Trăn trở chuyện xử phạt học sinh: Dạy học tích cực sẽ chặn bạo lực
Trước những quan điểm trái chiều về việc xử phạt học sinh, tiến sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, chia sẻ với phóng viên Thanh Niên về phương pháp dạy học tích cực nhằm tránh xảy ra bạo lực.
Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp tích cực – NVCC
Cần bao dung với người khác
Với những hình thức phạt học sinh gây tranh cãi gần đây, là một nhà giáo đồng thời cũng là một chuyên gia tâm lý, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
Tôi phản đối chuyện thầy cô giáo phạt học sinh (HS) bằng các hình thức bạo lực. Giáo viên (GV) cần có sự bình tĩnh để xử lý vấn đề sáng suốt, còn nếu chúng ta dùng những hành động tiêu cực để phạt HS sẽ xúc phạm đến cơ thể, danh dự, nhân phẩm của các em; đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý của HS bị phạt và cả những HS khác. Như vậy, yếu tố giáo dục không còn nữa.
HS chỉ học tốt nhất khi vui vẻ, lúc ấy HS sẽ hợp tác với GV tốt hơn. Không tạo được bầu không khí tích cực cho lớp học là GV đang thất bại trong việc giáo dục.
Cách chúng ta phạt học trò quỳ hay là đánh, mắng… chỉ có tác dụng ngược mà thôi, chỉ làm cho đứa trẻ ngày càng chống đối chúng ta, làm cho chúng ta thất bại hơn trong giáo dục.
Video đang HOT
“ GV cần được tôn trọng và giúp đỡ. Nếu muốn GV không bạo lực với HS, xã hội chúng ta cần đối xử không bạo lực với họ. Muốn HS không bạo lực với nhau thì thầy cô cần cư xử không bạo lực với HS“
Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy
Tuy nhiên, hành động phụ huynh gửi đơn kiện cô giáo ở Hà Nội bắt HS quỳ khiến nhiều người không đồng tình. Bà nghĩ sao về luồng ý kiến này?
Như đã nói, những hành động phạt bạo lực là đang đi ngược lại nguyên tắc đạo đức nghề giáo, quy luật tâm lý của con người. Nếu chúng ta ủng hộ hình phạt của GV vì nghĩ rằng ngày xưa GV đánh, chúng ta mới nên người thì chúng ta đang đi ngược lại sự phát triển của xã hội. Chúng ta không thể so sánh bây giờ với ngày xưa, vì điều kiện xã hội khác nhau, yếu tố tâm lý xã hội của HS cũng khác.
Nhưng tôi cũng phản đối hành động phụ huynh viết đơn kiện trong trường hợp này. Chúng ta nên nhớ người xưa dạy “tôn sư trọng đạo”, “muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Chúng ta còn có lúc đánh con, thì thầy cô có những lúc nóng quá cũng sẽ có hành động như vậy với con mình. Chúng ta cần bao dung cho người khác.
Nếu GV làm sai, phụ huynh nên trao đổi, tâm tình với thầy cô với thái độ tôn trọng, lắng nghe, tìm hiểu rõ nguyên nhân để xác định vì sao thầy cô hành động như vậy. Sau đó, đề nghị rõ mình muốn thầy cô thay đổi như thế nào, con mình là đứa trẻ như thế nào để thầy cô hiểu và có cách giáo dục phù hợp hơn.
Lỗ hổng lớn trong quan hệ phụ huynh – giáo viên
Cũng từ những vụ việc như thế này, nhiều người e ngại GV sẽ e dè với HS, chỉ dạy cho xong mà mất đi nhiệt huyết với nghề?
Đây là một lỗ hổng rất lớn trong mối quan hệ giữa phụ huynh và GV. Một đứa trẻ chỉ được giáo dục tốt khi có được sự phối hợp của gia đình và nhà trường. Nhưng thời buổi hiện nay, phụ huynh quá bận rộn công việc, ít thời gian quan tâm đến con và có những hành động la mắng,đánh chửi con, dẫn đến đứa trẻ vốn có những uất ức tâm lý, khi đến lớp, nếu thầy cô không có những ứng xử phù hợp thì học trò sẽ như con nhím xù lông ra, phản ứng rất tiêu cực với thầy cô. Vì thế, chúng ta cần xem lại cả hai khía cạnh giáo dục gia đình và nhà trường.
Bên cạnh một số phụ huynh không có thời gian, dùng bạo lực trong việc dạy dỗ con thì có một số phụ huynh lại nuông chiều con quá mức và xem con mình là nhất. Vì vậy, nhiều GV tâm sự nghề giáo bây giờ là nghề nguy hiểm nhất. Đây là thực trạng xã hội và đây cũng là cái khó cho GV.
Thầy cô cần được giúp đỡ
Vậy theo bà, để gỡ được những lo lắng và trăn trở xung quanh việc xử phạt học sinh, cần phải làm gì?
Mấu chốt để giải quyết vấn đề theo quan điểm của tôi là các GV cần được giúp đỡ. Bản thân ai cũng có lúc nóng, nên GV cần được hướng dẫn cách để kiểm soát cảm xúc, hợp tác giữa GV và phụ huynh trong việc dạy học trò và đặc biệt là cách để hiểu được tâm lý của HS.
GV nên sử dụng phương pháp sư phạm tích cực, khuyến khích HS tham gia tích cực vào bài giảng như làm việc nhóm, đóng vai, hỏi đáp… Kinh nghiệm áp dụng phương pháp sư phạm tích cực hơn 10 năm nay với học trò nhiều lứa tuổi, tôi nhận thấy thầy cô nào áp dụng sẽ tạo nên lớp học vui, sinh động, hữu ích, học trò không có thời gian và nhu cầu làm việc riêng, chọc ghẹo nhau hay chống đối GV… Thay vào đó, các em sẽ phát huy sự chủ động, sáng tạo cùng nhau và cùng GV tạo nên giờ học hạnh phúc, cùng nhau khám phá tri thức và chia sẻ cảm xúc tích cực. Thầy và trò, trò và trò sẽ gần gũi, gắn bó, yêu thương nhau hơn qua quá trình tương tác tích cực trên lớp.
GV cần được tôn trọng và giúp đỡ. Nếu muốn GV không bạo lực với HS, xã hội chúng ta cần đối xử không bạo lực với họ. Muốn HS không bạo lực với nhau thì thầy cô cần cư xử không bạo lực với HS.
Theo Thanh niên
Cần nghiên cứu lại hình thức kỷ luật học sinh
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường gây rúng động dư luận. Và mức độ xử phạt đối với những học sinh vi phạm, cố tình đánh bạn trong những trường hợp này vẫn là một bài toán khó đối với nhà trường và lực lượng chức năng.
Ảnh minh họa
Bơi lẽ các em học sinh vẫn chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, còn các hình phạt như kỷ luật, đình chỉ, đuổi học... dường như chưa thực sự giáo dục được học sinh vi phạm.
Ngày 22/3 vừa qua, một học sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) bị 5 bạn học cùng lớp lột hết quần áo, túm tóc, liên tục đấm đá vào vùng đầu, mặt... ngay tại trường. Một trong số nữ sinh tham gia đánh hội đồng gửi clip lại sự việc cho bạn ở nước ngoài. Sau đó, hình ảnh này bị phát tán trên mạng xã hội và đươc bao chi phan anh. Trường THCS Phù Ủng đã đình chỉ học 5 học sinh hành hung bạn trong vụ việc trên 1 tuần lễ.
Việc đình chỉ học sinh nằm trong quy định kỷ luật theo thông tư 08 của Bộ giáo dục và đào tạo được ban hành cách đây tơi ... 30 năm.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hình thức kỷ luật đình chỉ học hoặc buộc thôi học không phải giải pháp tối ưu, thậm chí còn phát sinh nhiều vấn đề sau khi các em trở lại trường. Vi 'loại bỏ' học sinh đó ra khỏi môi trường học đường được xem là lành mạnh nhất thì học sinh đó sẽ có nguy cơ cao phát triển nhân cách theo chiều hướng xâu hơn.
Hiện nay, Bô luật hình sự 2015 đã quy định trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về những loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, trong trường hợp này, các nữ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác nhưng chưa tổn thương cơ thể đến 61% sẽ không bị xử lý hình sự. Các nữ sinh có thể sẽ bị xử lý bằng cách đưa và trường giáo dưỡng hoặc xử phạt hành chính. Tuy nhiên, cả 2 hình thức xử phạt này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
Kỷ luật học sinh vi phạm thì quá dễ nhưng giáo dục để các em trở thành con người có ích cho xã hội thì mới khó. Làm được như vậy thì kỷ luật mới chính là giáo dục, mới làm cho các em co thê nhân thưc va sưa chưa sai lâm.
Theo vnews.gov.vn
Giáo viên lên tiếng: Tôi phản đối phạt quỳ, nhưng... Tranh cãi "muốn để học sinh quỳ hay học sinh hư" trên báo Dân trí một lần nữa khơi lên chủ đề chưa có hồi kết lâu nay: Có nên duy trì hình thức phạt roi, phạt quỳ trong giáo dục? Bức ảnh cùng câu chuyện học sinh Trường THCS Thường Tín (Hà Nội) bị phạt quỳ đã làm nóng các diễn đàn...