Trang bị kiến thức giúp con “đánh bay” bệnh tật: Phòng bệnh bằng kỹ năng
Có lẽ, không ít phụ huynh lầm tưởng rằng, trẻ có thể “hưởng” mọi sự chăm sóc từ cha mẹ mà không cần hiểu rõ “ngọn ngành”.
Sự chăm sóc, chỉ dạy của phụ huynh trong việc giữ gìn sức khỏe là điều quan trọng để xây dựng kiến thức tự bảo vệ cho trẻ. Ảnh minh họa: Thế Đại
Tuy nhiên, thực tế, để con nắm vững kiến thức về các căn bệnh, cũng như tự bảo vệ sức khỏe là vô cùng cần thiết. Việc hiểu rõ về một số căn bệnh thường gặp sẽ là “chìa khóa” giúp trẻ tự bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh.
Hành trang theo con
Thời điểm chuyển từ mùa đông sang xuân thường là lúc trẻ dễ mắc bệnh. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và đêm có thể khiến trẻ khó thích nghi. Trong khi đó, cơ thể trẻ còn yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên càng dễ ảnh hưởng đến sức đề kháng, tăng khả năng mắc các bệnh thông thường.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc con không đúng cách của nhiều cha mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh và trở nặng. Thay vì đưa con đi khám, nhiều mẹ tự ý mua thuốc theo “lời khuyên” của người khác. Thậm chí, không ít phụ huynh tự mua ở hiệu thuốc hoặc dùng kháng sinh vô tội vạ cho con mà không biết điều này rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh kéo dài.
Nhiều trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh khiến việc điều trị về sau trở nên khó khăn, rủi ro và tốn kém. Không những thế, cùng sự thay đổi về môi trường, khí hậu, ô nhiễm, các loại vi sinh vật, vi trùng, vi khuẩn, virus gây bệnh ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, đe dọa sức khoẻ của trẻ.
“Ở trường, trẻ được giáo dục về khái niệm thế nào là bệnh, làm sao để phòng, chống một số bệnh thường gặp. Mỗi tháng, nhà trường sẽ có một chủ đề khác nhau liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe. Nhờ đó, giúp các con nắm được kiến thức và tự bảo vệ bản thân khỏi nhiều bệnh”, chị Trịnh Mai Chi – giáo viên Trường Mầm non Bông Mai 2 (Hà Nội) chia sẻ.
Theo đó, trẻ thường được cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng các bệnh về đường hô hấp, bệnh liên quan tới hệ tiêu hoá, cảm cúm, nhức đầu… Đặc biệt, theo chị Chi, trẻ sẽ được học cách bảo vệ sức khoẻ theo từng mùa.
“Chúng tôi hướng dẫn các con làm sao để phòng bệnh trong mùa xuân, hạ, thu, đông. Ví dụ, vào mùa hè, con nên mặc trang phục ra sao để không say nắng, say nóng. Hoặc, khi đi nắng, trẻ cần biết đội mũ, nhằm tránh bị đau đầu, cảm cúm… Trái lại, vào mùa lạnh, trẻ được khuyến khích mặc ấm, giữ ấm cơ thể”, chị Chi nói thêm.
Mặc dù cung cấp toàn diện cho trẻ về kỹ năng phòng bệnh, nhưng theo chị Chi, các con sẽ được học trong thời gian dài, thay vì “dồn” quá nhiều kiến thức trong một buổi. Mỗi bài học sẽ chỉ xoay quanh một vấn đề cụ thể. Thông qua đó, trẻ có thể biết khi nào mình không khỏe, hay khi trán nóng là bị sốt… Đồng thời, các con cũng sẽ hiểu rằng, mình cần thông báo tới thầy cô và cha mẹ khi cơ thể mệt mỏi.
Video đang HOT
“Bên cạnh đó, trẻ cũng được học về việc rửa tay đúng cách và vì sao cần ăn chín, uống sôi”, chị Mai Chi nói thêm.
Các chuyên gia cho biết, rửa tay đúng cách là một trong những việc quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng. Theo thống kê, không rửa tay đúng cách là nguyên nhân cơ bản lây nhiễm hơn 50% các dịch bệnh trên toàn thế giới. Ngoài ra, khoảng 1/4 các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm là do không có thói quen rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách. Theo ước tính, nếu tất cả mọi người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều duy trì thói quen này, sẽ có khoảng một triệu người trên toàn thế giới được cứu sống mỗi năm.
Đeo khẩu trang đúng cách sẽ giúp loại bỏ những nguy cơ gây bệnh đường hô hấp. Ảnh minh họa: Đại Quang
Hiểu biết về đại dịch
Không chỉ giúp con nắm “vững” kiến thức về sức khỏe, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, việc hướng dẫn trẻ phòng dịch được coi là ưu tiên hàng đầu. Bà Phan Hồ Điệp – giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, cha mẹ cần giúp con tìm hiểu về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Mặc dù có hàng loạt thông tin về những vấn đề này, nhưng phụ huynh cần lưu ý, nên lựa chọn thông tin phù hợp với lứa tuổi của con. Nếu con còn nhỏ, thông tin cần dễ hiểu và không quá nhiều. Đặc biệt, thông tin cần giúp con có cái nhìn chung về tình hình Covid-19 trên thế giới.
“Khi nói với con về vấn đề này, bố mẹ cần nhấn mạnh đến việc trẻ em ở nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng đến việc học, quan hệ bạn bè… mà nguyên nhân đều xuất phát từ Covid-19. Điều quan trọng nhất khi nói với con về dịch Covid-19 là không nói giảm hay lảng tránh mối lo lắng. Hãy đồng cảm với cảm xúc của trẻ và đồng ý rằng việc sợ hãi những điều này là hoàn toàn bình thường”, bà Phan Hồ Điệp lưu ý.
Tuy nhiên, bà Phan Hồ Điệp cho rằng, cha mẹ không nên dùng những từ quá cường điệu. Theo đó, nên hạn chế sử dụng những tính từ mạnh như: Thảm khốc, kinh hoàng… Bởi, khi “dựng lên một bức tranh u ám” về tình hình chung, trẻ có thể trở nên bi quan hơn.
Trẻ được học về các bệnh từ khi bắt đầu tới trường. Ảnh minh họa
Ngoài ra, nữ giảng viên gợi ý, trẻ cần được biết về quá trình và những thành tựu chống dịch của Việt Nam. Như vậy, trẻ sẽ thêm tự tin và vững tâm vào công cuộc chống dịch.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – giảng viên bộ môn Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược TPHCM nhấn mạnh, tất cả các tế bào miễn dịch đều cần đến chất dinh dưỡng để phát triễn. Do đó, đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, sữa không còn là thức ăn duy nhất và quan trọng nhất.
Vì vậy, phụ huynh được khuyến khích chú ý đến việc cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây để có nhiều chất xơ, vitamin A, E, D, K, C…và khoáng chất. Bắt đầu cho trẻ làm quen với các loại đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa để có thể có đủ axit amin và protein. Đây là những chất quan trọng để tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh.
“Nên nhớ, phải ăn uống thật đa dạng, không quá tập trung vào một loại vitamin hay khoáng chất nào. Trẻ từ 1 – 5 tuổi nhớ nguyên tắc: Tất cả đều được cung cấp từ thực phẩm là tốt nhất. Ngoài ra bắt đầu từ 6 tháng tuổi có thể cho bé uống ít nước. Ăn uống đủ thì hệ miễn dịch chắc chắn sẽ khỏe mạnh. Nhưng nhớ phải ăn chín, uống sôi, tránh động vật hoang dã”, chuyên gia cho biết.
Để bảo vệ sức khỏe trẻ, bác sĩ Tưởng gợi ý, cha mẹ không nên để con thiếu ngủ. Cụ thể, trong tất cả các giai đoạn phát triển kỹ năng, trẻ đều dễ bị stress. Song, nếu trẻ có nếp ngủ lành mạnh, não bộ sẽ phát triển và giải tỏa nguồn stress tích tụ hằng ngày.
“Bố mẹ nên vừa tập luyện kỹ năng vừa duy trì thói quen tốt giúp cho con có sức khỏe và hệ miễn dịch chống chọi được bệnh tật”, chuyên gia cho biết.
Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền những căn bệnh do virus, vi khuẩn; Đồng thời, giúp phòng chống nhiều bệnh khác như tay chân miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sởi, cúm A (H5N1, H1N1), MERS-CoV… Bằng cách dạy con hình thành thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, cha mẹ vừa có thể giúp con biết cách tự bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình, vừa phòng tránh dịch bệnh cho cả cộng đồng.
Cách phòng bệnh hô hấp mạn tính tái phát mùa lạnh
Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, kích ứng đường hô hấp...
Các bệnh hô hấp mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những bệnh lý thường gặp bao gồm: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản,...
Tránh ô nhiễm không khí
Nhiều bụi, dị nguyên trong môi trường sống trong nhà là nguy cơ gây các đợt cấp bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Việc tạo môi trường sống trong nhà sạch làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, giảm nồng độ các dị nguyên gây các đợt cấp hen phế quản.
Chú ý tới vật nuôi trong nhà vì chúng có thể thải dị nguyên tới bất cứ nơi nào trong nhà, biện pháp tốt nhất là không nuôi bất cứ vật nuôi nào khi trong nhà đã có người được chẩn đoán hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm cũng là những yếu tố nguy cơ làm xuất hiện các đợt nhiễm trùng hô hấp. Vì vậy, cần mặc ấm khi ra lạnh, giữ ấm mặt, cổ ngực bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm khi ra đường, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời.
Khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc đêm khuya vì lúc đó trời lạnh hơn. Tránh luyện tập gắng sức khi trời lạnh, độ ẩm không khí cao, hoặc môi trường nhiều bụi; tránh hút thuốc, khói thuốc và khói bếp, nên ở trong nhà có môi trường ổn định khi đang có đợt cấp của bệnh phổi mạn tính.
Thời tiết như hiện nay là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đợt kịch phát của bệnh nhân hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc
Hút thuốc làm giảm rất rõ sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp. Khi hút thuốc, các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản bị giảm hoạt động, làm giảm thải chất nhầy khỏi đường hô hấp. Các tế bào bảo vệ khác như các tế bào bạch cầu, đại thực bào cũng hoạt động không hiệu quả, do vậy dễ xuất hiện nhiễm trùng hô hấp. Hút thuốc thụ động cũng có tác động tương tự.
Giảm tỷ lệ hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính trong tương lai, làm chậm lại đáng kể tốc độ xấu đi của chức năng thông khí phổi. Bên cạnh đó, không hút thuốc làm giảm tần suất các nhiễm trùng hô hấp, căn nguyên hàng đầu gây các đợt cấp của bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản,...
Về chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn rất quan trọng, vì vậy cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối để có sức chống lạnh. Thường xuyên vệ sinh răng miệng, giữ đều nếp đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng.
Tránh các thức ăn đã từng gây dị ứng, hoặc có thành phần sulfite thường thấy trong các chất bảo quản thực phẩm như khoai tây, tôm, hoa quả khô, bia, rượu đã qua chế biến vì thường gây các cơn hen.
Điều trị triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp
Các ổ nhiễm khuẩn mạn tính ở răng, lợi, miệng, tai, mũi, họng cần được điều trị triệt để nhằm tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới. Viêm phổi thường có xu hướng nặng hơn ở người già trên 65 tuổi, hoặc ở những người mắc các bệnh phổi mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ phổi,...
Do vậy, những bệnh nhân này cần tuân thủ đúng chế độ điều trị bệnh đang mắc; ở những bệnh nhân nằm lâu, cần thay đổi tư thế thường xuyên kết hợp vỗ rung lồng ngực. Việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế hàng ngày giúp bệnh nhân ho khạc đờm tốt, giảm ứ đọng đờm trong đường thở, do vậy cải thiện tình trạng viêm niêm mạc đường thở. Liệu pháp này đặc biệt có ý nghĩa với những bệnh nhân giãn phế quản.
Thuốc mới trị chứng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp Hầu hết bệnh nhân tử vong trong thời thơ ấu do nhiễm trùng. Trước khi thuốc này được phê duyệt các lựa chọn điều trị duy nhất bao gồm chăm sóc hỗ trợ và các liệu pháp hướng đến các biến chứng phát sinh từ căn bệnh này. Thuốc tiêm nulibry (fosdenopterin) vừa được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm...