Trần Nhật Duật thu phục kẻ nổi loạn nhờ giỏi ngoại ngữ
Nhờ giỏi ngoại ngữ, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật không ít lần mở ra thắng lợi trong hoạt động bang giao của nước nhà.
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255 – 1330) là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông, em của vua Trần Thánh Tông. Ông là danh tướng nổi tiếng nhà Trần với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287 – 1288).
Không chỉ là danh tướng trên chiến trường, Trần Nhật Duật còn được biết đến với tư cách nhà ngoại giao lỗi lạc.
Tương truyền, ngay từ khi còn nhỏ, Trần Nhật Duật đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, “sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người”.
Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn hiểu biết sâu rộng về văn hóa các nước láng giềng. Khi mới 20 tuổi, ông đã được triều đình giao đặc trách công việc về các dân tộc.
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng vào thời vua Trần Nhân Tông, một lần, sứ thần nước Sách Mã Tích (tên cổ của Singapore) sang cống, triều đình không tìm được người phiên dịch. Trần Nhật Duật biết chuyện liền đến gặp sứ thần và nói chuyện trôi chảy bằng thứ ngôn ngữ lạ trong sự thán phục của những người có mặt.
Nhiều câu chuyện của Trần Nhật Duật được lưu lại trong sử sách.
Sau chuyện này, nhiều người hỏi ông về việc biết tiếng nước Sách Mã Tích. Ông trả lời: “Thời vua Thái Tông, sứ nước ấy sang, nhân có giao du nên hiểu được đôi chút tiếng nước họ”.
Năm 1280, Trịnh Giác Mật, một tù trưởng địa phương ở Đà Giang (Tây Bắc ngày nay) nổi lên chống triều đình. Trần Nhật Duật được lệnh đem quân dẹp loạn.
Khi ông đến Đà Giang, Giác Mật sai người đưa thư với nội dung: “Giác Mật không dám trái lệnh triều đình, nếu ân chúa dám một mình một ngựa mà đi đến, Giác Mật xin hàng ngay”.
Video đang HOT
Bất chấp các tướng can ngăn, Trần Nhật Duật nhận lời rồi đem các tiểu đồng cùng đi. Khi tới đại bản doanh của những kẻ nổi loạn, ông thản nhiên đi giữa hàng lính mặc quần áo kỳ dị, lăm lăm gươm giáo.
Trần Nhật Duật nói chuyện với Giác Mật bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc vùng Đà Giang. Thậm chí, ông còn “ăn bằng tay, uống bằng mũi” như họ. Chính sự hiểu biết về văn hóa của Trần Nhật Duật khiến Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: “Chiêu Văn Vương là anh em với ta”.
Sau buổi gặp gỡ, Trịnh Giác Mật đem cả gia thuộc đến doanh trại Trần Nhật Duật xin hàng phục triều đình. Miền Đà Giang được ông thu phục bằng sự tinh thông ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, không phải đổ một giọt máu.
Lúc bấy giờ, theo thông lệ, khi sứ phương Bắc sang, triều đình phải sai phiên dịch viên làm trung gian, tể tướng không được trực tiếp đối thoại, đề phòng xảy ra sai sót thì đổ lỗi cho người phiên dịch.
Nhưng tể tướng Trần Nhật Duật là ngoại lệ. Tiếp sứ nhà Nguyên, ông thường nói chuyện trực tiếp với họ, ngồi uống rượu vui vẻ như bạn.
Chính tiếng Hán lưu loát và sự am hiểu văn hóa Hán của ông khiến sứ nhà Nguyên tưởng Trần Nhật Duật là người Hán di cư sang Đại Việt. Sứ thần đặt câu hỏi: “Ông là người vùng Chân Định (một huyện ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đến làm quan ở đây chứ gì?”.
Trần Nhật Duật ra sức giải thích, nhưng sứ Nguyên vẫn không tin vì người nước Việt không thể giỏi tiếng Hán như vậy.
Vua Trần Nhân Tông cũng có lần nói với ông rằng: “Chú Chiêu Văn (Trần Nhật Duật là chú ruột của vua Trần Nhân Tông) có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc nên mới giỏi tiếng các nước đó”.
Hàng thế kỷ đã trôi qua, nhưng câu chuyện Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật học hỏi ngoại ngữ của các dân tộc và các nước trong khu vực vẫn là bài học lớn cho hậu thế noi theo.
Ngoài tài năng về ngoại ngữ, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật còn là nhà quân sự đại tài, nhà ngoại giao lỗi lạc.
Ông chính là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử vào năm 1285.
Theo Đại việt sử ký toàn thư, “công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả”.
Năm 1330, Trần Nhật Duật qua đời, hưởng thọ 75 tuổi. Nhiều nơi đã lập đền thờ tưởng nhớ ông.
Theo Zing
HDV ở Nha Trang: Người Trung Quốc ngang ngược nói "Việt Nam tách ra từ Trung Quốc"
Tình trạng người Trung Quốc làm hướng dẫn viên (HDV) du lịch "chui" ở TP Nha Trang xuất hiện nhan nhản ở khắp các điểm đến, rồi xuyên tạc lịch sử, chủ quyền Việt Nam đáng mức báo động mà các cơ quan có trách nhiệm cần vào cuộc ngay để "trị" tình trạng này.
Người Trung Quốc ở bến tàu du lịch Cầu Đá (TP Nha Trang) mà một số "cò" bảo chờ "hướng dẫn viên" lên canô rồi xuất bến
Không phải đến bây giờ tình trạng HDV người Trung Quốc hoạt động "chui" mới công khai trên báo chí rầm rộ, mà từ giữa tháng 4 năm nay, PV Dân trí đã phát hiện có hiện tượng này và thực hiện điều tra thì "bắt quả tang" HDV người Trung Quốc thuyết minh trái phép ở tháp bà Ponagar Nha Trang, một điểm đến liên quan đến văn hóa - lịch sử. Ngay sau đó, chúng tôi đã phản ánh, đồng thời cảnh báo tới những người có trách nhiệm ở Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa.
Trả lời PV Dân trí khi đó, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa, thừa nhận có tình trạng HDV người Trung Quốc thuyết minh "chui" ở tháp bà Ponagar Nha Trang. Ông Dũng cho rằng, tại TP Nha Trang, Trung tâm chỉ quản lý 2 di tích, gồm: tháp bà Ponagar Nha Trang và Danh thắng Hòn Chồng, còn các nơi khác thì không quản lý.
Theo ông Dũng, để giải quyết "triệt để" thì rất khó vì Trung tâm không có chức năng xử phạt, mà trách nhiệm này thuộc về Thanh tra Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa (nay là Sở Du lịch). Bà Phan Thanh Trúc, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa, khi đó khẳng định với chúng tôi là cho kiểm tra, chấn chỉnh ngay nhưng tình trạng vẫn cứ tái diễn.
Trước đó, anh ta cùng một người Việt Nam xuống bến đợi canô, tỏ vẻ nóng ruột vì chờ lâu
Cụ thể, trưa ngày 29/6, nhiều đoàn khách Trung Quốc đến thăm chùa Long Sơn (TP Nha Trang) và tình trạng người Trung Quốc làm HDV "chui" cứ "đập" vào mắt chúng tôi. Nhiều người thắc mắc, không biết những người Trung Quốc này có hiểu gì về văn hóa, lịch sử Việt Nam không, nhưng dẫn khách đi từ chỗ này sang chỗ khác và nói "thao thao bất tuyệt".
Lúc 9h20 ngày 3/7, cũng như mọi ngày, chùa Long Sơn lại tấp nập các đoàn khách Trung Quốc. Tuy nhiên, trước "cơn bão" dư luận, các HDV Trung Quốc "không ra mặt" thuyết minh. Anh Huy, một HDV tiếng Trung người Việt Nam đang dẫn khách Trung Quốc tại đây, bức xúc kể, cách đây chưa lâu khi đang dẫn một đoàn khách Trung Quốc tham quan ở TP Nha Trang, thì một người trong đoàn khách Trung Quốc khác nói xuyên tạc: "Việt Nam tách ra từ Trung Quốc". Nghe vậy, anh rất bức xúc, lao vào bày tỏ sự giận dữ đối với người Trung Quốc kia.
Lúc 9h25 ngày 4/7, tại bến tàu du lịch Cầu Đá (TP Nha Trang), khách Trung Quốc đến đây đi tàu du lịch rất nhộn nhịp. Một người đàn ông Trung Quốc trạc 38 tuổi, đeo ba lô, đội mũ lá... ra hiệu đoàn khách lên tàu. Khi một nhóm khoảng 10 người Trung Quốc lên một ca nô thì một số "cò" bảo nán đợi cho "hướng dẫn viên" (tức người đàn ông Trung Quốc kia). Anh ta lên canô rồi đứng ở đầu mũi ra hiệu chỉ trỏ, nói tiếng Trung Quốc như một HDV du lịch cho đoàn khách. Khi chúng tôi tiếp cận hỏi bằng tiếng Việt thì anh ta ú ớ không trả lời được.
Anh Huy, HDV du lịch tiếng Trung người Việt Nam ở TP Nha Trang cho biết, từng bức xúc vì người Trung Quốc xuyên tạc: "Việt Nam tách ra từ Trung Quốc"
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, cho rằng, Sở du lịch Khánh Hòa cần phối hợp với các ngành liên quan và có biện pháp mạnh hơn để kiên quyết xử lý tình trạng này "ngay từ gốc".
"Tôi cho rằng, vấn đề này cần có chỉ đạo triệt để của Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh và có biện pháp, cách thức làm, còn cái phản ánh thì mình cũng thấy đó. Ở Nha Trang có những điểm tập trung như bến tàu Cầu Đá, tháp bà Ponagar, chùa Long Sơn... nơi có nhiều khách Trung Quốc đến nên anh em cần tập trung xử lý ở những điểm này", ông Thành nói.
Theo ông Thành, Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL), cần hỗ trợ về mặt con người, biện pháp nghiệp vụ, các thiết bị ghi âm, ghi hình... cho các địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang trong việc xử lý tình trạng trên. Khi phát hiện, có bằng chứng người Trung Quốc HDV "chui", xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam thì cần trục xuất ngay những người này.
Ngăn chặn HDV Trung Quốc "chui" ngay tại cổng
Chiều 4/7, qua trao đổi lại, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hòa, cho biết, thời gian gần đây Trung tâm đã cắt cử người để "ngăn chặn" tình trạng HDV Trung Quốc "chui", không cho thuyết minh. "Ngay từ cổng vào, chúng tôi làm bảng viết bằng tiếng Trung Quốc là không cho người nước ngoài thuyết minh. Mấy HDV Trung Quốc tới thì bảo vệ nhẵn mặt hết rồi và yêu cầu ra khỏi tháp", ông Dũng cho biết.
Trước thực trạng HDV Trung Quốc "chui" ở TP Nha Trang, PV Dân trí đã liên hệ với ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa để nắm thêm thông tin về việc chỉ đạo, xử lý của UBND tỉnh, thì ông Bông cho biết, hiện UBND tỉnh chưa nhận được báo cáo chính chức nào của ngành du lịch. Người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, thứ Tư tuần này, ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh sẽ chủ trì cuộc họp liên quan đến các vấn đề "nóng" của du lịch Nha Trang trong thời gian qua.
Viết Hảo
Theo Danviet
Xuyên tạc lịch sử Việt Nam, đốt tiền Việt,... HDV Trung Quốc phải chịu khung hình phạt nào? Những ngày qua dư luận hết sức bất bình trước việc du khách người Trung Quốc đốt tiền Việt; HDV Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam ngay trên đất Việt và một số người Việt tiếp tay cho những hành động phi pháp trên,... Các đối tượng này sẽ phải chịu khung hình phạt nào trước luật pháp Việt Nam? Để...