Trần tình của cô gái “mất 50 triệu vì đóng trễ tiền nhà do Covid-19″
Chị L cho biết, mình đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội là muốn tâm sự với mọi người chứ không phải để mong lấy lại được tiền, tuy nhiên không ngờ câu chuyện lại gây chú ý lớn đến vậy.
Liên quan đến clip “mất 50 triệu vì đóng trễ tiền nhà 8 ngày” đang gây xôn xao trên mạng xã hội, sáng nay (12/4), trao đổi với PV Dân Việt, chị N.K.L (27 tuổi) xác nhận mình là nhân vật chính trong đoạn clip nói trên.
Theo chị L, sau khi đăng tải thông tin, Facebook của chị đã bị hack, bài đăng cũng biến mất trên mạng xã hội, chị L khẳng định, thông tin mình phản ánh là hoàn toàn đúng sự thật.
Hình ảnh vụ việc được cắt từ clip.
Theo chị này, việc mình chậm trả tiền thuê nhà 8 ngày là sai so với hợp đồng mà hai bên đã kí kết, do vậy việc chủ nhà không trả tiền cọc là đúng. Và việc chị đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội là muốn tâm sự với mọi người chứ không để mong lấy lại được tiền. Tuy nhiên không ngờ câu chuyện lại gây chú ý lớn đến vậy.
Video đang HOT
“Tôi thuê lại căn nhà ở đường Thích Minh Nguyệt, phường 2, quận Tân Bình với giá là 22 triệu mỗi tháng, ký hợp đồng hai năm và đặt cọc 50 triệu đồng. Căn nhà tôi vừa ở, vừa cho thuê lại đến nay được 14 tháng” – chị này thông tin.
Chị L giải thích, hàng tháng mình vẫn trả tiền thuê đầy đủ, nhưng đợt này do dịch Covid-19 nên chị thất nghiệp, người thuê phòng cũng chưa trả tiền cho chị nên chưa đủ tiền để đóng cho chủ. Việc chậm đóng tiền chị đã chủ động báo trước và xin khất đến cuối tháng chứ không phải là cố tình không đóng.
“Theo hợp đồng thì chủ nhà không có gì sai, nhưng đang trong tình hình dịch bệnh khó khăn nên tôi muốn cô chủ thông cảm và chia sẻ một chút với mình. Tôi đã chủ động xin khất nợ đến cuối tháng sẽ đóng tiền rồi chuyển đi. Nhưng chủ nhà không chịu thì cũng đành chấp nhận thôi vì theo lý là tôi sai” – chị L nói.
Liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo UBND phường 2, quận Tân Bình cho biết đã nắm thông tin sự việc, đã đọc chia sẻ của người thuê nhà trên Facebook và tiếp cận thông tin từ chủ nhà.
Theo vị lãnh đạo UBND phường 2 thông tin, ngoài hợp đồng thuê nhà giữa cô gái này và chủ nhà, chính quyền địa phương cũng đã xem qua hợp đồng cô gái cho người khác thuê lại nhà. Do đó, lãnh đạo UBND phường 2 đề nghị cộng đồng mạng đừng vội phán xét, gây kích động.
“Ngay đầu tuần sau, chúng tôi sẽ mời hai bên lên làm việc để làm rõ, giúp hai bên hòa giải. Hiện tại, trong căn nhà vẫn có 3 bạn sinh viên ở và chủ nhà không thu tiền tháng này. Có lẽ do hiểu lầm nhau trong cách nói chuyện mới dẫn tới sự việc như vậy” – lãnh đạo UBND phường 2 nói.
Trước đó, vào tối 11/4, mạng xã hội xôn xao về clip có mô tả: “Dịch Covid-19, đóng trễ tiền phòng 8 ngày, cô chủ khóa cửa, mất luôn 50 triệu tiền cọc”. Vụ việc này được cho là xảy ra tại một căn nhà trên đường Thích Minh Nguyệt (phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM).
Trong clip, ngoài sự xuất hiện của một cô gái được cho là người thuê nhà, một người phụ nữ được cho là chủ nhà, ngoài ra còn có một số người liên quan cùng với cán bộ công an.
Clip sau khi xuất hiện đã thu hút sự chú ý với hàng nghìn lượt like (thích), hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ.
Dịch vụ 'say gọi xế', mua mũ áo xe ôm 'né' đo nồng độ cồn
Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều dịch vụ đưa đón người có nhu cầu sau khi sử dụng rượu bia để tránh vi phạm quy định mới về việc có cồn không được phép lái xe.
Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1/2020, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt nặng. Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, nghị định quy định mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng. Đối với người lái mô tô, xe máy, mức phạt cao nhất từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng. Với người chạy xe đạp, xe thô sơ mức phạt 400.000 - 600.000 đồng.
Vài ngày sau khi nghị định trên bắt đắt đầu có hiệu lực, xuất hiện một số tranh luận về cách thức di chuyển sao cho không vi phạm luật sau khi sử dụng rượu bia. Mọi người đa phần đều đồng tình với quan điểm, khi đã uống rượu bia thì nên gọi xe taxi hoặc xe ôm để về, tuân thủ đúng luật pháp quy định để tránh bị phạt. Cũng từ nhu cầu này, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều nhóm cung cấp dịch vụ này như "Say gọi xế - Xế nhận say". Theo đó, các tài xế có muốn chở khách sẽ đăng thông tin về bản thân, cấp độ bằng lái và địa điểm để người có nhu cầu liên hệ. Hiện các nhóm cung cấp dịch vụ này đã mở công khai trên mạng xã hội, tuy nhiên vẫn chưa có những quy định rõ ràng về cách thức hoạt động.
Một nhóm công khai trên Facebook nhận đón những người có nhu cầu đưa đón về nhà khi say xỉn.
Ngoài ra, một số công ty có cung cấp dịch vụ đưa khách về nhà khi uống rượu bia. Theo Zing, ứng dụng Rada có mục "Cứu hộ giao thông", trong đó có dịch vụ đón khách về nhà và đảm bảo đưa phương tiện về bãi đỗ. Dịch vụ đưa người và xe về nhà đối với xe máy là 300.000 đồng/lượt, còn với xe hơi là 500.000 đồng/lượt.
Trong khi đó, mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trang rao bán quần áo xe ôm công nghệ. Nhiều người réo nhau: "Mua đồ chạy Grab đi nhậu anh em ơi", hoặc "Mặc áo Grab đi nhậu có khi lại hay"... sau thông tin về quy định xử phạt với tài xế có nồng độ cồn chạy xe.
Các dịch vụ bán trang phục Grab hay Be, Go-Viet cũng nở rộ. Combo 1 áo khoác Grab, 2 nón Grab đang được bán với giá 265.000 đồng/combo. Combo 1 áo khoác Go-Viet, 2 mũ Go-Viet có giá 320.000 đồng giảm còn 295.000 đồng/combo. Đối với combo 1 áo khoác Go-Viet và 1 mũ Go-Viet được bán giá là 215.000 đồng. Nếu riêng 1 mũ Go-Viet có giá 65.000 đồng...
Tuy nhiên, việc mua bán áo, mũ xe ôm công nghệ đang diễn ra không đúng theo quy định, chính sách của các hãng gọi xe. Dân Trí dẫn tin từ đại diện một số hãng gọi xe công nghệ cho biết, đối tác tài xế xe ôm mua đồng phục và chỉ được sử dụng đồng phục này trong các chuyến xe được thực hiện trên nền tảng ứng dụng của hãng. Các hãng cũng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lí triệt để tình trạng buôn bán đồng phục và giả mạo đồng phục của hãng.
Thiên Ân
Theo saostar.vn
Vì sao hàng loạt flycam bị bắn hạ khi quay cảnh pháo hoa tại TP.HCM? Khi quay cảnh pháo hoa chào đón năm mới tại TP.HCM, hàng loạt flycam đã bị bắn hạ bởi thiết bị áp chế máy bay không người lái, có tên gọi là CA-18. Sáng 1/1, trong nhiều hội nhóm về flycam trên mạng xã hội Facebook xuất hiện những chia sẻ về các tình huống mất flycam không hiểu lý do khi đang...