi có ai biết chàng trai đó học lớp nào không… Nếu đó chỉ là những câu chuyện nói riêng với nhau thì được, nhưng khi đưa lên mạng xã hội, những người khác xúm lại bàn tán thì lại trở nên không hay”, thầy Cương nhận định.
Vì vậy, đề nghi này của nhà trường chỉ nhằm mục đích chấn chỉnh lại bộ phận admin của trang, và cùng các em quản lý nên đăng tải những nội dung gì.
Đề nghị đóng cửa trang thú tội trên mạng xã hội của ban giám hiệu nhà trường.
Thầy Cương cũng cho biết trước khi ra quyết định này, ban giám hiệu đã gửi tin nhắn và thông báo nếu học sinh nào là chủ trang thì lên gặp để trao đổi, và không hề đánh giá nặng nề trách nhiệm của các em. Nhưng hiện tại, chưa có học sinh nào nhận là chủ trang confession này.
Video đang HOT
Vì vậy, vị hiệu trưởng này còn lo lắng liệu đây có phải trang do các học sinh trong trường lập nên hay của người ngoài trường: “Nếu có sự nặc danh để lôi kéo các học sinh trong trường tạo nên những tin đồn không đúng sự thật, và nói cho sướng mồm thì đó là việc rất nguy hiểm”.
Hãy có trách nhiệm với phát ngôn của mình
Măc dù, thời gian qua, trang mạng xã hội này chưa có thông tin nào sai sự thật về trường nhưng do tính chất ẩn danh nên các bạn học sinh dường như “thích gì nói nấy” và không hề nghĩ đến hậu quả.
Thầy Cương ví dụ: “Ngay trước khi lễ khai giảng năm học mới diễn ra, một thành viên của trang này lại chia sẻ “Ước gì ngày mai trời mưa to”. Tôi cho rằng đây chỉ là lời nói đùa của một em học sinh, nhưng khi đưa lên mạng, các em khác vào bình luận, tưởng là có bức xúc gì với nhà trường và thành ra to chuyện, thiếu tinh thần xây dựng”.
“Hơn nữa, khi học sinh phản ánh, góp ý với ban giám hiệu nhà trường mà chưa đúng thì sẽ được giải thích rõ ràng. Nhưng nếu ý kiến này được đưa lên mạng, khi chưa được xác minh, mọi người cho rằng sẽ nghĩ rằng điều đó là đúng, vào bình luận, bàn tán, khiến sự việc trở lên phức tạp”, thầy Cương lo ngại.
Thầy Cương cũng cho biết nhà trường luôn khuyến khích các em bày tỏ ý kiến về giáo viên. Thậm chí, trường đã từng thay giám thị khi nhận được sự góp ý của các học sinh.
Vì vậy, vị hiệu trưởng khẳng định nhà trường rất tôn trọng dân chủ và không đến mức các em bị “áp đặt, đè nén chỗ này mà phải tìm chỗ kia để giải tỏa”, và cảm thấy buồn trước hành động của học sinh
Trước đây, khi đưa ra quy định về những điều cấm kỵ khi sử dụng mạng xã hội, nhà trường cũng đều yêu cầu các lớp tổ chức họp và thống nhất ý kiến của tất cả học sinh.
Đánh giá về trào lưu đang được rất nhiều bạn trẻ ưa thích này, thầy Cương cho rằng: “Giới trẻ hiện nay thấy có trào lưu gì mới là thích và tham gia theo kiểu a dua, bầy đàn. Có lẽ, một thời gian sau chắc các em cũng chán. Vì vậy, tôi nghĩ không phải các em ngại nói thẳng, hay bức xúc mà không tìm được nơi bày tỏ mà hành động như vậy”.
Qua sự việc này, vị hiệu trưởng bày tỏ: “Đôi khi vì muốn bày tỏ một chuyện tế nhị mà mình ngại nói tên. Nhưng dù có ẩn danh hay không, các em cũng nên có trách nhiệm với phát ngôn của mình. Bởi phát ngôn bừa bãi có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, khó lường”.
Theo Tuoitre
Lời khuyên của các chuyên gia về luyện thi cấp tốc
Chỉ còn 2 tuần nữa là đến kỳ thi đại học, nhiều thí sinh đổ xô đến "lò" luyện thi cấp tốc ở các trung tâm thành phố lớn mong vớt vát thêm kiến thức. Nhiều nhà giáo, chuyên gia tuyển sinh cho rằng, luyện thi cấp tốc không cần thiết.
Nên ở nhà ôn luyện, giữ gìn sức khỏe
PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết: "Kinh nghiệm cho thấy nhiều năm trở lại đây, đề thi đại học không quá khó với thí sinh. Học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa là đủ. Kiến thức học này phải được đầu tư thời gian dài trong những năm học phổ thông chứ không thể 1 tháng luyện thi cấp tốc mà thay đổi được. Do vậy, thời điểm này, các em học sinh nên ở nhà tập trung ôn lại kiến thức đã học và giữ gìn sức khỏe".
Thầy Cương cho hay, các lò luyện thi cấp tốc hiện nay là hoạt động kinh doanh nên đã kinh doanh là phải có lãi nên họ đưa đủ cách để thu hút thí sinh vào học. Các em học sinh cần hết sức lưu ý.
Khung cảnh một lò luyện thi ở Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hùng)
Đồng quan điểm, thầy giáo Vũ Quốc Lịch - Trường THPT Hà Nội Amsterdam - Hà Nội cho rằng: "Thi đại học kiến thức rất cơ bản, hoàn toàn nằm trong chương trình đã học. Do vậy, thí sinh không cần phải đến lò luyện vì không cần thiết. Nếu các em đến lò luyện mà luyện từng bài thì không có giá trị. Tôi khuyên các em nên ở nhà tổng hợp các kiến thức lại theo từng chủ đề sẽ hiệu quả hơn nhiều khi đi luyện thi cấp tốc".
Còn cô giáo Đỗ Thị Thu Hằng - Trường THPT Đào Duy Từ Hà Nội cho biết: "Đi luyện thi thời điểm này là các em giải quyết tâm lý vì chưa tin tưởng vào kiến thức của mình. Việc luyện thi cấp tốc là quyền của các em, không ai cấm. Nhiều trung tâm luyện thi đưa ra nhiều cách tuyển sinh với nhiều "chiêu trò" để thí sinh lựa chọn. Tuy nhiên, chỉ còn 2 tuần nữa là đến thi rồi, các em nên giữ gìn sức khỏe là chính vì kiến thức thi đại học là kiến thức tổng hợp 3 năm phổ thông chứ không thể trong vài tuần cuối này".
Đề thi đại học không nằm ngoài chương trình đã học
Chủ trương của Bộ GD-ĐT, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ ra theo cách kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp.
Bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn). Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Tuy nhiên, đề thi sẽ phân loại được trình độ học lực của thí sinh.
Với đề thi đại học năm nay, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, một số câu hỏi trong đề thi sẽ ra theo hướng mở và chủ trương của Bộ GD-ĐT không bắt thí sinh phải tổng hợp, vận dụng quá nhiều kiến thức cho mỗi câu hỏi.
Chia sẻ với thí sinh chuẩn bị thi đại học, Thứ trưởng Ga cho biết: "Các em học sinh cần xác định phần kiến thức nào của mình còn yếu, còn thiếu thì tập trung bổ sung, củng cố, hoàn thiện, tránh ôn tập lan man, học tủ, học lệch, chạy theo các loại sách tham khảo, các lò luyện thi. Các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm, động viên để các em có được tâm lý thoải mái, có sức khỏe tốt bước vào kỳ thi, tránh gây cho các em áp lực căng thẳng không cần thiết".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Sau năm 2015: Chương trình giáo dục phổ thông sẽ như thế nào? Ngày 5/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đông Quốc hội chức hôi nghị tham vân chuyên gia vê chương trình, sách giáo khoa phô thông. Nhận định của các chuyên gia đều cho rằng, chương trình, SGK vẫn còn nặng về kiến thức. Tại hội nghị, nhiêu vân đê được phân tích như chương trình (CT),...