Trang phục bị chế giễu tại bế mạc Olympic Tokyo
Vận động viên Johnny Weir đáp trả khi bị chế giễu về trang phục tại Olympic Tokyo 2020.
Theo Insider , trang phục thi đấu của các vận động viên năm nay thu hút sự quan tâm của người hâm mộ. Hình ảnh của họ trở thành đề tài gây tranh cãi trên các diễn đàn.
Ngày 9/8, vận động viên trượt băng người Mỹ – Johnny Weir – lên tiếng đáp trả những chỉ trích về trang phục và kiểu tóc tại lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020.
Johnny Weir mặc đồ gây tranh cãi. Ảnh: Insider.
Trong lễ bế mạc thế vận hội, anh mang đến hình ảnh phá vỡ chuẩn mực thời trang về giới tính. Vận động viên xuất hiện trong bộ suit trắng phá cách kết hợp blazer cùng áo sơ mi chất liệu vải voan xuyên thấu đi kèm quần lụa nữ tính.
Điểm đặc biệt trên tổng thể chính là mái tóc vuốt ngược được tạo kiểu bởi chuyên gia Mariola Zysk và đính thêm mẫu kẹp tóc hình 5 chiếc vòng tròn trên logo của Olympic.
Nhiều người để lại lời khen về hình ảnh của Johnny Weir. Anh đã xóa bỏ lằn ranh giới tính trong thể thao. Số còn lại chỉ trích về ngoại hình của nam vận động viên, trong đó có Jenna Ellis – cố vấn pháp lý cấp cao của cựu Tổng thống Donald Trump.
Cô viết: “Một hình ảnh thật đáng xấu hổ. Hãy quan tâm đến việc trở thành người đàn ông thực thụ. Thể hiện sự nam tính như trong kinh thánh đã viết. Bạn sẽ phải trả lời với chúa về sự lựa chọn và niềm tin của mình”.
Sau đó, vận động viên người Mỹ đã đáp lại lời chỉ trích của Jenna Ellis. Anh bày tỏ trên trang cá nhân: “Người đàn ông mà cô nói là cậu bé đã trưởng thành mang trong mình sức mạnh của người phụ nữ đã nuôi nấng nó. Nếu cảm thấy bị bóp nghẹt bởi sự nhìn nhận của người khác, hãy nhớ rằng bạn có thể tự do sống theo cách của mình”.
Anh cũng nói thêm rằng đừng đem tôn giáo vào những câu từ chỉ trích người khác, bởi đây không phải là cái cớ cho sự căm ghét.
Johnny Weir tại lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Insider.
Trước đó, một nhà báo nổi tiếng người Anh – Piers Morgan – cũng chia sẻ bài viết có ý châm biếm trang phục của vận động viên Tom Daley và đồng đội Matty Lee tại Olympic Tokyo 2020 vào ngày 26/7.
Ông đăng tải hình ảnh các vận động viên Anh mặc quần bơi ngắn và có phần “gợi tình” người xem.
“Thật e ngại khi các vận động viên nam phải mặc quần bơi thiếu vải, khiêu gợi quá mức tại thế vận hội. Tôi đề nghị phải để họ được mặc đồ che kín cơ thể nhằm bảo vệ và dành sự tôn trọng cho người tham gia thi đấu”, Piers viết.
Ý kiến của nhà báo nhanh chóng nhận luồng quan điểm trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người nhận định việc một người có tầm ảnh hưởng như Piers lên tiếng sẽ giúp chống lại câu chuyện tình dục hóa trong thể thao, thể hiện sự tôn trọng với các vận động viên nam.
Số còn lại cho rằng ông chỉ bênh vực đàn ông, mà không có sự công bằng dành cho phụ nữ, bởi Piers từng đăng bài mỉa mai các vận động viên nữ phản đối việc mặc bikini khi thi đấu.
“Tại sao đàn ông được tôn trọng, còn phụ nữ thì không. Vận động viên nam hoàn toàn có quyền lựa chọn phục trang thi đấu. Ngược lại, vận động viên nữ bị phạt chỉ vì không mặc bikini khi thi đấu. Đây có phải là sự bình đẳng giới tính mà ông Piers Morgan từng nói. Sự gợi tình ở đây không chỉ nằm ở trang phục của đàn ông, mà còn có phụ nữ”, một tài khoản trên Twitter bày tỏ.
Vận động viên Tom Daley và đồng đội Matty Lee tại Olympic Tokyo 2020 vào ngày 26/7. Ảnh: BBC.
Vận động viên tự thiết kế trang phục Olympic
Vận động viên trượt ván Lizzie Armanto lên ý tưởng và thực hiện bộ trang phục thi đấu ở Olympic Tokyo 2020.
Theo Vogue , Lizzie Armanto của đội tuyển trượt ván Mỹ bắt tay thương hiệu Vans cùng nhà thiết kế Rachael Finley, tạo nên bộ đồ màu xanh dương. Thiết kế được truyền cảm hứng từ kiến trúc sư Alvar Aalto, nhằm thể hiện sự tôn trọng với Phần Lan - quê nội của cô.
Armanto nói: "Năm 1939, kiến trúc sư người Phần Lan - Aalto - đã thiết kế một hồ bơi hình quả thận. Sau đó, trượt ván trong hồ bơi trở nên thịnh hành vào những năm 1970. Những hình thù trên trang phục của tôi mô phỏng các bể bơi khắp thế giới".
Lizzie Armanto thi đấu ở Olympic Tokyo 2020 hôm 4/8. Ảnh: AFP .
Các chuyên gia của tạp chí Vogue khen trang phục thi đấu của cô là một trong những thiết kế đẹp nhất ở Thế vận hội năm nay. Việc phối màu sắc giữa trang phục với đôi giày xanh mòng két, mái tóc xanh ngọc của nữ vận động viên tạo nên một tổng thể ấn tượng. Nhà phê bình thời trang Sarah Spellings viết: "Bộ đồng phục mang đậm dấu ấn cá nhân của Armanto, một đẳng cấp riêng. Với sự sáng tạo cùng phong cách nổi bật, chúng tôi cho cô ấy điểm 10".
Lizzie Armanto tập luyện. Video: The New Yorker.
Lizzie Armanto sinh năm 1993, có bố là người Phần Lan, mẹ người Mỹ, là một trong những vận động viên trượt ván xuất sắc thế giới. Trong suốt sự nghiệp thi đấu, cô giành hơn 30 giải thưởng. Trong các năm 2010, 2011 và 2012, cô đứng đầu trong cuộc đua tính điểm trượt ván tại World Cup. Năm 2013, Armanto giành giải bạc tại Womens Skateboard Park ở Barcelona, Tây Ban Nha. Một năm sau, cô đoạt giải Van Doren Invitational tại California.
Trong lịch sử, thời trang và trượt ván có nhiều cuộc hợp tác thành công. Năm 2015, Vetements đưa chiếc áo hoodie mang dòng chữ Thrasher - tên tạp chí trượt ván nổi tiếng - lên sàn diễn với cải tiến ở phần đệm vai. Năm 2017, Louis Vuitton bắt tay Supreme tạo nên dòng sản phẩm thể thao hút khách, làm thay đổi cuộc chơi giữa nhãn hiệu thời trang đường phố với nhà mốt xa xỉ nổi tiếng nhất thế giới. Chiến dịch quảng bá năm 2020 của Gucci có sự tham gia của nghệ sĩ kiêm vận động viên Orlando Miani cùng các thương hiệu thời trang trong ngành trượt ván như Stssy và Carhartt. Chanel cũng từng tạo ra nhiều chiếc ván trượt mang logo hai chữ C lồng vào nhau được nhiều ngôi sao ưa chuộng. Thiết kế của nhà mốt Pháp được rao giá 20.000 USD trên thị trường bán lại.
Bộ trang phục thi đấu đẹp nhất Olympic Tokyo Bộ đồ màu xanh được in hình hồ bơi rỗng thể hiện sự tôn kính của Armanto đối với Phần Lan. Vogue nhận xét trang phục thi đấu của vận động viên Lizzie Armanto là thiết kế đẹp nhất mùa Olympic Tokyo 2020. Bộ đồ blue-on-blue của vận động viên người Mỹ - Phần Lan với những đường nét trừu tượng xoáy giống...