Tráng bát bằng nước sôi: Chỉ trấn an về tâm lý!
Tráng bát bằng nước nóng trước khi ăn là thói quen của nhiều người để đảm bảo vệ sinh đồ dùng ăn uống. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau, không ít người lựa chọn giải pháp tráng bằng nước đun sôi để nguội hay nước canh, nước luộc rau.
Nước sôi – Mới chỉ là điều kiện cần
PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật phân tử, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho biết, mục đích của việc nhúng nước sôi cho đồ dùng ăn uống là để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như vi khuẩn tả, vi khuẩn salmonella, khuẩn gây độc tố tụ cầu vàng…
Cách làm này có thể loại trừ khá tốt các loại vi khuẩn này, tuy nhiên cần phải chú ý đến điều kiện nhiệt độ nước và thời gian tiếp xúc. Một điều may mắn là các vi khuẩn chết ở nhiệt độ trên 100oC thường không phải vi khuẩn gây bệnh thực phẩm. Vi khuẩn đường ruột đa số là các loại vi khuẩn yếu, có thể tiêu diệt ở nhiệt độ gần tới 100oC. Tuy nhiên, để thực sự có hiệu quả diệt khuẩn thì thời gian tiếp xúc phải đủ lâu.
GS.TS Phùng Đắc Cam, trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ khẳng định, việc sử dụng nước đun sôi để tráng vi khuẩn về mặt khoa học là không có ý nghĩa mà chỉ có tác dụng trấn an tâm lý.
Bởi với nhiều loại vi khuẩn để tiêu diệt cần có hai yếu tố là nhiệt độ cao cũng như thời gian đủ lâu. Ví dụ, với nước đang sôi (tức nhiệt độ sôi gần 100 độ C) thì bạn chỉ cần 5 phút là vi khuẩn chết, nhưng với nước đã đun sôi và vẫn nóng khoảng 60oC thì cần đến 30 phút.
Nước nguội – Vô tác dụng
Video đang HOT
Rửa sạch và hong khô mới là cách giữ vệ sinh hiệu quả
GS.TS Phùng Đắc Cam cho biết thêm nước đun sôi 100oC diệt được vi khuẩn nhưng khi để nguội trên 2 giờ bắt đầu đã có vi khuẩn xâm nhập và sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn tăng lên rất nhiều. Do vậy, việc tráng đồ dùng ăn uống bằng nước đun sôi để nguội là vô tác dụng, thậm chí có thể tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngược lại.
Bản thân nước đun sôi để nguội nếu bảo quản không tốt, ví dụ như không cho vào bình chứa đậy kín mà để trong nồi, múc bằng cốc hay bát cầm tay hoặc cho vào bình nhưng mở nắp…
Với những trường hợp này nước sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn từ các vật dụng cũng như tay người đưa vào. Khảo nghiệm thực tế đã cho thấy sự có mặt của các loại vi khuẩn như E.coli trong nước sôi để nguội.
TS. Vương Tuấn Anh, khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, chủ nhiệm đề tài về nước đun sôi để nguội nhiễm bẩn cũng cho hay, thông thường nếu nước đun sôi để nguội cho vào bình sạch có nắp đậy, vòi xả sẽ tránh được tình trạng tái nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, nếu bảo quản không sạch thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao, nhất là vùng nông thôn có trẻ nhỏ cho tay khuấy hoặc đưa cốc vào múc nước. Nước sôi để nguội lâu dễ xảy ra tình trạng rêu, nấm mốc và vi khuẩn nên hoàn toàn có thể khiến cho đồ dùng ăn uống của bạn tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất vẫn nên rửa sạch đồ dùng sau khi ăn và để ráo hoặc sấy khô. Đối với đồ ăn chỉ nên ăn chín uống sôi.
Đặc biệt, đối với các đồ dùng để đựng thức ăn ở nhà hàng chắc chắn sẽ không rửa sạch bằng ở nhà mà chỉ ở mức độ tương đối do nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế, nếu ăn ở hàng nên dùng các món đang nóng sôi sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Theo Dân Trí
Giải quyết tận gốc viêm nhiễm đường sinh dục
Các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có nguy cơ gây ra vô sinh, ung thư tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc lứa đôi nếu để viêm nhiễm trở nặng, lây lan và tái phát lại nhiều lần.
Mất cân bằng hệ vi sinh - Nguyên nhân chính
Bình thường dịch âm đạo chứa 108-1.012 vi khuẩn/ml bao gồm trực khuẩn doderlin, các cầu khuẩn, các trực khuẩn không gây bệnh, trong đó có trực khuẩn doderlin chiếm 50-88%.
Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật có trong âm đạo ở trạng thái cân bằng động. Mất sự cân bằng này có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Âm đạo có độ pH
Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, là lúc lượng vi khuẩn doderlin sụt giảm và các vikhuẩn gây hại chiếm ưu thế hơn sẽ xảy ra viêm nhiễm âm đạo.
Những lỗi thường gặp khi điều trị
Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh đường uống hay đặt điều trị theo nguyên nhân gây bệnh không đúng liều, không đủ thời gian, hoặc không điều trị cả 2, hoặc điều trị lạm dụng kháng sinh, dùng kéo dài khả năng diệt khuẩn mạnh có thể diệt hệ vi khuẩn có ích, làm mất cân bằng sinh lý âm đạo.
Yếu tố tâm lý: Do ngại tốn kém, mất thời gian, nhất là tâm lý e ngại của các bạn gái trẻ nên không khám ngay khi mới bắt đầu viêm nhiễm làm cho các dấu hiệu viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, ...
Không giải quyết tận gốc: Các dung dịch vệ sinh hằng ngày chỉ mang đến tác dụng "làm sạch" vùng kín, tác dụng diệt khuẩn thấp, không giải quyết được tận gốc "ổ" viêm nhiễm phát sinh từ bên trong âm đạo.
Hậu quả là bệnh tái phát và để lại những di chứng như lây lan viêm nhiễm đến cổ tử cung, đến lớp niêm mạc tử cung và vòi trứng, gây nên viêm nhiễm vùng chậu, làm tắc
Vì vậy, khi mới có dấu hiệu viêm nhiễm như ra nhiều khí hư, ngứa, rát bất thường ở vùng kín, khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường, ... nên đi khám ngay để xác định nguyên nhân và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giúp cân bằng sinh lý vùng kín, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, tái phát; tăng sức đề kháng của cơ thể như sữa chua, tỏi...
Theo Dân Trí
Cháo củ mài chữa bệnh đường ruột Củ mài còn gọi là khoai mài, hoài sơn, là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi nước ta hoặc được trồng. Từ củ mài, người ta chế biến nhiều món ăn ngon, ngoài ra củ mài sau khi chế biến còn là vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y (gọi là hoài sơn hay sơn dược). Bộ phận...