Trấn Thành: “Quắn là tôi ngày xưa, vài điểm của ông Sang là cả ba và mẹ tôi trong đó”
Khi màn hình tối dần và câu trích dẫn cuối bộ phim Bố Già hiện lên, xung quanh có thể nghe rõ những tiếng sụt sịt của khán giả. Tôi biết, Trấn Thành đã có một bộ phim tuyệt vời.
Trấn Thành không chỉ là một nghệ sĩ nổi tiếng, mà còn là cái tên đảm bảo sự thành công của mọi dự án mình tham gia. Người ta có thể hoài nghi khi thấy vẻ ngoài vui vẻ, có gì đó… “xàm xàm” của Trấn Thành, sự tưng tửng đó khiến họ nghĩ rằng anh chỉ đang dạo chơi và thử sức một chút. Nhưng những con số không biết nói dối. Khi làm chủ xị gameshow, hãy nhìn cách Trấn Thành dùng chính những gì người ta hoài nghi về mình để biến Rap Việt trở thành một chương trình có kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Khi lấn sân sang phim ảnh, hãy nhìn Cua Lại Vợ Bầu và Trạng Quỳnh chễm chệ trong CLB trăm tỷ của phim Việt. Và bây giờ là Bố Già , vừa chạm mốc 100 tỷ – dù mới chỉ chiếu sneak show.
Thành công của Bố Già không chỉ là những con số kỷ lục, mà nó còn là những giọt nước mắt xúc động của những khán giả đã đổ ra rạp, đã xếp hàng thật lâu để thưởng thức bộ phim. Người bạn đi với tôi đã nói rằng ngày mai sẽ rủ bố mẹ đi xem lại. Còn tôi đã rút điện thoại ra để nhắn tin hỏi thăm mẹ ở xa, dù mỗi ngày mẹ đều là người làm việc đó trước. Bố Già đầy những chi tiết và thoại rất đời, kể một câu chuyện gia đình tươi sáng chứ không hề bi lụy. Tất cả đã giúp bộ phim thực sự chạm đến trái tim người xem và trở nên tuyệt vời vì điều đó.
Bố Già cũng làm thay đổi diện mạo ủ dột của rạp chiếu phim sau suốt 1 năm ế ẩm vì Covid-19, và chỉ đang tạm chịu thua về doanh số so với bom tấn Avengers: End game cách đây 2 năm. Xin hãy nhớ rằng Bố Già là phim đầu tiên Trấn Thành thử sức với vị trí đồng đạo diễn và kiêm luôn viết kịch bản. Thậm chí, nếu để ý, bạn sẽ thấy tên anh trong phần dựng phim.
Và đó cũng là điều làm nên sự đặc biệt của Trấn Thành, anh không bao giờ cảm thấy đủ với những gì mình làm được và luôn ôm một giấc mơ xa hơn những gì mình đang có. Những giấc mơ và tham vọng ấy thôi thúc anh không ngừng học hỏi để luôn thử thách mình với những vai trò mới, để không chỉ làm được mà còn làm tốt, làm… tới bến thì thôi. Có lẽ rất lâu nữa, showbiz Việt Nam mới có được một người nghệ sĩ thứ 2 như Trấn Thành. Và có lẽ, chúng ta sẽ tiếp tục được nhìn thấy những điều to lớn khác tiếp theo từ anh, chỉ cần anh còn giữ nguyên khát khao chinh phục ấy.
Thật ra, làm phim luôn là mục đích sâu xa mà tôi muốn hướng tới, lúc nào tôi cũng đặt cho mình mục tiêu đó.
Tôi cho rằng mỗi người trong đời đều có những bước ngoặt để đi qua, tôi thì muốn trải nghiệm hết rồi mới dấn thân. Từ diễn viên hài, ca hát một chút, rồi tôi làm MC, rồi gameshow, webdrama, và cuối cùng là phim điện ảnh. Với tôi, làm đạo diễn là cảnh giới cao nhất. Điện ảnh là nghệ thuật về hình ảnh và sức tưởng tượng, chúng ta muốn sáng tạo cỡ nào cũng được với những thước phim. Tôi nghĩ, đã đến lúc mình đủ để thực hiện điều này. Tôi nói vậy là bởi khi bước vào một lĩnh vực nào đó, tôi không muốn mình vào đó một cách hời hợt, bởi nó sẽ khiến những người đón nhận tác phẩm của mình phải hụt hẫng.
Rất may mắn với tôi, là những gì tôi làm với webdrama Bố Già – một lần nữa đã xảy ra với Bố Già phiên bản điện ảnh.
Đầu tiên, vẫn phải biết lắng nghe và thấu hiểu.
Nếu một người kể chuyện không có óc quan sát tốt thì sẽ chẳng có gì để kể cho người khác nghe. Vậy nên phải quan sát và lắng nghe thật nhiều. Dù chỉ từ đằng xa, nhưng những gì trôi qua trong mắt người khác sẽ trôi qua vậy thôi. Còn với những người muốn kể chuyện thì những tiểu tiết đó phải là vũ khí, và họ hiểu rằng bất cứ tiểu tiết nào cũng là một dấu ấn của ký ức mà chúng ta phải lưu giữ.
Sau khi có những ký ức, ta cần khả năng sắp xếp. Một người kể chuyện giỏi phải là một người biết sắp xếp những thứ mình chuẩn bị kể ra. Tôi tin chắc những đạo diễn có ngôi nhà được sắp xếp một cách khoa học sẽ là những người kể chuyện giỏi. Nếu ở nhà, họ biết cách sắp xếp đồ đạc như thế nào thì trong câu chuyện họ định kể, họ cũng biết cách sắp xếp như thế. Người kể chuyện cũng giống một người đầu bếp, có trong tay từng ấy thịt, cá, trứng, sữa… Bạn nhận mớ nguyên liệu đó, cho bao nhiêu vào nồi, xào xáo bao lâu, mức lửa mạnh bao nhiêu, sau đó bạn cho thực khách bao nhiêu phần trăm những gì mà bạn xào trong chảo đó, trình bày trong 1 chiếc đĩa to cỡ nào, cho thực khách ăn theo phong cách gì… quá trình đều giống như cách ta kể chuyện.
Vậy nên, tôi nghĩ rằng, người kể chuyện phải có kiến thức và cảm thụ về cuộc sống, phải có sự quan sát, lắng nghe tâm lý tốt và phải thấu hiểu được lòng người, biết được những người tiếp nhận câu chuyện của mình muốn nghe cái gì.
Thật ra, kể chuyện là cách mà chúng ta sao chép cuộc sống. Một người quan sát tốt sẽ kể tốt, một người trải nghiệm nhiều sẽ kể chuyện theo cách của riêng họ.
Quý vị xem phim Bố Già , trong đó có 1 đoạn Quắn nói với bố, đại ý rằng: “Những người kia là anh em ruột của ba, thì con là cái gì của ba?”. Ở đây, thay vì tôi cho nhân vật nói thẳng một câu rất tẻ nhạt đó, tôi sử dụng ngữ pháp thế này: “Bây giờ ba tưởng tượng nhé, thằng con ruột của ba, nó chứng kiến em ruột của ba cư xử tệ với ba ruột của nó – nếu ba là nó, ba chỉ nó cách cư xử ngược lại đi?”.
Trong câu nói đó, tôi không để Quắn nhận là “con”, mà biến nó thành “thằng con ruột của ba”. Từ đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, Quắn đặt mình vào ngôi thứ 3, biến “tôi” với “ba” thành hai người đàn ông sòng phẳng, đứng ở bên ngoài quan sát câu chuyện. “Nếu ba là nó thì ba chỉ nó cách cư xử ngược lại đi?”, nghe như vậy thú vị hơn rất nhiều. Thay vì nói cho bản thân mình, ta hãy thử biến Quắn thành một người khách quan nhất, nói về chính anh ta như một người ngoài cuộc mà họ đang bàn tới. Trải nghiệm giúp cho chúng ta nhìn sự việc ở một góc độ khác, và tôi nghĩ, càng nhiều trải nghiệm, chúng ta sẽ càng có cách kể chuyện thú vị hơn.
Video đang HOT
Rất nhiều, đây là những câu chuyện của gia đình tôi mà. Quắn là tôi năm xưa. Vài điểm của ông Sang cũng là ba tôi, và có cả mẹ tôi trong đó nữa. Tôi xây dựng hình tượng một ông bố đơn thân, gà trống nuôi con. Vậy nên ông này vừa làm bố mà cũng kiêm luôn làm mẹ. Ông vừa có đức tính của một người bố rất bao đồng, nói chuyện thì cộc cằn, nhưng đồng thời lại có sự chịu đựng, luôn ôm vào người những khó khăn của một người làm mẹ.
Tôi chỉ mất chừng 1 tháng để hoàn thành kịch bản Bố già. Nhưng sau đó, là 4 tháng tiền kỳ cùng các anh em trong ekip để phát triển, sửa lại từng chi tiết cho đẹp và logic nhất có thể. Tiếp đó là 1 tháng quay và 4 tháng hậu kỳ.
Trong suốt quá trình làm phim, tôi vừa phải diễn và vừa phải hướng dẫn người khác diễn. Tôi luôn gặp vấn đề về điều đó! Tôi không thể ngưng quan sát và không thể ngưng yêu cầu người khác làm đúng ý của mình. Tôi chịu hổng nổi khi thấy người ta làm dở, tôi muốn vai nào cũng phải hay và ai cũng phải làm tốt nhất phần việc của họ. Tôi muốn người ta được thành công sau vai diễn đó, cái lòng tôi muốn như vậy. Nhưng tôi cũng muốn mình… diễn giỏi, mà lo cho người khác quá nên tôi không cách nào mà trọn vẹn. Ví dụ, tôi diễn với Tuấn trong cảnh nào mà Tuấn có thể diễn tốt, tôi sẽ tập trung đẩy cho Tuấn mà thôi. Kết cục là tôi sẽ mất chút tâm lý của mình, nhưng sau cùng tôi vẫn sẽ chọn cảnh đó vì tôi thích nó như vậy.
Vậy nên tôi luôn bị vấn đề giữa chuyện mình sẽ là đạo diễn hay là một diễn viên? Tôi tự dặn lòng: Không được lo cho người ta nữa, mày phải biết chấp nhận những điều không hoàn hảo! Thế rồi lại phải lo, rồi lại quên bản thân mình. Nó là một vòng tuần hoàn cứ lặp đi lặp lại và tôi không làm cách nào để giải phóng cho bản thân mình được. Quý vị thấy, lâu lâu có những đoạn Trấn Thành diễn ổn, nhưng lại có những đoạn chưa… ok lắm, quý vị hãy bỏ qua cho tui nha, chỉ vì cái tính bao đồng của tui mà thôi.
Đúng là một gánh nặng, nhưng nó đi kèm phần thưởng mà. Liệu có phần thưởng nào không đến với một cái giá phải trả? Phần thưởng của tôi là một tác phẩm tốt trọn vẹn, thay vì chỉ mình tôi mà thôi.
Tôi thật sự muốn đóng góp sức lực của mình vào nền điện ảnh Việt Nam. Tôi cũng thèm một ngày nào đó, Việt Nam có thể đứng trên bục danh vọng quốc tế để nhận một giải thưởng, để người ta thấy người Việt mình có rất nhiều chất liệu trong cuộc sống và rất nhiều người tài giỏi. Tôi muốn được là một phần trong đó.
Việc được nhìn những khán giả xếp hàng mua vé trong thời điểm mà dịch bệnh vừa mới đi qua thôi, rạp phim vẫn còn rất ế ẩm – đó là phần thưởng lớn nhất mà khán giả dành cho tôi. Tôi cực kỳ hạnh phúc thưa quý vị, không ai làm nghề mà không hạnh phúc khi nhìn thấy cảnh đấy. Bố già cũng tạo ra một sự chấn động và tôi chưa bao giờ dám nghĩ mình có thể làm được điều đó. Rất rất cảm ơn quý vị về điều này, mọi người đã tặng cho tôi một món quà mà không biết bao lâu nữa tôi mới làm được một tác phẩm tạo ra sức ảnh hưởng như vậy.
Cái thứ nhất là nó thật. Tôi đang kể sự thật. Những gì trên phim đều đang tồn tại giữa những gia đình quanh chúng ta. Tôi sống thật và tôi phải kể thật, để người xem có thể tin được điều đó thật sự đang xảy ra.
Cái thứ hai là sự yêu thương của quý vị dành cho Trấn Thành. Khán giả đã quá thương và ưu ái tôi. Tôi xin được cảm ơn rất nhiều.
Cái thứ ba, tôi nghĩ Bố Già đã đề cập đến đề tài mà hầu hết người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng đều gặp phải, đó là sự tương phản về tư duy giữa hai thế hệ. Ai cũng có vấn đề với bố mẹ, đó là câu chuyện chung của cả xã hội. Tôi mang câu chuyện đó ra và may mắn là cách kể chuyện của tôi đã được khán giả đồng cảm.
Trước khi tôi làm bất cứ điều gì, tôi đều nghĩ về thứ mình sẽ nhận lại được. Tôi luôn tự tin vào bất cứ thứ gì tôi làm. Nói vậy không phải là tự phụ, nhưng nếu bạn không tự tin – bạn sẽ thua 50%. Bạn phải tin rằng bạn làm được thì nó mới được. Tin rồi còn chưa chắc làm được chứ đừng nói bạn không tin mà làm được. Ta phải hiểu mình đang làm cái gì và tin vào khả năng của bản thân mình thì hẵng làm. Nếu bạn không tin bản thân mình thì liệu còn ai có thể tin bạn?
Tôi luôn tin tác phẩm của mình sẽ thành công, chỉ không biết nó sẽ thành công theo hướng nào và bao nhiêu.Tôi sống theo chủ nghĩa cầu toàn và hướng đến sự hoàn thiện nên tôi làm Bố Già theo đúng tinh thần ấy. Quan điểm của tôi là: Năng lượng không tan biến đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Bạn không đầu tư, bạn đừng đòi kết quả tốt. Bạn không chăm sóc, bạn đừng đòi trái ngọt.
Đó là khi tôi thấy khán giả xem phim về, họ làm được điều gì đó cho gia đình của mình. Họ dám nói lời xin lỗi với mẹ, một điều cực khó thực hiện với họ trước đó. Họ rơi nước mắt, kể cả những người cứng rắn nhất. Và tôi hạnh phúc khi nhận được những tin nhắn cảm ơn, cảm ơn vì tôi đã giúp họ nhận ra được nhiều điều trong cuộc sống. Ngay cả một người quản lý rạp phim, anh ra bắt tay tôi và nói: Cảm ơn anh Thành, sau khi xem phim anh, em nhận ra được nhiều điều quá.
Tôi hạnh phúc vì nhận được những lời nói đó, nó mang đến cho tôi nhiều hơn những doanh số mà bộ phim mang đến. Nó khiến tôi cảm thấy rằng mình thật sự đã làm được điều gì đó cho xã hội, cho chính nơi mình đang sinh sống, mình đã trả được cho khán giả một chút những gì khán giả đã cho tôi ngày hôm nay.
Thật ra, tôi thấy mình thay đổi mỗi quý chứ không chỉ tính theo năm. Cứ vài ba tháng, tôi lại thấy mình… khang khác rồi. Tôi cũng chẳng hình dung ra được ông Xìn 15 năm sau sẽ thế nào đâu, tôi luôn sống khác người. Vợ tôi nói: Hổng có ai cư xử như anh cả. Tôi mới trả lời: Vợ ơi, đừng so sánh anh với bất kỳ một người nào trên cõi đời này hết. Anh thấy mình rất bất thường, suy nghĩ anh rất lạ lùng, anh không hiểu vì sao nhưng nó là như vậy đó.
Mỗi ngày, mỗi tháng, tôi cứ khác dần và tôi cảm nhận được điều đó từ bản thân mình. Cứ vài tháng lại như vậy, tôi tự hỏi: Dạo này mình khác nhỉ? Từ những chuyện nhỏ như ngày xưa tôi sẽ tranh luận với người ta, nhưng bây giờ tôi lại không tranh luận nữa. Thấy mệt. Rồi một thời gian sau, tôi lại thấy: Không tranh luận thì có vẻ là cho họ nghĩ việc đó đúng nhờ? Thế là tôi lại tranh luận, rồi lại thấy… không nên.
Tôi nghĩ, người nghệ sĩ thành công vì những yếu tố sau đây.
Điều đầu tiên quyết định người đó có là một ngôi sao trong lòng khán giả hay không, đó là cá tính. Cá tính người đó sẽ cho cả thế giới biết họ là ai. Đó là đặc điểm nhận dạng của họ. Một cá tính tồi tàn sẽ không khiến bạn trở thành ngôi sao. Cá tính bạn nhạt nhẽo cũng không cách nào đưa bạn vào vị trí ấy. Bạn phải có một cá tính thật sự thú vị và mang lại một giá trị nào đó cho khán giả.
Điều thứ hai, đó là quan điểm của người đó về cuộc sống. Cá tính có thể thú vị và giúp khán giả yêu mến bạn trong một thời điểm. Nhưng chỉ cần họ phát hiện rằng quan điểm của bạn về cuộc sống quá tồi, thì sẽ chẳng khán giả nào thích bạn nổi. Chỉ người tồi mới có thể thích người tồi. Thậm chí người tồi còn không thích người tồi nữa, họ sẽ tìm đến một người khác không tồi để trục lợi. Bởi vậy, quan điểm và cách nhìn, cách đối nhân xử thế của người đó với cuộc sống – một phần nào đó, sẽ giúp họ có được sự yêu thương của khán giả.
Điều thứ 3 là tài năng. Đó là thứ bắt buộc phải có của một ngôi sao, một nghệ sĩ tốt. Không có tài năng, bạn sẽ chẳng làm được gì cả.
Kế tiếp nữa bắt buộc phải có, đó chính là tính thẩm mỹ. Bạn phải là người có tính thẩm mỹ, phải mang đến cái đẹp cho cuộc sống thì bạn mới đúng là một người nghệ sĩ.
Tôi cho rằng trong bốn điều này, thì điều thứ 3 và 4 sẽ giúp bạn chạm vào sự nổi tiếng. Nhưng hai điều đầu tiên mới là thứ tiên quyết biến bạn thành một ngôi sao.
Trong năm vừa qua, tôi có Người Ấy Là Ai . Chương trình ấy đã mang cho tôi tiếng nói để bảo vệ cho những người đôi khi bị xã hội dèm pha hoặc lãng quên, như những người thuộc giới tính thứ 3. Chẳng có gì phải xấu hổ khi người khác gọi ta là giới tính thứ 3 cả. Đầu tiên ta có nam, và nữ, rồi sau đó thêm giới tính khác thì gọi là thứ 3 chứ là gì? Thế giới này là sự khám phá, người ta không bao giờ biết có màu nào ngoài đỏ, xanh, vàng,… cho đến khi con người trộn chúng vào nhau và phát minh ra màu be, màu ghi. Chúng ta có bisexual, transgender, … có những người chưa được phát hiện và nhiều người trong chúng ta có cách nhìn không gần gũi về họ. Người ấy là ai mang họ gần hơn với xã hội, để khán giả nhìn họ không lập dị, họ vẫn đang tồn tại song hành trong chúng ta, cũng có những công việc và cống hiến như bao người khác. Đó là điều tôi có được sau hành trình với Người Ấy Là A i: Tiếng nói cho những người đôi khi bị hiểu sai.
Rồi đến Siêu Trí Tuệ , tôi may mắn nhận được sự thương yêu của giới trí thức, những ông bố bà mẹ có con cái đang học hành. Tôi nhận được tình yêu ấy như một vinh dự, bởi làm nghề, làm nghệ sĩ ai cũng muốn chinh phục giới trí thức.
Qua Rap Việt , món quà tôi nhận được lại là sự minh chứng cho những hoài nghi. Tôi đi vào lãnh thổ của những người mà trước đó chưa từng quan tâm đến tôi. Họ đã ngờ vực rằng: Trấn Thành định biến rap thành cái chợ tấu hài hay sao? Tôi không biết tại sao nhưng từ bao giờ, người ta lại có những cảm xúc rất không công bằng, rất tồi tệ và ác cảm cho từ tấu hài? Ở nước ngoài, những diễn viên hài độc thoại là những diễn viên hạng nhất. Họ phải thông minh khủng khiếp, hài hước khủng khiếp và kiến thức cũng thâm sâu khủng khiếp mới có thể đứng đó và tấu hài một mình. Có thể khán giả khi thấy tôi diễn hài, họ dùng từ “tấu hài” để gièm pha. Nhưng tôi nghĩ rằng: Ít nhất sau Rap Việt, tôi lại có thể đưa cộng đồng underground và rap ra ánh sáng, cả nước bây giờ đều thích rap! Ít nhiều gì, tôi cũng chứng minh được cho những người mà trước đó chưa quan tâm đến tôi, có thể biết và hiểu thêm về tôi. Để họ biết rằng: Trấn Thành chỉ muốn đóng góp sức lực cho tất cả chúng ta có thêm được 1 điều gì đó.
Đến Bố Già thì, cái tôi nhận được lại là sự công nhận của đồng nghiệp. Tôi thấy các anh chị trong nghề đã công nhận tôi là đạo diễn, tôi đã làm được 1 bộ phim điện ảnh chứ không phải một bộ phim được nâng cấp từ web drama, hay là một cái gì đó mang hơi hướng na ná truyền hình. Ngôn ngữ của điện ảnh là hình ảnh, trong điện ảnh cũng có lợi thoại, cảm xúc và cả âm nhạc nữa. Tác phẩm đầu tay này sẽ có rất nhiều sơ suất, và tôi sẽ tìm mọi cách đề hoàn thiện dần theo thời gian.
Nói tôi không có giới hạn thì quá tự phụ rồi. Tôi đầy những giới hạn quý vị ạ, đầy những khuyết điểm và va vấp. Tôi chỉ là người làm được nhiều việc thôi. Tôi không hoàn hảo.
Có nhiều lĩnh vực mà tôi muốn chạm tay đến. Tôi lấy làm tiếc rằng tại sao hồi nhỏ tôi không học hành âm nhạc tử tế để có thể trở thành một nhà sản xuất? Tôi mê được sáng tác và phối khí cho một bản nhạc. Thậm chí, tôi mơ làm đạo diễn âm nhạc cho một chương trình lớn. Hiện tại, tôi vẫn không ngừng học hỏi để hiểu biết nhiều hơn về âm nhạc.
Tôi cũng muốn làm thêm cho điện ảnh nữa, tôi muốn đạo diễn cho những bộ phim mang tầm vóc lớn. Không chỉ là phim tình cảm gia đình, mà còn là những bộ phim xem xong khán giả sẽ cảm thấy yêu nước hơn, rồi phim về lịch sử, khoa học viễn tưởng nơi mà công nghệ dẫn đầu. Tôi còn phải học hỏi rất nhiều để đạt được đến cảnh giới đó. Bản thân chúng ta còn rất nhiều những giới hạn mà mỗi người đều phải vượt qua, tôi bây giờ chỉ là một hạt cát trong sa mạc, và cũng chỉ đang tìm mọi cách để mình tốt hơn.
Mục tiêu cao nhất của tôi là phim Việt phải nhận được thêm những giải thường, và được yêu thích ở thị trường quốc tế. Hàn Quốc đã làm được điều đó với Parasite ở Oscar, dù tôi không dám mơ mộng đến Oscar vì điều đó quá xa vời, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng Việt Nam sẽ có mặt nhiều hơn ở những liên hoan phim quốc tế. Và chúng ta được ghi nhận, bán vé được ở những đất nước khác. Đó là mục tiêu lớn nhất của tôi.
Thật ra, tôi thấy mình không mưu cầu nhiều trong cuộc sống. Tôi biết chấp nhận và biết đủ, vậy nên tôi đã quá may mắn và hạnh phúc rồi. Trong mùa dịch, người ta chẳng làm được gì cả, hàng quán đóng cửa, nhiều nơi phá sản,… Tôi thấy bất công quá, cuộc sống này bao nhiêu người khổ. Vậy mà trong mùa dịch ấy, tôi vẫn làm việc được, phim tôi vẫn ra rạp và mọi người xếp hàng đi xem. Với tôi vậy là quá may mắn rồi. Tôi chẳng có gì mong muốn hơn, nên tôi thấy rằng mình nên cho đi, vì tôi đang có quá nhiều.
Tôi cho rằng, tôi rất may mắn khi được làm một nghệ sĩ, được cống hiến cho khán giả những tác phẩm và ít nhiều có được sự ghi nhận. Nếu có một ước mơ, kiếp sau tôi vẫn muốn được làm một nghệ sĩ… nổi tiếng. Để tôi được phục vụ, để mang cái đẹp và nhân rộng tình thương cho mọi người. Với tôi, nghệ sĩ là chiến binh của tâm hồn, là một nhà sư phạm, là người mang đến vẻ đẹp cho thế giới. Nếu bạn chưa làm được những sứ mệnh đó thì sẽ là thiếu sót lắm trong sự nghiệp của mình, bởi đó là điều trọn vẹn nhất của một người làm nghề.
Thế giới này đầy rẫy bất công, nhưng ta đừng đòi hỏi sự công bằng. Chẳng tồn tại thứ gọi là công bằng sẵn có. Đó là điều chúng ta phải đi tìm, ta phải tìm sự công bằng cho bản thân mình bằng cách phấn đấu. Và khi bạn có được và có dư rồi, hãy đi tìm sự cân bằng bằng cách cho cho đi. Khi bạn tạo ra được sự cân bằng cho bản thân mình cũng là lúc bạn tạo ra sự công bằng cho người khác.
Dàn huấn luyện viên Rap Việt ở hậu trường
Dan huân luyên viên, giam khao... cua Rap Viêt thương tương tac trên mang xa hôi. Trươc đo, ho nhiêu lân hơp tac vơi nhau.
Rap Việt hiện là chương trình âm nhạc được chú ý nhất. Mỗi tập đều trở thành chủ đề được bàn tán trên mạng xã hội. Bởi thế, khán giả đặc biệt quan tâm tới hình ảnh hậu trường cũng như mối quan hệ giữa các huấn luyện viên, giám khảo... Mới đây, khi Trấn Thành lên tiếng việc hay khóc và nói lấn lướt thí sinh, Rhymastic, Binz bênh vực MC. "Cảm ơn anh vì sự cống hiến hết mình với Rap Việt", Rhymastic viết. Ảnh: FBNV.
Các huấn luyện viên thường tương tác với nhau trên mạng xã hội. Wowy chia sẻ với Zing anh là người giới thiệu Karik và Suboi ngồi ghế nóng Rap Việt. Họ thân thiết nhiều năm qua. "Tôi chơi với Karik khá lâu rồi. Cả hai từng cãi vã nhưng sau đó làm hòa, rất thân quý nhau", anh nói với Zing. Ảnh: FBNV.
"Về Suboi, cô ấy là người rất khó đoán. Tôi đã theo dõi cách làm nhạc của Suboi từ lâu. Mỗi lần xuất hiện trên thị trường, cô ấy đều mang đến điều bất ngờ. Nếu tận dụng khả năng đó trong Rap Việt, Suboi chắc chắn trở thành đối thủ rất đáng lo ngại, bởi tôi không biết cô ấy sẽ làm gì" - rapper chia sẻ thêm. Ảnh: NVCC.
Karik cho biết anh và Binz có nhiều điểm chung, đặc biệt là trầm tính và không thích những nơi ồn ào, đông người. Anh luôn dành cho đồng nghiệp sự yêu mến, kính nể. Ảnh: FBNV.
Trong khi đó, Binz, Rhymastic, JustaTee và giám đốc âm nhạc Touliver chung nhóm SpaceSpeakers nên hòa hợp cả trong âm nhạc lẫn cuộc sống hàng. Khi được hỏi về lợi thế của Binz ở chương trình vì là "người nhà" của dàn giám khảo, giám đốc âm nhạc, Touliver trả lời Zing: "Chắc chắn tất cả chúng tôi đều là những nghệ sĩ có lòng tự trọng cao và nghiêm túc trong công việc". Ảnh: NVCC.
"Một khi đã bước vào sân chơi chuyên nghiệp, mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm làm tốt nhất và công tâm nhất vai trò của họ. Lợi thế chia đều cho cả bốn huấn luyện viên và tôi tin ai có tư duy, chiến thuật tốt hơn, chiến thắng sẽ thuộc về người ấy", anh nhấn mạnh. Ảnh: BTC.
Rap Việt đã hoàn thành vòng thi thứ hai. Hoàng Touliver đóng vai trò quan trọng. Khán giả đánh giá âm nhạc do Touliver thực hiện giúp các phần thi luôn hấp dẫn, ấn tượng. Nhà sản xuất cho biết anh cùng ê-kíp chuẩn bị hơn 100 beat cho tất cả thí sinh trong suốt chương trình. " Khó khăn nhất là tạo ra những màu sắc riêng biệt phù hợp với cá tính, ý tưởng của từng thí sinh. Khác những cuộc thi âm nhạc bình thường, các thí sinh Rap Việt đều có khả năng tự sáng tác và đưa ra ý tưởng riêng cho tác phẩm của mình, vì vậy tôi phải dành thời gian làm việc chi tiết với từng bạn để tạo ra màn trình diễn tốt nhất", Hoàng Touliver nói. Ảnh: BTC.
Suboi cùng các thí sinh Rap Việt. Hiện tại, họ tích cực chuẩn bị cho vòng tiếp theo trong chương trình. Trước đó, Suboi gây tranh cãi thiên vị thí sinh nữ Tlinh. Ảnh: NVCC.
Vừa qua, Wowy đón sinh nhật cùng dàn thí sinh tại phòng tập. Đại diện nam rapper cho biết hầu hết thời gian anh dành cho việc chuẩn bị vòng thi mới. "Hiện, Wowy kín lịch trình. Anh ấy thường trở về nhà lúc rạng sáng nên có ít thời gian nghỉ ngơi. Ngoài hoạt động quảng bá phim, Wowy còn dành thời gian tập luyện cho vòng 3 cùng thí sinh Rap Việt", đại diện của huấn luyện viên nói với Zing. Ảnh: NVCC.
Hari Won kể chuyện hóa đổi "vai trò" với Trấn Thành Hari Won tiết lộ: "Chồng em giống như một người vợ còn em giống một người chồng". Chị Em Chúng Mình tập 12 với chủ đề "Cục Cưng". Nói về "Cục Cưng", mọi người có thể liên tưởng tới: thú cưng, người yêu hoặc sở thích sưu tầm một món đồ đặc biệt nào đó. Đối với Hari Won, cô bị "ám ảnh"...