Trăn trở của phụ huynh “già” có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời

Theo dõi VGT trên

Khi nhắc đến công lao dưỡng dục của các đấng sinh thành thì không một mỹ từ nào có thể diễn tả hết được.

Đặc biệt, đến mùa thi cử nhập học của các sĩ tử, ta lại càng thấu hiểu thêm được tình thương bao la ấy khi chứng kiến những hình ảnh đầy lo lắng nhọc nhằn của các bậc phụ huynh.

Lúc giấy báo trúng tuyển đến nhà, cha mẹ ôm nhau mừng rỡ, nhưng sau đó là những đêm trằn trọc thở dài vì khoản học phí cho con nhập học sắp tới, theo đó lại là nỗi lo hành lý, chỗ ở đàng hoàng, giá cả phải chăng để con có thể yên tâm học hành. Và cũng không ít cha mẹ đứng ngồi không yên vì sợ con sẽ bị những cám dỗ ngoài đô thị rộng lớn phồn hoa kia làm cho vấp ngã, bởi từ trước đến nay con chỉ là cô cậu bé ngây thơ hiền lành quẩn quanh xóm nghèo nhỏ bé…

Lắng nghe những lời trăn trở của các bậc phụ huynh trong ngày nhập học cho con em mình tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội mới biết rằng: trong mắt cha mẹ con cái gì có trưởng thành và mạnh mẽ đến đâu, cũng chỉ là đứa con bé bỏng, chưa bao giờ cha mẹ hết canh cánh trong lòng!

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 1

Tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhập học từ 10-15/8.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 2

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 3

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 4

Rất đông phụ huynh có mặt từ sớm tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội để tiến hành nhập học cho con em.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 5

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 6

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 7

Chờ đợi con trong cái nóng oi bức.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 8

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 9

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 10

Nụ cười tươi của một ông bố.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 11

Một ông bố đọc lại thật kỹ hồ sơ của con.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 12

Một người đỗ, cả nhà vui.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 13

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 14

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 15

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 16

Muôn kiểu đợi con ngày nhập học.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 17

Video đang HOT

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 18

Vẫn biết 4-5 năm đại học chính là bước khởi đầu để con tiến ra đại dương nhiều sóng to gió lớn hơn. Nhưng trong lòng cha mẹ vẫn không giấu nổi sự ưu tư, lo lắng.

Con đỗ đại học là ước mơ của cả gia đình

Đó là lời chia sẻ của ông Trần Đức Huy phụ huynh Đặng Đức Anh trúng tuyển vào Viện Ngoại ngữ, Đại học Bách Khoa Hà Nội: “ Đây là mơ ước của ông bà, bố mẹ các cháu, ngày tháng cứ trông mong cho cháu đỗ đại học. Hôm nay thực sự ông rất phấn khởi, thấy cảnh sinh viên hồ hởi đăng ký nhập học, nhìn vào lớp chủ nhân tương lai của đất nước thực sự ông rất vui. Ông cũng động viên cháu nó cố gắng học tập, làm sao trở thành những sinh viên không xuất sắc thì cũng giỏi, phục vụ cho nước nhà.

Gia đình ông bà mong chờ lắm, chuẩn bị cho ngày nhập học ai cũng vui trong lòng, tính xem chuẩn bị cho cháu nó những gì rồi liên hoan một bữa cho nó phấn khởi, cho cháu nó tự tin thể hiện được cái mong muốn của bố mẹ, gia đình. Quan trọng nhất là khi vào học rồi, đến khi ra trường phải tích lũy được kiến thức, chứ không phải là học để trả bài. Chắc cũng không phải riêng ông đâu, mà là tâm lý chung của mọi bậc phụ huynh, ai cũng hi vọng con em mình thành tài“.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 19

Ông Trần Đức Huy phụ huynh Đặng Đức Anh trúng tuyển vào Viện Ngoại ngữ.

Học đại học không giống thời phổ thông, nếu con không bản lĩnh sẽ dễ bị cám dỗ

Chốn thành thị nhiều cám dỗ và cạm bẫy, điều này càng trở nên nguy hiểm với những bạn từ ở quê lên thành phố học – vốn hiểu biết về xã hội và cuộc sống nơi đây quá ít. Những trò lừa đảo bủa vây các bạn dưới đủ mọi hình thức, mà chỉ cần một chút bất cẩn hay một chút “thiếu bản lĩnh” thì bạn sẵn sàng bị sa chân ngay lập tức. Điều đó khiến không ít phụ huynh dè dặt và nơm nớp lo cho con khi bước chân lên thành phố nhập học.

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền phụ huynh em Nguyễn Minh Hiếu trúng tuyển ngành IT, Đại học Bách Khoa Hà Nội: “ Trước khi nhập học cô xem rất kĩ thông tin của nhà trường rồi cách nhập học, nói chung ngày hôm nay hoàn thành khá nhanh bởi nhà trường hướng dẫn rất đầy đủ. Lúc ban đầu, thực sự cô rất băn khoăn trong việc cho con ở nội trú hay ở trọ bên ngoài, nhưng theo tìm hiểu các bạn sinh viên năm nhất hầu hết chưa quen đường, chưa quen nhịp sống nên cô đã đăng ký cho em ở ký túc.

Đây là lần đầu tiên các em tách khỏi gia đình, nên cô thực sự rất băn khoăn, và lo lắng. Nhưng từ trước đến giờ cô luôn tin tưởng con, đây chỉ mới là khởi đầu thôi hi vọng em luôn luôn giữ vững được tinh thần hiện tại“.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 20

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền phụ huynh em Nguyễn Minh Hiếu trúng tuyển ngành IT.

Cùng tâm trạng đó, cô Trịnh Thị Xuyên đến từ Thái Bình – phụ huynh của em Đặng Phương Nam đỗ ngành IT2 Kĩ thuật máy tính trải lòng: “ Cô đến đây từ chiều hôm qua chuẩn bị cho ngày hôm nay em nhập học. Trước khi nhập học thực sự cô rất lo lắng, nhất là khoản học phí cô đã tìm hiểu rất kỹ, sau đó cô đã cùng em chọn một ngành phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình.

Cô cũng rất lo khoản tìm trọ cho các em, đầu tiên cũng có tìm hiểu qua về kí thúc xá, rồi cũng nhờ người quen hỏi thăm, cuối cùng là quyết định để em ở chỗ người quen. Vào thành phố rồi hi vọng em luôn bản lĩnh phân biệt được điều tốt sai, đúng xấu khi đã đạt được bước thành công đầu tiên trong cuộc đời“.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 21

cô Trịnh Thị Xuyên đến từ Thái Bình – phụ huynh của em Đặng Phương Nam đỗ ngành IT2 Kĩ thuật máy tính.

“Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời”

4-5 năm học tập không phải là quá dài so với cuộc đời của một con người, nhưng cũng không phải là ngắn so với suốt chặng đường học tập của mỗi chúng ta. Suốt 18 năm con đang được sự chăm lo bao bọc của gia đình, được bố mẹ lo lắng từ bữa cơm giấc ngủ. Thậm chí có rất nhiều bạn năm cuối cấp bố mẹ không để đụng tay đụng chân vào việc gì, tất cả thời gian dành cho con học và nghỉ ngơi để lấy sức. Đã đến lúc con phải tự đi trên đôi chân của chính mình.

Đến từ rất sớm để đưa con nộp hồ sơ nhập học, cô Xuân phụ huynh của em Nguyễn Khoa Bằng trúng tuyển vào khoa Điện tử Viễn thông cho hay: “ Vì em này là em út nên cô nghĩ cô đã hoàn thành nhiệm vụ khi em đã đỗ được đại học. Nhưng cũng lo lắng vì thấy thông tin rằng đỗ vào Bách Khoa thì rất nhiều sinh viên không ra được trường. Cô cũng có căn dặn em rằng nếu em không chăm chỉ học tập thì không thể ra được trường, cho con vào học nhưng cũng lo vì nếu con không chú tâm sẽ không thành công.

Trước khi đi học, cô chuẩn bị tư tưởng cho em rằng lên đại học phải học thật sự vì không giống các cấp học dưới. Cô vốn sinh em lúc rất già, cho nên muốn em phải có hành trang thật tốt để trở thành một công dân tốt, ra trường với tấm bằng giỏi và có công ăn việc làm. Cô luôn nói với em rằng: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời“.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 22

Cô Xuân phụ huynh của em Nguyễn Khoa Bằng trúng tuyển vào khoa Điện tử Viễn thông.

Bác Thành phụ huynh em Nguyễn Huy Hoàng (tân sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo): “ Hôm nay bác đến đây là 7h45, trước khi nhập học bác chỉ nhắc em cố gắng học hành cho tốt. Khi mà biết điểm cả nhà rất vui mừng, quan trọng nhất đây là ngành mà em thích. Bách Khoa vốn là một trường hàng đầu ở Việt Nam, con mà theo học ở đây cả nhà rất tự hào. Sau khi đỗ vào BK thì cha mẹ nào cũng mong muốn thành tài. Bác không sợ em nó thật nghiệp, số liệu thống kê nó cũng chỉ là một con số thôi, còn phải phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi người đó, và bác luôn tin rằng con bác sẽ thành công“.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 23

Bác Thành phụ huynh em Nguyễn Huy Hoàng (tân sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo).

Hoà nhập cũng trở thành nỗi lo

Hầu như các tân sinh viên ngoại tỉnh luôn có một chút thiếu tự tin khi hòa nhập trong môi trường mới, nhất là các bạn cảm nhận được cái gọi là “sự khác biệt về đẳng cấp” từ những chiếc điện thoại xịn, chiếc xe máy đắt tiền hay những bộ quần áo, túi xách hàng hiệu của “dân thành phố”, gia đình khá giả. Chính vì cảm nhận này đôi khi tạo ra tâm lý e ngại, co cụm trong nhiều bạn tân sinh viên khi hòa nhập với môi trường ĐH. Từ đó, các bạn không dám mạnh dạn thể hiện năng lực bản thân.

Một mình lặn lội từ Thanh Hóa ra Hà Nội nhập học, ở trọ cùng họ hàng ở quận Long Biên cách trường hơn 10 cây số, cậu bạn Đức Anh (Thủ khoa khối A toàn quốc, theo học ngành IT1 – Đại học Bách Khoa Hà Nội) trải lòng trước ngày quan trọng nhất của cuộc đời: “ Hôm nay không khí nhập học khá nhộn nhịp và các bác nhập học khá là đông. Mặc dù là thủ khoa toàn quốc khối A00, em mong mình sẽ cố gắng phát huy khả năng của mình giúp sức cho trường cho khoa, em không sợ thất nghiệp bởi nếu vào học cứ cố gắng theo được tiến độ của trường thì em nghĩ mình sẽ thành công“.

Trăn trở của phụ huynh già có con vừa đỗ Đại học: Lúc con ra trường bố mẹ đã 70 tuổi, con phải cố gắng vì bố mẹ không thể theo con suốt cuộc đời - Hình 24

Cậu bạn Đức Anh (Thủ khoa khối A toàn quốc) trải lòng trước ngày quan trọng nhất của cuộc đời.

Theo Trí Thức Trẻ

Trẻ em học hành kiệt sức, thể thao Hàn khó có 'Son Heung Min' thứ hai?

Quan niệm kỳ thi đại học quyết định tương lai và sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp bạc bẽo, nhiều rủi ro khiến nhiều cha mẹ Hàn Quốc ngăn cấm con cái theo đuổi đam mê chơi thể thao.

Zing.vn trích dịch bài đăng trên South China Morning Post, đề cập đến câu chuyện nền thể thao tại đất nước Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu vắng các tài năng trẻ. Học sinh nước này dành phần lớn thời gian "vùi đầu" vào hàng tá sách vở, bài kiểm tra, làm mọi cách để đỗ đại học và coi thời gian chơi bóng đá là xa xỉ, lãng phí.

Tại thành phố Paju, cách Seoul một tiếng lái xe, một nhóm trẻ em mặc áo số đang miệt mài chạy quanh sân bóng, luyện tập các kỹ năng chuyền bóng, rê bóng và sút bóng.

Những đứa trẻ là một trong số hơn 250 thành viên của Paju FC Friends, chương trình bóng đá dành cho các cầu thủ trẻ do huấn luyện viên Jo Ki Jung và 5 người khác điều hành. Ông Jo từng là một cầu thủ chuyên nghiệp.

Người đàn ông 36 tuổi cho hay sự hứng thú với môn thể thao vua có xu hướng tăng lên khi người Hàn chứng kiến Son Heung Min và đồng đội đánh bại "cỗ xe tăng" Đức tại vòng chung kết World Cup vào năm ngoái.

Còn đội trẻ quốc gia cũng giành chức á quân tại giải World Cup cho lứa tuổi dưới 20.

Hàn Quốc là đất nước nhiều lần ghi danh bảng vàng tại các đấu trường thể thao quốc tế. Từ Thế vận hội Olympic mùa hè 2004, Hàn Quốc chưa bao giờ trượt khỏi top 10 các quốc gia đạt nhiều huy chương nhất.

Thời gian chơi thể thao là xa xỉ, lãng phí

Nhiều tên tuổi của làng thể thao xứ kim chi vang danh thế giới ở các bộ môn bóng đá, bóng chày.

Năm 2015, Son Heung Min trở thành cầu thủ châu Á có giá trị chuyển nhượng cao nhất trong lịch sử khi đặt bút ký hợp đồng với câu lạc bộ Tottenham Hotspur với số tiền 22 triệu bảng Anh.

Tháng 6 vừa qua, ngôi sao bóng chày Ryu Hyun Jin là người Hàn Quốc đầu tiên góp mặt tại giải đấu nổi tiếng Major League Baseball All-star Game của Mỹ.

Tuy nhiên, trên thực tế, Hàn Quốc không phải là nơi người dân có hứng thú quá nhiều với thể thao.

Trẻ em học hành kiệt sức, thể thao Hàn khó có Son Heung Min thứ hai? - Hình 1

Hàn Quốc nắm giữ vị trí thành tích cao tại các kỳ Thế vận hội, song người dân nước này không coi sự nghiệp thi đấu thể thao là điều đáng theo đuổi. Ảnh: Yonhap News.

Chỉ có số ít những vận động viên nổi bật được nhận nguồn tài trợ dồi dào từ các nhãn hàng và chính phủ với kỳ vọng mang thành tích về cho đất nước.

Số lượng các cầu thủ trẻ may mắn được tuyển trạch viên phát hiện ra tài năng từ sớm và đưa ra nước ngoài để tập luyện chuyên nghiệp vẫn ở mức hạn chế.

Theo Lee Ki Kwang, giáo sư Giáo dục Thể chất tại Đại học Kookmin (Seoul), khoảng cách giữa thành tích thể thao Hàn Quốc trên đấu trường thế giới và sự thiếu quan tâm đến thể thao ở quê nhà đều bắt nguồn từ hệ thống giáo dục nhồi nhét tại xứ sở kim chi.

Chỉ có 3% người Hàn chơi golf, tỷ lệ với các môn thể thao phổ biến như bóng đá và bóng chày cũng dừng ở mức ít ỏi, với lần lượt 2,4% và 2%, theo báo cáo của tờ Daily Sports Hankook.

"Chơi thể thao dường như là hoạt động dành cho tầng lớp có điều kiện hơn là thói quen hàng ngày của số đông", vị giáo sư giải thích.

"Khi nào hệ thống giáo dục vẫn theo định hướng kỳ thi đại học quyết định tất cả và học sinh bằng mọi giá cần đạt điểm số cao, văn hóa thể thao của đất nước vẫn sẽ dậm chân tại chỗ", ông nói thêm.

Kỳ thi đại học lấn át tất cả

Tại vòng chung kết World Cup dành cho lứa tuổi U20, cái tên tạo nên sự đột phá trong thế hệ cầu thủ trẻ là Lee Kang In, người dành danh hiệu người chơi hay nhất giải đấu.

Chàng trai 18 tuổi chơi ở vị trí tiền vệ tấn công cho một đội bóng tại Tây Ban Nha. Tháng 10 năm ngoái, anh trở thành cầu thủ Hàn Quốc trẻ tuổi nhất ra mắt và thi đấu chuyên nghiệp tại châu Âu.

Huấn luyện viên Jo Ki Jung cho biết những người như Lee Kang In có sức ảnh hưởng rất lớn đến những đứa trẻ mà anh đào tạo. Không hiếm các cậu bé nuôi mơ ước trở thành ngôi sao bóng đá.

Nhưng ngay cả khi có những anh hùng sân cỏ truyền cảm hứng mạnh mẽ, nhiều học sinh Hàn Quốc đơn giản là không có nổi thời gian rảnh để chơi thể thao.

Hơn 80% số học sinh nước này vùi đầu đêm ngày trong các trung tâm học thêm hagwon, miệt mài ôn tập cho kỳ thi đại học được ví như "đấu trường sinh tử".

"Hầu hết lũ trẻ chỉ có thể tham dự các buổi học từ 1-2 lần mỗi tuần. Chỉ có 30 học sinh đăng ký tham gia lớp học ở trình độ khó, cường độ tập luyện thường xuyên hơn. Cha mẹ cũng hiếm khi cho con cái dành quá nhiều thời giờ cho các lớp học thể thao", vị huấn luyện viên cho biết.

"Nếu cảm thấy việc rèn luyện thể chất không đem lại tương lai xán lạn, các bậc phụ huynh cũng không đầu tư thêm.Thay vào đó, họ sẽ đưa con vào các trung tâm học thêm, nơi chúng được dạy dỗ các môn học thuật", ông Jo nói thêm.

Trẻ em học hành kiệt sức, thể thao Hàn khó có Son Heung Min thứ hai? - Hình 2

Kể cả có các ngôi sao như Son Heung Min truyền cảm hứng, những đứa trẻ yêu thích bóng đá tại Hàn vẫn đặt chuyện học hành lên hàng đầu và làm mọi cách để đỗ đại học. Ảnh: Fox Sport.

Kể từ năm 1995, giáo dục thể chất được loại bỏ khỏi các môn bắt buộc trong chương trình dạy cho học sinh phổ thông.

"Mọi mục tiêu học tập đều chỉ tập trung việc chuẩn bị thi đại học, nhiều đứa trẻ coi thời gian chơi thể thao là xa xỉ, lãng phí. Tại nhiều trường học, các giờ học giáo dục thể chất buộc phải nhường chỗ cho các bài kiểm tra", giáo sư Lee phân tích.

Theo số liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này, khoảng 500.000 người Hàn Quốc tham gia chơi bóng đá.

Đối với Ryu Jung-gyu, điều này có thể được coi là tín hiệu tích cực. Chàng trai 22 tuổi từng tập luyện cùng huấn luyện viên Jo và là thành viên của đội trẻ quốc gia khi còn học phổ thông.

Hiện tại, Ryu đang chơi năm thứ tư cho đội bóng của Đại học Quốc gia Incheon.

Ngày nay, trẻ em Hàn Quốc có thể dễ dàng tìm thấy nhiều video chia sẻ lời khuyên của các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp trên YouTube.

"Có rất nhiều các câu lạc bộ cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư mang đến hy vọng cho sự nghiệp chơi bóng đá của những người khát khao theo đuổi môn thể thao vua", Ryu cho hay.

Tuy nhiên, việc thiếu thốn cơ sở hạ tầng cũng như sự vắng bóng của các học viện đào tạo trẻ khiến cho Hàn Quốc khó nuôi hy vọng vào thế hệ vận động viên kế tiếp.

"Số lượng tài năng trẻ và có triển vọng, những người được gọi là Son Heung Min hay Lee Kang In tiếp theo, không hề ít ỏi. Song, họ không được huấn luyện bài bản và nhận sự đầu tư cần thiết", Ryu đánh giá.

"Quần đùi áo số" khó thành công

Tuy nhiên, đối với Ryu, vấn đề gây trở ngại lớn nhất là rất nhiều phụ huynh Hàn Quốc tự đưa ra quyết định về tương lai của con cái khi chúng mới chỉ là các cô bé, cậu bé.

"Cơ hội đặt chân vào cánh cổng đại học vốn đã phải tốn rất nhiều công sức để giành giật, tranh đấu. Nhưng khả năng thành công với thể thao chuyên nghiệp thậm chí còn mong manh hơn. Vì lẽ đó mà nhiều bậc phụ huynh buộc con ngừng chơi bóng đá", Ryu nói.

Trẻ em học hành kiệt sức, thể thao Hàn khó có Son Heung Min thứ hai? - Hình 3

Sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp nhiều rủi ro khiến cha mẹ Hàn Quốc ưu tiên và ép buộc con cái đi theo các công việc tri thức. Ảnh: SCMP.

Giáo sư ngành Giáo dục Thể chất Kim Young Gwan tại Đại học Quốc gia Chonnam, cho biết sự thiếu quan tâm đến thể thao của người Hàn Quốc cũng giải thích lý do các thương hiệu thể thao nội địa không thể cạnh tranh với các nhãn hàng như Nike của Mỹ hay Adidas của Đức.

"Muốn bán chạy các mặt hàng thể thao, điều quan trọng là người mua thấy được sự kết nối giữa sản phẩm và các màn thi đấu trên sân. Tuy nhiên, người tiêu dùng Hàn Quốc ít quan tâm đến việc mua những đôi giày hay thiết bị tập luyện mới nhất", ông đánh giá.

Trong khi các nước láng giềng là Nhật Bản và Trung Quốc có các thương hiệu nội địa như Asics và Li-Ning chuyên cung cấp thiết bị cần thiết cho các vận động viên và đội tuyển quốc gia, Hàn Quốc thậm chí không có những nhãn hàng thể thao phổ biến trong nước.

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có suy nghĩ các công việc tri thức sẽ đem lại tương lai thành công hơn sự nghiệp "quần đùi áo số".

Baek Eun, một bà mẹ 43 tuổi đã cho phép hai người con được thoải mái theo đuổi sở thích chơi bóng. Người con trai lớn còn theo học khóa học chơi bóng chuyên nghiệp tại Paju FC Friends.

"Quyết định của tôi xuất phát từ việc tôi muốn cho con mình thấy cuộc sống có nhiều thứ thú vị và đáng để làm hơn là chuyện học hành. Nhiều đứa trẻ đã quá chán nản với việc giải quyết hàng chồng bài tập mỗi ngày, chúng cần thứ gì đó để giải khuây khi gặp căng thẳng", bà Baek nói.

"Con trai tôi có khả năng trở thành cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, không ai nói trước được. Song, tôi muốn con mình được trải nghiệm nhiều nhất có thể và biết rằng cha mẹ luôn đứng sau ủng hộ quyết định của con cái", người mẹ tự hào nói.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024
Thái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễThái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễ
20:42:02 22/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Khánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm quaKhánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm qua
19:34:52 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

Thế giới

05:28:33 23/12/2024
Bên cạnh đó, việc đề cử nghị sĩ Lori Chavez-DeRemer, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ công đoàn, vào vị trí Bộ trưởng Lao động cũng thu hút sự chú ý đặc biệt.
Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Sao châu á

20:35:35 22/12/2024
Màn xuất hiện của nữ diễn viên này tại SBS Drama Awards 2024 đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Hàn Quốc.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .