Trăn tự đẻ trứng dù không gần bạn tình suốt 20 năm
Vườn thú St. Louis đang tìm hiểu tại sao trăn hoàng gia cái 62 tuổi có thể đẻ 7 quả trứng dù không ở gần con đực ít nhất hai thập kỷ.
Trăn cái 62 tuổi cuộn tròn quanh ổ trứng. Ảnh: AP.
Mark Wanner, quản lý vườn thú St. Louis tại bang Missouri, cho biết trăn hoàng gia có thể sinh sản vô tính. Đây là hành vi khác thường nhưng không hiếm gặp. Loài trăn đôi khi có thể lưu trữ tinh trình để thụ thai khi muốn. Việc đẻ trứng của con trăn lớn tuổi ở vườn thú cũng khá kỳ lạ bởi trăn hoàng gia thường ngừng đẻ trứng trước 60 tuổi. Wanner cho biết đây là con trăn già nhất mà vườn thú từng nuôi.
Video đang HOT
Theo vườn thú St. Louis, con trăn cái đẻ trứng hôm 23/7. Ba quả trứng vẫn ở trong lồng ấp, hai quả được dùng để lấy mẫu vật di truyền và con non ở hai quả trứng còn lại không thể sống sót. Những quả trứng sẽ nở trong khoảng một tháng. Hoạt động lấy mẫu vật sẽ hé lộ trứng được tạo ra qua sinh sản hữu tính hay vô tính (trinh sản). Con trăn hoàng gia khác ở khu nuôi bò sát của vườn thú là một con đực 31 tuổi.
Một người nuôi thú tặng con trăn cái cho vườn thú 1961. Nó đẻ trứng năm 2009 nhưng những quả trứng không nở. Lần đẻ trứng tiếp theo là năm 1990 và số trứng này có thể được thụ tinh bởi con trăn đực do nhân viên vườn thú đặt đôi trăn vào cùng xô để dọn chuồng.
Trăn hoàng gia là động vật bản xứ ở Tây và Trung Phi. Đây là loài trăn nhỏ, chỉ dài 1,5 mét. Chúng là vật nuôi được ưa chuộng trên thế giới. Tên gọi “trăn hoàng gia” xuất phát từ việc những vị vua cổ đại ở châu Phi, chủ yếu là Ai Cập, thường để trăn quấn như một món đồ trang sức. Họ chọn trăn hoàng gia thay cho rắn hổ mang bởi chúng dễ xử lý và không có nọc độc.
Hóa thạch sinh vật biển nửa tỷ năm tuổi
Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy phần còn lại của bốn sinh vật biển nguyên thủy có hình dạng giống như chiếc lá ở miền trung Trung Quốc.
Các mẫu vật ước tính khoảng 550 triệu năm tuổi được khai quật tại khu vực Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc bởi nhóm nghiên cứu sự sống sơ khai từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (NIGPAS), phối hợp với một số học giả từ Đại học Bách khoa Virginia (Virginia Tech) của Mỹ.
Bốn sinh vật được xác định từ hóa thạch - bao gồm Arborea arborea, Arborea denticulata và hai loài Arborea khác chưa được đặt tên - trông gần giống nhau và có chiều dài cơ thể khoảng 10 cm. Trưởng nhóm nghiên cứu Pang Ke, Phó giáo sư từ NIGPAS, nhấn mạnh chúng nằm trong nhóm những sinh vật sống đầu tiên dưới đáy đại dương.
Các hóa thạch và hình ảnh phục dựng của Arborea. Ảnh: NIGPAS.
Arborea có hình lá cây với phần "cuống" chứa giác mút để bám vào đáy biển, trong khi phần "lá" đứng thẳng và lắc lư trong nước. Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng chúng kiếm ăn bằng cách hấp thụ các hạt chất hữu cơ nhỏ từ nước biển.
Theo NIGPAS, các sinh vật thân mềm cổ đại này phát triển mạnh vào cuối kỷ Ediacara. Trước đây, từng có ý kiến cho rằng Arborea là tổ tiên của những con bút biển hiện đại nhưng các bằng chứng phát sinh loài đã bác bỏ giả thuyết này. Nghiên cứu mới cho thấy chúng có thể đại diện cho một lớp sinh vật đa bào, nhân chuẩn sơ khai.
"Arborea là một nhóm sinh vật lớn từng phân bố rộng khắp các đại dương. Vì vậy, việc nghiên cứu hóa thạch có thể cung cấp những manh mối quan trọng về quá trình tiến hóa của sự sống", Pang chia sẻ.
Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Paleontology hôm 8/9.
Tham quan những bảo tàng kỳ lạ nhất thế giới Lá gan của cặp song sinh dính liền thân, bức tường sọ người, xác ướp 'xà phòng,... là những mẫu vật được trưng bày tại bảo tàng y học Mutter. Đây cũng là một trong số những bảo tàng được cho là kỳ lạ và rùng rợn nhất trên thế giới... Bảo tàng y học Mutter (Mỹ) Bảo tàng Mutter thuộc Philadelphia, bang...