Trận tử thủ vĩ đại của 39 lính dù trước phiến quân Afghanistan
Đại đội lính dù Liên Xô được giao nhiệm vụ tử thủ, giữ chặt điểm chốt trước đợt tấn công dữ dội vào Cao điểm 3234 của phiến quân trên chiến trường Afghanistan.
Phiến quân Afghanistan luôn có sẵn trong tay hệ thống tên lửa vác vai Stinger đáng gờm.
Theo War History Online, trận đánh tại Cao điểm 3234 được coi là một trong những biểu tượng vinh quang nhất của quân Liên Xô tại Afghanistan. Trên điểm cao này, một đại đội lính dù Liên Xô đã kiên cường chống cự, đẩy lùi phiến quân Afhganistan với quân số đông hơn gấp nhiều lần.
Chiến dịch Magistral
Thành phố Khost đã trở thành điểm nóng giao tranh giữa lực lượng Liên Xô với nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan do Jalaluddin Haqqani cầm đầu trong suốt 8 năm. Trong giai đoạn cuối năm 1987, thành phố bị cô lập hoàn toàn, Hồng quân Liên Xô đồn trú tại đây chỉ có thể nhận tiếp tế qua đường hàng không.
Các cuộc đàm phán với thủ lĩnh Haqqani không đem lại kết quả. Haqqani muốn kiểm soát thành phố Khost để làm thủ phủ của quốc gia riêng mà hắn lập nên, cũng như làm căn cứ cho các trận đánh vào sâu trong lãnh thổ Afghanistan.
Hình ảnh thành phố Khost năm 2010.
Cuối năm 1987, Tập đoàn quân số 40 Liên Xô dưới quyền tướng Boris Gromov khởi động chiến dịch Magistral. Chiến dịch được đề ra nhằm phá vỡ vòng vây quanh Khost, mở tuyến đường tiếp viện cho thành phố này.
Lực lượng Liên Xô tham gia gồm Sư đoàn Bộ binh cơ giới số 108 và 201, Sư đoàn Đổ bộ đường Không thuộc lực lượng Cận vệ số 103 và Lữ đoàn số 56. Họ được yểm trợ bởi 5 sư đoàn bộ binh và một sư đoàn tăng thiết giáp của chính phủ Afghanistan.
Thông tin tình báo cho biết phiến quân đóng giữ nhiều khu vực kiên cố trên tuyến đường cao tốc nối thành phố với thủ đô Kabul, trong đó có các bãi mìn dài 3 km, 10 bệ pháo phản lực phóng loạt BM-21, nhiều loại pháo cao xạ, súng chống tăng, pháo cối, khiến khu vực quanh Khost gần như bất khả xâm phạm.
Trưc thăng vận tải IL-76 của Liên Xô nhận nhiệm vụ chở quân.
Lợi thế của phiến quân là việc sử dụng tên lửa vác vai Stinger, do CIA cung cấp, với hệ thống dẫn đường bằng hống ngoại. Loại vũ khí nhỏ gọn nhưng hiệu quả này khiến cho quân Liên Xô không thể gọi yểm trợ trên không.
Hồng quân hiểu rằng một cuộc tấn công trực diện sẽ là tự sát. Họ quyết định đánh lừa phiến quân để chúng lộ vị trí. Ngày 28.10.1987, một cuộc đổ bộ giả được thực hiện ở khu vực do phiến quân kiểm soát.
Chiếc Il-76 thả dù các hình nộm, khiến nhiều ổ hỏa lực của phiến quân khai hỏa tiêu diệt “lính dù Liên Xô”. Ở tầm cao hơn là một máy bay trinh sát, âm thầm chụp ảnh và định vị mục tiêu. Thông tin này được gửi về cho lực lượng pháo binh Liên Xô gần đó nã đạn suốt 4 giờ đồng hồ.
Video đang HOT
Đây là bước đầu tiên trong Chiến dịch Magistral. Bộ chỉ huy tác chiến Liên Xô cũng cần một chiến thắng sau hàng loạt những thất bại trên chiến trường Afghanistan.
Trận đánh Cao điểm 3234
Phiến quân Afghanistan.
Trong chiến dịch này, các chỉ huy Liên Xô muốn bảo vệ đoạn đường dài 100 km từ Gardez tới Khost hay còn gọi là “Đường cao tốc của Thần chết”.
Một trong những vị trí quan trọng nhất là ngọn đồi không tên có độ cao 3.234 m, được gọi là “Cao điểm 3234″. Đại đội 9, Trung đoàn Đổ bộ đường không, thuộc lực lượng Cận vệ Độc lập số 345 được giao trọng trách trấn giữ điểm cao này.
Đơn vị với quân số 39 người, gồm những lính dù thiện chiến nhất, hiểu rõ chiến thuật của đối phương.
Đại đội do Đại tá Valery Vostrotin chỉ huy đổ bộ xuống đỉnh đồi ngày 7.1.1988 Nhiệm vụ của họ là xây dựng cứ điểm kiên cố để theo dõi và kiểm soát tuyến đường dài bên dưới, bảo đảm an toàn cho các đoàn xe hướng tới Khost.
Khu vực này nằm giữa lãnh thổ do Jalaluddin Haqqani kiểm soát với sự trợ giúp của cơ quan tình báo quân sự Pakistan.
Cao điểm 3234, phía nam Afghanistan.
Vành đai phòng thủ vừa được thiết lập cũng là lúc phiến quân Afghanistan phát động cuộc tấn công đầu tiên. Đại đội 9 không được trang bị vũ khí hạng nặng, phải dựa vào yểm trợ pháo binh để đối mặt với nhiều loại hỏa lực mạnh của quân địch.
Phiến quân mở đợt tấn công bằng pháo kích dữ dội, tiếp sau đó là hai mũi tấn công bao gồm khoảng 250 tay súng. Một số nguồn tin nói, phiến quân điều tới khu vực 500 lính thiện chiến.
Trên chiến hào, trung úy Viktor Gagarin, chỉ huy Trung đội 1 đóng vai trò quan sát vị trí kẻ địch để gọi pháo binh yểm trợ.
Phiến quân tấn công điểm cao 3234 bằng chiến thuật rất bài bản, chứng tỏ chúng là đơn vị lính có tổ chức, được huấn luyện kỹ càng. Chúng tổ chức tấn công theo từng lượt, mỗi khi bị đánh bật xuống, phiến quân tổ chức lại đội hình, phát động cuộc xung phong tiếp theo.
Trong suốt quãng thời gian giao tranh, lực lượng lính dù Liên Xô luôn giữ tín hiệu liên lạc với trung tâm chỉ huy. Họ nhận được mọi sự hỗ trợ cần thiết như pháo kích, tiếp tế đạn dược và sơ tán người bị thương bằng trực thăng.
Lính đặc nhiệm Spetsnaz chuẩn bị cho nhiệm vụ ở Afghanistan.
Đại đội 9 đã đánh bật tổng cộng 12 đợt tấn công của đối phương. Trong những đợt tấn công cuối cùng, đại đội 9 rơi vào tình trạng thiếu thốn đạn dược trầm trọng. Quân địch tiếp cận quá gần trong đêm nên giao tranh biến thành những cuộc cận chiến bằng dao găm, lưỡi lê và mọi thứ người lính có thể tìm thấy xung quanh.
Trận đánh kết thúc trước bình minh ngày hôm sau, khi phiến quân rút lui vì thương vong nặng nề. Hầu hết những người lính dù Liên Xô đều kiệt sức. Trong tay mỗi người không còn đủ 30 viên đạn tiêu chuẩn, đạn súng ngắn và lựu đạn đều hết sạch. Những người lính dù sau này kê lại rằng, nếu như phiến quân tiếp tục tấn công thì có lẽ cả đại đội sẽ không còn có thể trụ vững.
Liên Xô kiểm soát cao điểm này cho đến khi toàn xe tiếp tế cuối cùng đi qua con đường phía bên dưới.
Kết thúc trận chiến, đại đội lính dù Liên Xô tổn thất 6 người, 28 người khác bị thương trong tổng số 39 thành viên. Tất cả binh sĩ của Đại đội 9 đều được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ và Huân chương Sao đỏ. Hai người thiệt mạng được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì sự dũng cảm và hy sinh trong khi chiến đấu.
Phía Liên Xô ước tính có khoảng 200 phiến quân bị tiêu diệt, trong đó có nhiều xác tay súng mặc trang phục rằn ri đen – đỏ – vàng, màu đặc trưng của lính đặc nhiệm Pakistan.
Liên Xô đưa các bằng chứng này ra trước Liên Hiệp Quốc để phản đối sự can thiệp của Pakistan, nhưng lời cáo buộc bị làm ngơ.
Quan hệ Liên Xô-Pakistan vốn đã căng thẳng khi chiến tranh Afghanistan nổ ra, đạt đến mức thấp nhất trong lịch sử sau trận đánh tại Cao điểm 3234.
Theo Danviet
Trận đổ bộ chiếm đảo duy nhất của lính dù phát xít Đức
Đức huy động lượng lớn lính dù đổ bộ đánh chiếm đảo Crete, Hy Lạp nhưng hứng chịu thương vong quá lớn khiến Hitler cấm tiến hành các chiến dịch tương tự.
Lính dù Đức đổ bộ xuống Crete. Ảnh: War History.
Trong 12 ngày cuối tháng 5/1941, lực lượng liên quân Anh, Australia, New Zealand và Hy Lạp đã phải nỗ lực chiến đấu để đẩy lui cuộc đổ bộ quy mô lớn chưa từng có của phát xít Đức,
Sau khi Hy Lạp rơi vào tay Đức trong tháng 4/1941, quân Đồng minh tập trung lực lượng bảo vệ Crete, hòn đảo lớn nhất ở đông Địa Trung Hải, nơi phát xít Đức rất muốn tấn công đánh chiếm, theo War History.
Hòn đảo này là nơi lý tưởng để tiến hành các chiến dịch hải quân. Ngoài ra, đường băng trên đảo Crete là nơi tập kết máy bay để tấn công các mục tiêu ở Bắc Phi, làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu của Đức ở Romania hoặc tấn công tuyến hàng hải của Anh ở kênh đào Suez.
Nếu chiếm được đảo Crete, Đức Quốc xã sẽ ngăn chặn quân Đồng minh phát động các cuộc phản công vào khu vực Đức mới chiếm được ở vùng Balkan. Các tướng lĩnh Đức lên kế hoạch sử dụng lực lượng thuộc Quân đoàn không quân XI do thiếu tướng Kurt Student chỉ huy để đánh chiếm hòn đảo này.
Theo kế hoạch, lính Đức sẽ nhảy dù và dùng tàu lượn đổ bộ xuống những cứ điểm trọng yếu dọc bờ biển phía bắc đảo Crete, sau đó Sư đoàn sơn cước số 5 sẽ chuyển quân bằng đường không đến các sân bay chiếm được.
Lực lượng tấn công của Student sẽ đổ bộ xuống khu vực Maleme ở phía tây, trong khi một mũi tấn công nhỏ hơn sẽ nhắm vào phía đông. Mũi đổ bộ chính ở phía đông sẽ được tiêm kích Messerschmitt Bf 109 xuất kích từ đất liền yểm trợ.
Nhờ tin tức tình báo, trung tướng Bernard Freyberg, chỉ huy quân Đồng minh trên đảo Crete, nắm được ý đồ của Đức và thiết lập thế trận phòng thủ trước cuộc tấn công. Tuy nhiên, yếu tố địa hình và trang bị liên lạc nghèo nàn khiến nhiệm vụ bảo vệ cứ điểm quan trọng phía bắc, nơi cách khu vực phe Trục chiếm giữ chỉ 100 km, là nhiệm vụ rất khó khăn.
Tướng Freyberg có khoảng 40.000 quân giữ đảo, hầu hết đều được sơ tán khỏi đất liền sau khi bị thất thủ. Dù quân số đông, họ chỉ có trang thiết bị lạc hậu, không thể liên lạc với nhau do địa hình rừng núi hiểm trở, vũ khí không đủ uy lực để tạo nên sự khác biệt trên chiến trường.
Ngoài lực lượng bộ binh, Freyberg được chi viện thêm 22 xe tăng, 100 khẩu pháo, trong đó chỉ có 49 khẩu có chất lượng đảm bảo và phải dàn mỏng trên đảo.
Trận chiến nổ ra ngày 20/5/1941, lính dù Đức đổ bộ từ máy bay Junkers Ju 52 xuống gần đường băng Maleme. Lực lượng này chịu thương vong lớn trong ngày đầu tiên khi hứng chịu hỏa lực bắn lên từ mặt đất, khiến một số đại đội gần như bị xóa sổ. 400 trong tổng số 600 quân của Tiểu đoàn 3 bị chết trong ngày đầu tấn công Crete do tàu lượn bị bắn rơi hoặc bị quân phòng ngự tiêu diệt sau khi tiếp đất.
Sơ đồ tác chiến với các địa điểm đổ quân của Đức. Ảnh: War History.
Dù chịu thương vong lớn, lính dù Đức vẫn chọc thủng được phòng tuyến do liên quân Australia - Hy Lạp thiết lập. Ngay trong đêm 20/5, lực lượng phòng thủ đảo đã phản công, tái chiếm một số vị trí bị mất vào tay quân Đức, nhưng đến sáng sớm, tình hình nhanh chóng thay đổi.
Ngày 21/5, Tiểu đoàn bộ binh 22 của New Zealand rút lui khỏi đồi 107 do hai đại đội phòng ngự ở hai phía không liên lạc được với nhau, khiến đường băng Maleme không được bảo vệ.
Quân Đức chiếm được đường băng Maleme mà không vấp phải sự kháng cự lớn. Tướng Student nhanh chóng tập trung quân chiếm đường băng Maleme và điều thêm quân đổ bộ bằng đường biển. Quân Đồng minh đối phó bằng cách ném bom khu vực nhưng không thể ngăn Sư đoàn sơn cước số 5 được chuyển đến bằng máy bay ngay trong đêm.
Quân Đồng minh tổ chức phản công chiếm lại đường băng nhưng phải đối mặt với các oanh tạc cơ Stuka của Đức, khiến họ phải rút lui sang sườn đông đảo Crete.
Sau 4 ngày giao tranh ác liệt, Freyberg ra lệnh sơ tán toàn bộ lực lượng quân Đồng minh khỏi đảo Crete. Quân Đồng minh mất hơn 1.700 người, cùng với khoảng 6.500 quân đầu hàng và bị phát xít Đức bắt làm tù binh vào 1/6.
Tuy giành chiến thắng, lực lượng lính dù Đức hứng chịu thương vong rất nặng nề với hơn 6.000 quân thiệt mạng. Hoảng sợ với tổn thất quá lớn của chiến dịch nhảy dù chiếm đảo quy mô lớn đầu tiên này, Hitler quyết định lính dù chỉ được sử dụng để yểm trợ bộ binh, không bao giờ được tiến hành thêm bất cứ chiến dịch tương tự nào nữa.
Về phần mình, các tướng lĩnh Đồng minh nhận thấy hiệu quả của việc sử dụng lực lượng đổ bộ trong các cuộc tấn công chiếm đảo. Từ nghiên cứu kinh nghiệm của Đức ở trận Crete, các chiến lược gia Mỹ đã ra mắt học thuyết sử dụng quân đổ bộ trang bị vũ khí hạng nặng khi họ tham chiến ở châu Âu.
Duy Sơn
Theo VNE
Lính IS tử thủ: Giao tranh diễn ra khốc liệt ở Mosul, Iraq Quân đội Iraq áp đảo về hỏa lực và số lượng binh sĩ ở mặt trận Mosul. Trong khi đó, phiến quân IS vẫn chống trả dù bị thương vong nặng. Truyền đơn mà quân đội Iraq rải xuống Mosul từ máy bay hối thúc các chiến binh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS mau chóng quy hàng. Xe quân...