Tràn ngập sách sai kiến thức
Hàng loạt các kiến thức sai lầm như “giun hô hấp bằng mang, cá chép thở bằng phổi…” nhan nhản xuất hiện trong các loại sách giáo khoa, sách tham khảo học tập, ảnh hưởng xấu đến chất lượng dạy và học.
Sự kiện đề thi môn ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Khánh Hòa có sai sót về tác giả câu thơ trích dẫn một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng sách giáo khoa (SGK) và cả sách tham khảo (STK).
Có rất nhiều sai sót từ đơn giản đến nghiêm trọng trong cả SGK và STK. Đáng nói hơn, đây là ấn bản của những nhà xuất bản lớn trong nước.
Bìa sách Ôn tập củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 9 nhầm lẫn tên tác giả câu thơ trích dẫn mà Sở GD-ĐT Khánh Hòa sử dụng làm đề thi.
Bài học một đằng, bài tập một nẻo
Về môn toán, SGK giải tích lớp 12 chương trình nâng cao, trang 57 có ghi: “Chú ý tập xác định của hàm số lũy thừa y=xa tùy thuộc vào giá trị của a. Cụ thể: Với a nguyên dương, tập xác định là R; Với a nguyên âm hoặc bằng 0, tập xác định là R0; Với a không nguyên, tập xác định là (0; )”. Ông Hà Văn Chương, giáo viên Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM) cho biết: “Trường hợp a không nguyên, tập xác định là (0; ) là sai”. Ông Chương chứng minh: Tìm tập xác định của hàm số y=(1-x) ở trang 60 để giải ta có: y=(1-x) = nên hàm số được xác định x 1 trong khi đó đáp số trong sách trang 151 là (-;-1) , đây là kết quả sai…
Ông Chu Văn Biên và Nghiêm Xuân Thoại, giảng viên trường ĐH Hồng Đức, phát hiện ra một số sai sót, thiếu chính xác, nội dung vênh nhau giữa SGK và sách bài tập của môn vật lý lớp 12. Hai giảng viên này phân tích: Trong SGK nâng cao năm 2009, câu hỏi C3 trang 192 có nội dung: “Nếu thay cho việc rạch hai khe S1, S2 trên màn E, người ta dùi hai lỗ nhỏ S1, S2 thì sẽ quan sát thấy gì?”. Với những thông tin này, học sinh không có câu trả lời. Vì vậy, câu hỏi đúng phải là “rạch hai khe S1, S2 trên màn M2″.
Trong bộ sách chuẩn môn vật lý lớp 12 trang 188, mở đầu bài học có ghi một đoạn trích dẫn: “Tiếp theo đó, hai ông bà Pierre Curie và Marie Curie lại tìm thêm được hai chất phóng xạ là Pô-lô-ni và rađi, trong đó rađi có tính phóng xạ mạnh hơn nhiều so với U-ra-ni và đến năm 1934, hai ông bà Curie tìm ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo…”. Tuy nhiên, thực tế thì ông Pierre mất năm 1906 và bà Marie mất năm 1934 và hiện tượng phóng xạ nhân tạo do con rể, con gái của ông bà là Frédéric và Irene Joliot-Curie nghiên cứu phát hiện và nhận giải thưởng Nobel năm 1935.
Trong cùng một cuốn sách cũng có sự vênh nhau về kiến thức. Theo ông Chu Văn Biên và Nghiêm Xuân Thoại, trang 5 cũng SGK môn vật lý lớp 12 viết: “Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cô-sin (hay sin) của thời gian”. Thế nhưng ở bài tập 20.8, sách bài tập trang 25 lại xem năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với chu kỳ T/2. Nội dung này không chính xác.
Video đang HOT
Lẫn lộn giữa Tú Xương và Nguyễn Khuyến
Cô Nguyễn Thị Bích Thuận, giáo viên ở Q.Tân Bình, TP.HCM liên lạc với Báo Thanh Niên phản ánh lỗi sai sót hết sức cơ bản trong cuốn 162 bài văn chọn lọc dành cho học sinh lớp 7 của Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM. Cô dẫn chứng: ở dòng 26 trang 11 có nội dung: “Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn…”. Trong thực tế bài thơ này là của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Nhà xuất bản này còn phát hành cuốn 45 bài văn chọn lọc dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn, trong đó dòng 24 trang 127 có đoạn: “Tết trồng cây là một ngày hội mới, gắn liền với xã hội mới do Bác Hồ khởi xướng vào mùa xuân năm 1959″. Thế nhưng trong tài liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh còn lưu giữ nội dung sau: “Phong trào Tết trồng cây được Bác Hồ phát động từ ngày 6.1- 6.2 năm 1960 và được gọi là Tết trồng cây. Người đã trồng cây đa ở Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Lênin) vào ngày 11.1.1960″.
Giun “hô hấp bằng mang”, cá chép “thở bằng phổi”
Trên Báo Thanh Niên, thời gian vừa qua các chuyên gia cũng đã có nhiều bài phản ảnh hàng loạt sai sót trong các STK do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Cuốn Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn sinh học lớp 7 của các tác giả Lê Nguyên Ngật (chủ biên) và Chu Vân Anh, Mai Thị Tình biên soạn có một số sai sót kiến thức cơ bản như: Câu hỏi số 1 trang 31: “Thủy tức di chuyển bằng cách nào?”; đáp án ở trang 130: “Roi bơi, kiểu lộn đầu và kiểu sâu đo”. Đáp án đúng phải là “kiểu lộn đầu và kiểu sâu đo” vì thủy tức làm gì có roi bơi. Câu hỏi số 7, trang 31: “Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển?”; đáp án ở trang 130: “San hô và hải quỳ”. Đáp án như thế là sai vì san hô và hải quỳ sống cố định. Đáp án đúng phải là “sứa, vì nó di chuyển nhờ co bóp dù”. Câu 2, trang 82 yêu cầu xác định đặc điểm hô hấp của động vật, đáp án trang 155 trả lời: “Giun đất (ngành giun đốt) hô hấp bằng mang”. Đáp án như thế là sai, vì giun đất hô hấp qua da và ai cũng thấy khi mưa to, giun đất phải bò lên mặt đất do hang bị ngập nước nên giun không thể hô hấp được. Ngoài ra, đáp án “Cá chép thở bằng phổi” là sai, vì cá chép thở bằng mang.
Đồng bằng sông Hồng không có nhà máy thủy điện vì… thiếu lao động!
Cuốn Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn địa lý lớp 9 do các tác giả Phạm Thị Sen (chủ biên), Nguyễn Đăng Hưng, Lê Mỹ Phong biên soạn cũng có nhiều chi tiết sai.
Phần trả lời cho câu hỏi số 5 (trang 60) ghi: “Đồng bằng sông Hồng không có các nhà máy thủy điện vì thiếu lao động” là hết sức vô lý và buồn cười. Đúng ra câu trả lời phải là: “vì… không có nguồn thủy năng để xây dựng nhà máy thủy điện”.
Khi yêu cầu học sinh nêu thứ tự các bộ phận của vùng biển nước ta tính từ bờ biển, nhóm biên soạn đưa ra đáp án (trang 105) là “lãnh hải, nội thủy, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế”. Đáp án như thế là sai. Căn cứ Tuyên bố ngày 12.5.1977 của Chính phủ nước CHXHCN VN, khi cắt ngang một vùng biển theo hướng từ đất liền ra biển thì thứ tự là: đất liền => nội thủy (là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải và giáp với bờ biển) => lãnh hải (12 hải lý) => vùng tiếp giáp lãnh hải (12 hải lý) => vùng đặc quyền kinh tế (lãnh hải vùng tiếp giáp lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế = 200 hải lý; 1 hải lý = 1.852m). Do đó, đáp án đúng phải là “nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế”…
Theo Dân Trí
Nhiều đại học 'trắng' thư viện
21 sinh viên chung nhau một chỗ ngồi trên thư viện, thậm chí nhiều trường đại học, cao đẳng trắng thư viện. Sinh viên phải học chay không khác gì... phổ thông cấp 4.
Trắng thư viện
Sinh viên trường Cao đẳng Bắc Hà học tại cơ sở 2 (xóm 1 - Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội) được coi là những sinh viên nhiều... "0". Họ cho biết, sau giờ lên giảng đường, chỉ học với ở phòng trọ, không có thư viện, không giáo trình (tự mua sách cho môn học).
SV Đào Thị Linh, Khoa Quản lý thiết bị, Cao đẳng Văn Lang cho hay, trường không có thư viện mà chỉ có hai phòng lưu khoảng 200 đầu sách cũ. "Không có giáo trình hay sách tham khảo. Học đến môn nào, giảng viên giới thiệu giáo trình, SV phải tự mua. Không biết bao giờ mới có thư viện, nhà trường đang kêu gọi sinh viên có sách thì góp cho trường" - Linh nói.
Tôi nghĩ, nhà nước cho mở trường thì phải xem xét cơ sở vật chất của trường đó có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên hay không. Không có thư viện hay phòng thí nghiệm, sinh viên học chay, thì đừng nói đến chất lượng đào tạo. - PGS. TS Trần Văn Ba
Nhiều sinh viên các trường ở Hà Nội như Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hà Nội, Đại học Dân lập Đông Đô cũng phản ánh chưa bao giờ biết đến thư viện của trường. Bởi ngay đến địa điểm học trường cũng phải đi thuê.
"Địa điểm học ở phố Tôn Thất Tùng không phải là trụ sở chính của trường nên cũng không có thư viện cho sinh viên ngồi học, đọc tài liệu. Ngay đến thư viện của trường ở trụ sở chính số 8 Nguyễn Công Hoan có cũng như không vì chỉ có một khoa học ở đó", SV Nguyễn Thị Chuyên, Đại học Dân lập Đông Đô nói.
Địa điểm trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải Thăng Long có hai dãy nhà với vài chục phòng học nhưng là nơi cắm chốt của nhiều trường vừa đại học và cao đẳng. Sinh viên trường này học thì trường kia nghỉ (chia theo ca học).
Nhiều sinh viên than thở: "Ngay cả phòng học cũng phải đi thuê thì lấy đâu thư viện cho sinh viên học tập và nghiên cứu".
Là một trong những trường hàng đầu, song Đại học Bách Khoa Hà Nội chỉ có một thư viện với 770 chỗ ngồi, trong khi có tới hơn 25.000 sinh viên.
"Nhiều quyển sách đắt đỏ, sinh viên làm sao có tiền mua nổi. Với các trường kỹ thuật, càng không thể học chay, không có thư viện thì sinh viên lấy đâu ra tài liệu để học"- Đỗ Văn Đăng, sinh viên năm 4 của ĐH Bách Khoa phản ánh.
Nhiều sinh viên cho biết họ còn chưa bao giờ biết đến thư viện của trường. (Ảnh minh họa).
21 sinh viên một chỗ ngồi
Cục Cơ sở vật chất của Bộ GD& ĐT cho biết thêm, tính trung bình, 21,2 sinh viên mới có một chỗ ngồi ở thư viện. Trong số 196 đại học, cao đẳng, 24 trường không có thư viện truyền thống; 119 trường không có thư viện điện tử.
"Đây là con số đáng báo động đối với giáo dục đại học Việt Nam. Bởi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, trái tim của mình", Cục trưởng Cơ sở vật chất - Bộ GD&ĐT Trần Duy Tạo nhìn nhận.
Không chỉ thiếu về cơ sở, thư viện của các trường đại học, cao đẳng còn kém về chất lượng. Trong tổng số gần 200 thư viện được Bộ GD&ĐT khảo sát, chỉ có gần 39% thư viện áp dụng các tiêu chuẩn về thư viện hiện có ở Việt Nam hoặc trên thế giới; hơn 34% sử dụng các phần mềm trong quản lý thư viện.
PGS, TS Trần Văn Ba - Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội nhận xét, ở bậc đại học, việc tự học của SV rất quan trọng, do vậy các trường phải có thư viện, đặc biệt là đối với các trường phấn đấu thành trường ĐH nghiên cứu.
"Khó có thể hình dung một trường đại học, cao đẳng mà không có thư viện, và những trường đó cũng chỉ như trường... phổ thông cấp 4. Tôi dám chắc, không có thư viện thì kết quả đào tạo của trường không thể cao được", ông Ba nói.
24H.COM.VN (Theo Tiền phong)
Học trước lớp 1, lên lớp 2 sẽ "chờn" não "Day theo cac sách chưa đươc thâm đinh không khac gi cho tre uông thuôc chưa qua kiêm nghiêm cua nganh y tê." GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Trước tình trạng, nhiều phụ huynh than phiền về kiến thức lớp 2 nặng hơn lớp 1 và một số bài quá khó, quá tải, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt...