“Trân Châu cảng trên mạng”
Không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta lên tiếng cảnh báo khả năng Mỹ phải đối mặt với một vụ “ Trân Châu cảng trên mạng”, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã cân nhắc việc thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng.
Một trung tâm chỉ huy của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ ở căn cứ Fort Meade
Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) Jane Holl Lute ngày 31-10 cho biết, lực lượng dự bị chiến tranh mạng, khi được thành lập, trước hết sẽ bao gồm các chuyên gia an ninh máy tính từng làm việc trong chính phủ đã nghỉ hưu chuyển sang làm việc cho các công ty tư nhân và sau đó gồm cả những chuyên gia chưa từng làm việc trong các cơ quan chính phủ. Theo bà Lute, hiện các phương án đang được cân nhắc song hy vọng lực lượng dự bị đặc chủng này sẽ được thành lập trong vòng một năm.
Ý tưởng thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng của nước Mỹ được đưa ra sau khi có các ý kiến của các quan chức an ninh cấp cao lo ngại rằng hiện trạng sức mạnh của đội ngũ chiến tranh mạng là chưa đủ mạnh trong khi nguy cơ của cuộc chiến này với nước Mỹ ngày càng nghiêm trọng. Đích thân Bộ trưởng Panetta mới đây đã cảnh báo rằng nước Mỹ phải đối mặt với một vụ “Trân Châu cảng trên mạng” khi ngày càng dễ bị tin tặc nước ngoài tấn công để phá hủy mạng lưới điện quốc gia, hệ thống giao thông, mạng lưới tài chính… hay đánh cắp các dữ liệu tuyệt mật quốc gia.
Video đang HOT
Cùng chung nỗi lo nguy cơ gia tăng mà đội ngũ nhân lực lại quá yếu, Giáo sư William Robertson của Đại học Northeastern cho rằng những cảnh báo về vấn đề này hoàn toàn không cường điệu và Chính phủ Mỹ hiện đang đau đầu về mối đe dọa tấn công mạng. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày có hàng triệu cá nhân và tổ chức muốn thâm nhập các trang mạng do Lầu Năm Góc quản lý hay riêng các mạng lưới tài chính và ngân hàng ở Mỹ đã phải hứng chịu hàng trăm nghìn vụ tấn công mỗi ngày.
Chính vì thế Mỹ là nước đi tiên phong trong nỗ lực phòng thủ chiến tranh mạng với việc từ tháng 6-2009 đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến tranh mạng đặt tổng hành dinh tại căn cứ quân sự Fort Meade, bang Maryland. Kể từ đó tới nay, Mỹ cũng đã triển khai hàng loạt chính sách và biện pháp nhằm tăng cường khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh trong không gian mạng.
Quan trọng nhất là Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố chiến lược an ninh mạng mới, trong đó xác định tăng cường an ninh, đề phòng các cuộc tấn công mạng sẽ là nhân tố quan trọng trong việc định hình sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai. Chiến lược mới cho phép quân Mỹ “đáp trả không khoan nhượng” các tấn công mạng giống như đối với các cuộc tấn công quân sự trên bộ, trên không và trên biển.
Thế nhưng, cho dù Nhà Trắng năm 2012 đã dành ngân sách 56,7 tỷ USD cho DHS, trong đó dành hơn 230 triệu USD để nâng cấp hệ thống an ninh mạng, song vẫn chưa thể giải toả mối lo tấn công mạng. Do vậy, DHS phải tính tới việc thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng.
Theo ANTD
Mỹ trước nguy cơ một 'Trân Châu cảng' trên mạng
Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ ngày một cao của những đòn tấn công diện rộng và nghiêm trọng trên mạng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua phát biểu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: AFP
"Một trận Trân Châu cảng trên mạng có thể tàn phá vật chất, gây tổn thất về người, một cuộc tấn công có thể làm tê liệt, gây sốc, và tổn thương sâu sắc tới nước Mỹ", ông Panetta hôm qua phát biểu tại một bảo tàng không gian ở New York. Panetta dùng hình ảnh của thất bại quân sự nghiêm trọng nhất lịch sử Mỹ để minh họa cho nguy cơ chiến tranh không gian.
Ông cho rằng những kẻ tấn công trên mạng đã phát triển những công nghệ mới, có thể phá hủy hệ thống điện của một thành phố, làm trật đường ray tàu hỏa và làm ô nhiễm nguồn nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ coi Trung Quốc, Nga và Iran cũng các nhóm quân sự cực đoan khác là những mối đe dọa an ninh mạng lớn nhất đối với Mỹ.
"Một đất nước hiếu chiến hay một tổ chức cực đoan có thể dùng những công cụ mạng này để kiểm soát những nút chuyển mạng cốt yếu để làm trật đường ray tàu chở khách, hoặc nguy hiểm hơn, làm trật đường ray tàu chở khách có hóa chất chết người", RT dẫn lời ông nói.
Theo ông Panetta, cách duy nhất để "bảo vệ nền dân chủ Mỹ" hiệu quả là thông qua đạo luật về an ninh mạng trong Quốc hội, tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin cá nhân giữa các công ty và chính phủ.
Thượng viện Mỹ từng phủ quyết dự luật Chia sẻ và Bảo vệ Thông tin Tình báo trên mạng (CISPA) do lo ngại nó vi phạm quyền tự do cá nhân và có thể được sử dụng để theo dõi công dân.
Bất chấp sự phản đối lan rộng, chính quyền Obama cho biết họ sẽ ký một sắc lệnh buộc các công ty phải áp dụng các tiêu chuẩn an ninh mạng mới. Ông Panetta cho rằng đạo luật sẽ không vi phạm quyền tự do con người. "Nhưng nếu có một mật mã, nếu có một con sâu mạng nào được cài đặt, chúng tôi cần phải biết nó xảy ra khi nào", New York Times dẫn lời ông này.
"Nếu chúng tôi phát hiện ra một mối đe dọa tấn công có thể phá hủy hạ tầng cơ sở Mỹ, hay làm thiệt mạng dân Mỹ, chúng tôi cần có lựa chọn để hành động chống lại những kẻ tấn công, để bảo vệ đất nước này dưới sự lãnh đạo của tổng thống", ông Panetta nói.
Để hoàn thành mục tiêu này, Mỹ đã đầu tư một khoản lớn nhằm nghiên cứu, phát triển công nghệ để chỉ ra nguồn gốc các vụ tấn công mạng, ngăn chặn đón đầu, bảo vệ an ninh mạng quốc gia.
Bộ trưởng Panetta cũng lấy ví dụ về virus Shamoon, từng làm tê liệt 30.000 máy tính của công ty dầu khí quốc gia Arab Saudi ARAMCO. Ông cho rằng đây là sự tàn phá khủng khiếp nhất từ trước đến nay đối với khối doanh nghiệp, và nó cũng có thể xảy ra với Mỹ nếu không có biện pháp tự vệ đầy đủ. Theo Wall Street Journal, bộ trưởng Quốc phòng là quan chức Mỹ đầu tiên công khai ghi nhận về vụ tấn công mạng này. Panetta cũng viện dẫn đến những vụ tấn công đối với các ngân hàng lớn của Mỹ hồi đầu năm, làm gián đoạn các dịch vụ trên trang web cho khách hàng.
Theo VNE
Trình diễn không quân tái hiện trận Trân Châu Cảng Triển lãm Hàng không Houston lần thứ 28 vừa diễn ra tại Mỹ, với những màn trình diễn tái hiện trận Trân Châu Cảng bằng các pha nhào lộn của hàng loạt máy bay chiến đấu. Triển lãm hàng không thường niên Houston là một trong 5 triển lãm hàng không hàng đầu của Mỹ, được tổ chức nhằm tôn vinh những sĩ...