Trận chiến giữa 2 gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc
Cuộc chiến giữa hai tên tuổi lớn của Trung Quốc bước sang giai đoạn mới, trùng thời điểm giới chức nước này bắt đầu siết chặt hoạt động các hãng công nghệ.
Đầu tháng 2, Douyin – phiên bản Trung Quốc của TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance – chính thức đệ đơn lên tòa án Bắc Kinh khởi kiện Tencent độc quyền. Douyin cho rằng công ty này đã lợi dụng sự thống trị thị trường của mình để chèn ép các đối thủ.
Theo Douyin, hai ứng dụng nổi tiếng nhất của Tencent là WeChat và QQ đã cấm người dùng chia sẻ nội dung từ nền tảng video này suốt 3 năm qua.
Công kích dai dẳng
Trong đơn kiện gửi Tòa án Sở hữu trí tuệ, Douyin chỉ ra rằng với lượng người dùng khổng lồ, không có công ty nào khác trên thị trường có thể cung cấp các dịch vụ tương tự WeChat và QQ.
Vị thế thống lĩnh thị trường và hành vi ngăn chặn Douyin của Tencent không chỉ làm tổn hại đến người dùng, nó còn làm gián đoạn hoạt động của Douyin, trực tiếp ảnh hưởng đến cạnh tranh công bằng.
Theo lời Douyin, động thái này cấu thành “ hành vi độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh”, vốn bị cấm bởi luật Chống độc quyền nước này.
Douyin cho rằng Tencent cậy thế chèn ép đối thủ của mình.
“Nó cản trở sự tiến bộ và đổi mới công nghệ, cũng không giúp nâng cao hiệu quả kinh tế hay phúc lợi xã hội mà chỉ củng cố vị thế của Tencent”, Douyin nhận định.
Theo Beijing Daily , Douyin yêu cầu Tencent chấm dứt ngay việc hạn chế nội dung từ ứng dụng này, cũng như bồi thường thiệt hại kinh tế và các chi phí khác cho ứng dụng video với mức phí 90 triệu nhân dân tệ (khoảng 320 tỷ đồng).
Video đang HOT
Tencent lập tức lên tiếng phản đối trong ngày, tuyên bố công ty này cũng đang lên kế hoạch kiện ByteDance.
Theo thông cáo đăng trên WeChat, Tencent cho biết họ không nhận được tài liệu liên quan đến vụ kiện và cũng cho rằng cáo buộc của ByteDance “sai sự thật”, “vu khống ác ý”. Công ty này tố Douyin ăn cắp thông tin người dùng WeChat và vi phạm quyền lợi khách hàng.
“Cáo buộc từ ByteDance hoàn toàn sai sự thật. Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho người dùng và các sản phẩm từ bên thứ ba dựa trên sự cạnh tranh công bằng, cởi mở và hợp tác”, Tencent phản hồi về thông tin này.
Thực tế, giữa 2 công ty đã tồn tại hiềm khích trong thời gian dài. Từ năm 2018, cả hai thường xuyên buộc tội nhau về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí đưa nhau đến tòa án.
Giai đoạn nhạy cảm
Sau khi đâm đơn kiện Tencent, nhiều bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc cho rằng chính Douyin cũng đang chặn đường dẫn đến WeChat và QQ. Tuy nhiên, Douyin cho hay ứng dụng này chỉ chặn các đường dẫn đến những tài khoản đăng bài về lĩnh vực tài chính hoặc sức khỏe có nguy cơ lừa đảo cao.
Các video tài chính, hướng dẫn quản lý tài sản là một trong những nội dung phổ biến nhất trên Douyin. Mạng xã hội video cho biết họ không cho phép hành vi chuyển hướng người xem sang WeChat hay QQ của các tài khoản có lượt theo dõi cao.
Theo Douyin, những tài khoản này nhiều khả năng bán các khóa học, cổ phiếu giả hay tư vấn sức khỏe không có chuyên môn thông qua WeChat hoặc QQ, gây nguy hại cho người dùng.
ByteDance và Tencent nắm quyền sở hữu các trang mạng xã hội lớn tại Trung Quốc. Lượng người dùng hàng tháng của WeChat và QQ lần lượt đạt 1,2 tỷ và 700 triệu người. Tuy Douyin không công bố số liệu hàng tháng, theo ByteDance, ứng dụng này có khoảng 600 triệu người dùng hàng ngày.
Theo CNN , cuộc cạnh tranh giữa hai ông lớn đã bước sang giai đoạn mới, trùng thời điểm ngành công nghệ Trung Quốc trong thời gian nhiều biến động.
Vụ kiện chống độc quyền của Douyin nhắm vào Tencent là phát súng đầu tiên kể từ khi chính phủ Trung Quốc siết chặt quy định đối với các gã khổng lồ công nghệ. Tháng 11/2020, giới chức trách nước này ban hành dự thảo luật ngăn chặn độc quyền của các công ty Internet lớn.
Ngay sau đó, cơ quan quản lý đã hoãn thương vụ bán cổ phiếu dự kiến đạt giá trị cao nhất thế giới của Ant Group thuộc tập đoàn Alibaba.
10 năm WeChat thay đổi thế giới mạng Trung Quốc
Siêu ứng dụng WeChat của Tencent chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ra đời. Dù vậy, dường như những ngày huy hoàng nhất của nó đã ở lại phía sau.
Biểu tượng báo hiệu cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng WeChat. (Ảnh: EPA-EEE)
Một ngày của Chen Channing, chuyên gia pháp lý 30 tuổi sống tại Thâm Quyến, không thể thiếu WeChat, ứng dụng "tất cả trong một" của Tencent. Trước khi đánh răng buổi sáng, Chen sẽ kiểm tra tin nhắn trên ứng dụng. Anh dùng tính năng thanh toán để đi tàu điện ngầm đến chỗ làm. Trên đường, anh đọc tin tức trên WeChat. Tại văn phòng, anh dành hầu hết thời gian dùng phiên bản desktop của ứng dụng.
Vào thời gian rảnh, Chen chia sẻ ảnh, nhạc với bạn bè qua ứng dụng. Khi đói, anh đặt đồ ăn và thanh toán ngay trên WeChat. "WeChat đã trở thành một phần trong mọi mặt đời sống và công việc của tôi. Tôi không thể sống thiếu nó", Chen chia sẻ.
Đó là câu chuyện chung của phần nhiều trong 1,09 tỷ người đang sử dụng WeChat hàng ngày. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu China Internet Watch chỉ ra trung bình người dùng WeChat dành 77 phút mỗi ngày trên ứng dụng. WeChat tương đương với WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại.
Không quá lời khi nói WeChat đã thay đổi cách người Trung Quốc tương tác với nhau và với thế giới ảo. Tuần này, siêu ứng dụng lên 10 tuổi. WeChat còn giúp Tencent trở thành công ty lớn nhất châu Á, nâng giá trị vốn hóa lên 800 tỷ USD, lớn thứ 6 toàn cầu, từ 47 tỷ USD của thập kỷ trước.
Cựu Giám đốc hãng nghiên cứu Sootoo Institute Zhang Dingding nhận xét WeChat rõ ràng là sản phẩm Internet thành công nhất của Trung Quốc trong 10 năm qua. Giá trị của ứng dụng vượt qua những con số. Có nhiều yếu tố dẫn tới thành công của WeChat, bao gồm cả "tường lửa" chặn các mạng xã hội ngoại như Facebook, Google của Trung Quốc.
WeChat cũng xuất hiện "đúng lúc, đúng chỗ", dựa vào sự bùng nổ trong lượng sử dụng smartphone trong nước. Bên cạnh đó, thiết kế ban đầu của nó dễ sử dụng và thú vị, nhờ vào kiến trúc sư trưởng Allen Zhang Xiaolong. Ông là một trong các giám đốc được trả lương cao nhất Trung Quốc từ năm 2016.
Tuy nhiên, mây đen đang che phủ lễ kỷ niệm 10 năm của WeChat. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hoạt động kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng ngày càng rõ rệt - cả trong và ngoài nước. Những tài khoản dường như quảng bá nội dung không phù hợp, phạm pháp - bao gồm bạo lực, cờ bạc - nhanh chóng bị đóng cửa.
Phòng nghiên cứu Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) tố cáo WeChat là công cụ Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp Mỹ giao dịch với WeChat vì nguy cơ bảo mật.
Dù WeChat không phải lo lắng về cạnh tranh "ngoại bang", ứng dụng đang trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ nội địa như ByteDance (công ty mẹ TikTok).
Theo báo cáo của QuestMobile tháng 10/2020, thời gian người Trung Quốc dùng điện thoại nhiều hơn 6 tiếng so với một năm trước nhưng chủ yếu dành cho các ứng dụng video như Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), Kuaishou (cũng của Tencent). WeChat cùng với công cụ tìm kiếm của Baidu, iQiyi và Taobao, Tmall, Alipay đều ghi nhận tăng trưởng giảm, thậm chí âm, về thời gian sử dụng.
Nhằm đối phó với các thử thách mới, WeChat giới phiệu tính năng video ngắn mang tên Channels một năm trước. Zhang, "cha đẻ" WeChat, cho biết tính tới tháng 6/2020, tính năng có khoảng 200 triệu người dùng. Ông xác định tương lai của ứng dụng sẽ gắn với video.
Theo Giám đốc quản lý hãng tư vấn China Skinny Mark Tanner, Channels tăng trưởng mạnh phần lớn nhờ có mặt trong hệ sinh thái WeChat. Song, nó không "gây nghiện" như Douyinm trong khi Douyin tiếp tục chiếm phần lớn thời gian người dùng bỏ ra trên điện thoại.
Chỉ trích hành vi độc quyền của Tencent cũng nhiều hơn. Xie Xin, Phó Chủ tịch ByteDance phụ trách ứng dụng truyền thông Feishu, tố cáo WeChat ngăn chặn dịch vụ. Tuy nhiên, Tencent khẳng định hành động công bằng trong việc chặn liên kết ngoài vi phạm quy định, bao gồm cả sản phẩm của Tencent.
Allen Zhang Xiaolong, người dẫn đầu nhóm phát triển WeChat. Ảnh: Handout
WeChat "chào đời" từ trung tâm Dự án và nghiên cứu Quảng Châu của Tencent tháng 1/2011. Zhang, người phụ trách QQ Mail Mobile khi đó, dẫn dắt một nhóm nhỏ phát triển phiên bản đầu tiên của WeChat trong chưa đầy 70 ngày, đánh bại hai nhóm khác trong công ty. Phiên bản này chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gửi ảnh. Sự kiện lớn đến với nhóm WeChat xảy ra vào tháng 5/2011 sau khi được cập nhật tính năng nhắn thoại.
Sau một thập kỷ tối ưu hóa, ứng dụng vẫn đang phát triển. Tencent xây dựng hệ sinh thái khổng lồ xoay quanh WeChat với các chương trình mini. Về cơ bản, chúng là ứng dụng nhỏ hơn 10 megabytes, chạy ngay trực tiếp trên giao diện của ứng dụng chính. Thiết kế ấy giúp WeChat trở thành nền tảng toàn diện. Số lượng người dùng các chương trình mini hàng ngày đạt 400 triệu, theo công bố gần nhất của WeChat. Lượng người chơi mini game hàng tháng vượt 500 triệu vào năm 2020.
Bất chấp sự phổ biến của WeChat đối với người Trung Quốc toàn thế giới, Tencent vẫn chưa nghiêm túc với kế hoạch kiếm tiền từ ứng dụng. Trong tổng doanh thu của Tencent, 56% đến từ "dịch vụ giá trị gia tăng" - liên quan tới game - còn 27% đến từ fintech, 17% từ quảng cáo trực tuyến.
Theo Tanner, cơ hội lớn nhất của WeChat là đã thiết lập được nền tảng người dùng và hệ sinh thái. Chúng tiếp tục được củng cố nếu tích hợp AI và xây dựng nhiều tính năng giải trí hơn, giao diện bớt cồng kềnh hơn. Phân khúc người dùng nông thôn và bình dân chưa được khai thác cũng đại diện cho cơ hội trong tương lai.
Song, một điều chắc chắn là WeChat đối mặt với tương lai thách thức hơn với quy định siết chặt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và thay đổi trong hành vi người dùng. 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng khác biệt so với ban đầu.
Huawei không theo đuổi thành công 'sớm nở tối tàn' Không đổi mới mù quáng, cũng không hài với thành tựu nhỏ... là tinh thần mà Nhậm Chính Phi truyền đến nhân viên trong hành trình xây dựng đế chế Huawei. Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi ví von các quyết sách của Huawei không bóng bẩy, hướng đến lợi ích ngắn hạn để tạo ra thành công sớm nở tối tàn...