Trăn trở về nhân sự ngành giáo dục
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trăn trở về chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Đây cũng là nỗi niềm của nhiều địa phương, trong đó có An Giang.
Có học sinh, có lớp học thì phải có đủ giáo viên
Liên quan đến lĩnh vực này, trong phiên thảo luận kết quả phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Thị Thanh Hương đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành sớm quan tâm xem xét việc tinh giản biên chế trong ngành giáo dục phù hợp hơn.
“Cùng với các cấp, ngành, thời gian qua, ngành GD&ĐT cũng thực hiện lộ trình giảm 10% biên chế/năm. Tuy nhiên, đối với ngành giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông, hầu hết các trường đều có đặc thù nhất định, xác định rõ định mức giáo viên đối với từng cấp học. Chính vì vậy, việc thực hiện giảm 10% biên chế viên chức hàng năm đối với hệ thống giáo dục phổ thông gây ra tình trạng bất hợp lý và rất khó khăn cho ngành. Kiến nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo việc đảm bảo lực lượng lao động trong ngành giáo dục theo định mức quy định với tinh thần “có học sinh, có lớp học thì phải có đủ giáo viên” – bà Trần Thị Thanh Hương nêu ý kiến.
Cùng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập; giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay. Theo đó, đề nghị Bộ GD&ĐT sớm sửa đổi định mức học sinh, giáo viên trên lớp phù hợp với điều kiện thực tế của vùng miền. Cần quan tâm giải pháp thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, nhất là cấp học mầm non, tiểu học; hướng dẫn địa phương sắp xếp lại trường liên cấp, liên xã, thu gọn điểm trường để đưa học sinh về điểm trường trung tâm, bảo đảm chỉ số học sinh trên lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục.
Trước kỳ họp thứ 4 này, Sở GD&ĐT đã trình bày khó khăn về giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên đến Đoàn ĐBQH tỉnh. Hiện nay, Bộ GD&ĐT không cho phép trường trung cấp, cao đẳng tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, mà phải phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên hoặc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Điều này gây khó khăn cho việc tuyển sinh vừa học trung cấp nghề, vừa học văn hóa hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT tại trường trung cấp. Ở An Giang, các trường trung cấp đã có đội ngũ giáo viên dạy văn hóa cấp THPT. Tuy nhiên, tại Thông báo 76/TB-VPCP, ngày 8/4/2021 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cho phép các trường trung cấp đủ điều kiện tiếp tục tổ chức dạy văn hóa hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Video đang HOT
UBND tỉnh ban hành Quyết định 1586/QĐ-UBND, ngày 29/6/2022 phê duyệt đề án “Sắp xếp, phân công dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong các trường trung cấp, cao đẳng”. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ GD&ĐT chưa thống nhất, nên việc thực hiện giảng dạy văn hóa tại trường trung cấp của địa phương gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tổ chức thực hiện đề án.
ĐBQH tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương đã nêu vấn đề này tại nghị trường Quốc hội. Qua đó, kiến nghị Chính phủ sớm có chỉ đạo thống nhất, theo hướng tiếp tục cho phép tổ chức dạy văn hóa trong các trường trung cấp, cao đẳng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người có thêm cơ hội để học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay tại địa phương.
Tháo gỡ tình trạng giáo viên bỏ việc
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc (trong đó phần lớn là cán bộ ngành giáo dục và y tế). Đây là thực trạng rất đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, bởi rất khó tìm được người thay thế vì có đặc thù riêng, ảnh hưởng đến học sinh và người bệnh. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, những ngày qua, Bộ GD&ĐT nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri gửi tới, bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng giữa việc ngành thiếu giáo viên và hiện tượng giáo viên bỏ việc, chuyển việc. Hai vấn đề này khác nhau, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Làm rõ vấn đề thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, từ nay tới năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung đến 107.000 giáo viên. Nhiều năm về trước, tình trạng này đã xuất hiện. Giáo viên không đủ một phần do bỏ việc, một phần do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu (do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết). Đồng thời, còn thiếu do tăng dân số tự nhiên. Khi bắt đầu năm học 2015, cả nước có trên 19 triệu học sinh. Nhưng đến tháng 9/2022, là 23 triệu học sinh. Trong khi đó, số giáo viên vào tháng 9/2015 hơn 1,1 triệu người cho bậc mầm non đến phổ thông. Đến tháng 9/2022, có 1,2 triệu giáo viên. Có thể thấy, số giáo viên nhiều hơn 100.000, trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu em.
Tình trạng thiếu giáo viên do biến động về dân số ở một số vùng, miền (dồn về các thành phố lớn hoặc khu công nghiệp); do dịch bệnh tác động, trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục. Bên cạnh đó, số buổi học tăng từ 1 lên 2 buổi/ngày; do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh; tỷ lệ chuẩn 35 học sinh/lớp cho bậc tiểu học; 45 học sinh/lớp của bậc trung học.
Về giải pháp, vừa qua Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt, giao cho ngành GD&ĐT tổng cộng 65.000 chỉ tiêu, sẽ tuyển dần từ nay đến năm 2026. Riêng năm 2022, được duyệt 27.850 chỉ tiêu, sở nội vụ các tỉnh, thành phố phối hợp Sở GD&ĐT bắt đầu tuyển dụng giáo viên. Ngoài chỉ tiêu mới, các tỉnh, thành phố đang tồn đọng trên 10.000 chỉ tiêu từ các năm cũ vẫn chưa tuyển được. Do đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương vừa tuyển số mới, vừa tiếp tục tuyển số cũ để đáp ứng được nhu cầu.
Giáo dục mầm non không đơn thuần chỉ là chăm sóc trẻ
Sau 10 năm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang đánh giá kết quả thực hiện để hướng tới chương trình mới với kỳ vọng sẽ yêu cầu cao hơn.
Gần 6 triệu trẻ mầm non được đến trường
Năm 2009, Chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ GD-ĐT ban hành và thực hiện trên toàn quốc. Hơn 10 năm qua, quá trình triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giáo dục phổ thông đạt được những kết quả tốt. Theo Bộ GD-ĐT, Chương trình giáo dục mầm non hiện hành đang được triển khai ở gần 15.500 cơ sở, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có gần 5,3 triệu trẻ học 2 buổi/ngày, đạt 99% tổng số trẻ.
Chương trình giáo dục mầm non không đơn thuần chỉ là sự chăm sóc trẻ em mà thay vào đó là xây dựng triết lý giáo dục
Qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện tính ưu việt, khoa học, phù hợp với thực tiễn; giúp giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai. Kết quả nổi bật trên cả nước là số trẻ được huy động đến trường ngày càng tăng. Tính đến năm học 2019-2020, cả nước huy động được gần 5,8 triệu trẻ em đến trường, tăng gần 1,9 triệu trẻ so với năm học 2010-2011.
Các điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cũng có sự chuyển biến rõ nét so với năm học 2010-2011. Cả nước có 365 nghìn giáo viên mầm non, tăng gần 150 nghìn người so với năm đầu tiên triển khai. Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng giáo viên mầm non cũng có sự chuyển biến, trong đó, tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng gần 35% so với năm học 2010-2011. Điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục mầm non cũng được các địa phương quan tâm, đầu tư mạnh mẽ. Năm học 2019-2020, cả nước có gần 202 nghìn phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng hơn 77 nghìn phòng so với năm học 2010-2011. Đáng chú ý, tỷ lệ phòng học bán kiên cố giảm 15,3%; phòng học tạm giảm 8,7%...
Xem xét thật thấu đáo cách tiếp cận năng lực phù hợp với giáo dục mầm non, bởi nếu không thận trọng sẽ lấy cách tiếp cận phổ thông cho bậc học này. Cần định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng giản dị, trong đó, định hướng đầu tiên là sự lương thiện của con người. Vì đây là vấn đề hệ trọng không được phép sai lầm nên cần rút kinh nghiệm những giai đoạn trước.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn
Tuy nhiên, quá trình khảo sát, đánh giá việc triển khai Chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT tại các địa phương cho thấy, công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân. Các khu công nghiệp, khu đô thị đông dân cư vẫn còn tình trạng thiếu trường, lớp. Đầu tư cho giáo dục mầm non tại một số địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp của Nhà nước và mới chỉ tập trung cho các cơ sơ giáo dục mầm non công lập. Các ý kiến cũng chỉ ra thu nhập của giáo viên mầm non, nhất là của giáo viên mầm non ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa tương xứng với cường độ lao động và tính chất công việc. Đồng thời, mức hỗ trợ chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non còn thấp.
Xây dựng triết lý giáo dục
Trước yêu cầu cao hơn của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Chương trình giáo dục mầm non đã tốt, nhưng chưa đủ. Đề làm tốt hơn nữa, Bộ GD-ĐT muốn lắng nghe kinh nghiệm từ thực tiễn, khuyến cáo của các chuyên gia để việc xây dựng sẽ đạt mục tiêu đặt ra.
Theo Tiến sĩ Aija Rinkinen - Chuyên gia cao cấp về giáo dục tại Ngân hàng Thế giới, xây dựng Chương trình giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là nơi chăm sóc trẻ để cha mẹ đi làm mà thay vào đó là xây dựng triết lý giáo dục. Tại đó, trẻ em là trung tâm, chăm sóc và phát triển trẻ là phương pháp. Giáo viên được liên tục bồi dưỡng để cập nhật, đổi mới, trẻ em được xác định và hỗ trợ các nhu cầu cần thiết.
PGS.TS Hu Xinyun Annie - Khoa Giáo dục mầm non thuộc Đại học Giáo dục Hồng Kông cho rằng, khác với cách học truyền thống chú trọng truyền tải về kiến thức, hiện nay các chuyên gia giáo dục mầm non tập trung xây dựng chương trình mới hướng đến những phương pháp giáo dục cung cấp cho trẻ các kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, bối cảnh, qua đó phát triển năng lực, cảm xúc, trẻ em học được cách chia sẻ, chăm sóc, trải nghiệm, hỗ trợ những người xung quanh.
GS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trưởng ban biên soạn Chương trình giáo dục mầm non cho biết, quan điểm để xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới sẽ theo hướng tiếp cận năng lực, quan tâm đến phát triển toàn diện (tức là không chỉ quan tâm đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ mà quan tâm cả việc giáo dục trẻ), quan tâm đến đặc thù vùng miền và trao quyền triển khai chương trình ở các địa phương. Chương trình giáo dục mầm non mới được dự kiến sẽ chú trọng đến 4 phẩm chất: Yêu thương, tôn trọng, trung thực, trách nhiệm. "Ở bậc mầm non, chúng ta kỳ vọng ở trẻ có sự yêu thương bản thân, gia đình. Rồi tôn trọng, trung thực, trách nhiệm, đó là những bước ban đầu làm nền tảng để trẻ có lòng yêu nước, nhân ái, trách nhiệm... ở những bậc học cao hơn. Đồng thời, Chương trình giáo dục mầm non mới sẽ chú trọng 5 năng lực chung gồm: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, thích ứng, tự lực. Tự lực và thích ứng môi trường sẽ là điều để giúp sau này trẻ có khả năng tự chủ, tự học. Còn giao tiếp và hợp tác chắc chắn cần phải hình thành ngay từ sớm..." - GS Lê Anh Vinh nói.
GS Lê Anh Vinh cũng nhấn mạnh 3 điểm mới nổi bật so với chương trình hiện hành là: Chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực và liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong việc hình thành hệ giá trị con người Việt Nam; tiếp cận quyền trẻ em được khắc họa rõ nét hơn; trao quyền mạnh hơn cho các địa phương và nhà trường trong việc phát triển và thực hiện chương trình. Dựa trên mục tiêu và kết quả mong đợi cuối độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, GS Lê Anh Vinh đề xuất các địa phương và từng nhà trường lựa chọn nội dung giáo dục gần gũi, phù hợp để xây dựng các chủ đề giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, tổ chức cho trẻ em học qua chơi...
Nhiều ý kiến cho rằng, giáo dục mầm non là nền tảng cho giáo dục phổ thông, vì vậy chương trình cần thể hiện rõ nét tính liên thông, đồng thời mang tính mở để bảo đảm phù hợp với các điều kiện vùng, miền... Theo PGS.TS Vũ Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT), nội dung Chương trình giáo dục mầm non cần thể hiện rõ nét hơn tính liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó cần xem xét lại khả năng tiền học đọc và tiền học viết cho trẻ 5 tuổi để liên thông với tiếng Việt Tiểu học.
Trước những ý kiến này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gợi mở một số nguyên tắc khi xây dựng chương trình như tính kế thừa chương trình cũ, lấy nền tảng khoa học tâm lý học, trong đó nhấn mạnh đặc thù lứa tuổi. Bộ trưởng cũng đề nghị nhóm chuyên môn xem xét thật thấu đáo cách tiếp cận năng lực phù hợp với giáo dục mầm non, bởi nếu không thận trọng sẽ lấy cách tiếp cận phổ thông cho bậc học này.
Thống nhất với mục tiêu chung là nhằm phát triển con người toàn diện, song Bộ trưởng cho rằng, cần định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng giản dị, trong đó, định hướng đầu tiên là sự lương thiện của con người. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Vì đây là vấn đề hệ trọng không được phép sai lầm nên cần rút kinh nghiệm những giai đoạn trước. Việc khảo sát, thử nghiệm phải làm rất thấu đáo. Mục tiêu là có một Chương trình giáo dục mầm non tốt, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng thực hiện. Tinh thần là dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em và cần chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, giáo viên, tâm thế, truyền thông... để có thể có được kết quả tốt nhất".
Bộ trưởng Giáo dục trải lòng về vô số chữ 'phải' ập đến trong đầu Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, cứ mỗi buổi chiều, trong đầu ông có vô số những chữ 'phải phải phải',... ập đến. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề...