Trạm không gian là nơi an toàn nhất để tránh COVID-19
Tính đến sáng 20-3, toàn thế giới đã có tới hơn 244.000 người mắc COVID-19. Không một quốc gia, không một vùng đất nào được cho là an toàn tuyệt đối trước dịch bệnh. Tất cả đều có nguy cơ. Trừ Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Trạm vũ trụ quốc tế ISS – Ảnh: NASA
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) di chuyển trong không gian theo quỹ đạo cách mặt đất khoảng 319,6 km – 346,9 km, được cơ quan vũ trụ của Mỹ, Nga, Nhật Bản, châu Âu và Canada đồng điều hành.
Nhưng tại sao Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ là nơi an toàn nhất cho thành viên phi hành đoàn khỏi các mầm bệnh nguy hiểm tiềm tàng, ví dụ như COVID-19?
Trước hết, đó là nhờ những quy định hết sức nghiêm ngặt khi đưa các phi hành gia lên ISS.
Video đang HOT
Thế giới có rất nhiều nhà khoa học nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện trở thành một phi hành gia để bay vào vũ trụ. Ngoài các điều kiện về kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống thì một phi hành gia còn phải đảm bảo có sức khỏe tốt.
Trước mỗi lần phóng tàu lên trạm vũ trụ, các phi hành gia được cách ly trong nhiều tuần liền để theo dõi sức khỏe và phát hiện mọi triệu chứng nhiễm bệnh nguy hiểm.
“Điều này giống như một sự sàng lọc tốt nhất những cá nhân khỏe mạnh, đủ tố chất để lên trạm vũ trụ”, Luis Zea, nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu BioServe Space Technologies (Colorado, Mỹ) cho biết.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) luôn áp dụng các biện pháp kiểm dịch này cho tất cả các phi hành gia của mình trước khi gửi họ đến trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ngay cả khi một người xuất hiện những chứng bệnh cảm mạo thông thường như cảm lạnh, dị ứng hay cúm cũng sẽ bị loại, không được phép lên tàu.
Courtney Beasley – phát ngôn viên của NASA, chia sẻ trên Newsweek rằng tất cả phi hành đoàn phải cách ly trong hai tuần trước khi lên tàu. Công tác này nhằm để ngăn thành viên phi hành đoàn mang virus và mầm bệnh nguy hiểm tiềm tàng lên trạm vũ trụ. Đồng nghĩa với việc ngay cả khi COVID-19 đang khuấy đảo toàn thế giới thì trên trạm vũ trụ vẫn hết sức an toàn.
Các biện pháp bảo vệ phi hành gia không dừng lại ở việc theo dõi sức khỏe người. Theo Courtney Beasley, bất cứ kiện hàng hóa nào gửi lên ISS cũng phải trải qua các quy trình kiểm tra đặc biệt để ngăn chặn mầm bệnh. Tàu thăm dò cũng được khử trùng đặc biệt.
Một lý do nữa là COVID-19 chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn trên bề mặt kim loại, gỗ, nhựa… Trong khi đó các phi hành gia đã qua thời gian cách ly dài ngày trước khi bay vào không gian.
Tất cả các phi hành gia cũng đều trải qua khóa đào tạo khẩn cấp y tế và duy trì liên lạc thường xuyên với một nhóm bác sĩ dưới mặt đất, những người theo dõi chặt chẽ sức khỏe của họ. Khi trường hợp y tế khẩn cấp xảy ra, phi hành đoàn cũng có đủ khả năng để xử lý tình huống tại chỗ.
Trường hợp nghiêm trọng thì ngay lập tức các phi hành gia nhiễm bệnh sẽ được sơ tán lên tàu vũ trụ Soyuz của Nga để rời trạm, trở về Trái đất để xử lý y tế kịp thời.
KA KA (Theo NewsWeek)
Theo tuoitre.vn
Chuyên gia phát hiện cách thức lây lan nguy hiểm nhất của virus corona
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Jeffrey Shaman cho biết, cách thức lây lan âm thầm của virus corona đã gây ra phần lớn các ca nhiễm Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Virus corona lây lan âm thầm từ những người mang mầm bệnh nhưng chưa phát triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ sang người khỏe mạnh.
Cụ thể, theo Mirror, một nghiên cứu mới cho biết, sự lây lan nhanh chóng của virus corona trên thế giới là do "lây nhiễm âm thầm" hay nói cách khác là những người có triệu chứng nhẹ, chưa được xét nhiệm hoặc chẩn đoán Covid-19 đã vô tình lây bệnh cho những người khỏe mạnh khác.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Jeffrey Shaman tin rằng số người nhiễm bệnh thực tế trên toàn thế giới lớn hơn nhiều so với các báo cáo chính thức. Chuyên gia này ước tính một triệu người có thể đã bị nhiễm bệnh. Trong đó, cách thức lây truyền âm thầm đã gây ra 2/3 số ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới.
Vị Giáo sư khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Columbia, đồng tác giả của nghiên cứu vừa được công bố hôm 16/3 cho biết, việc cách ly xã hội là điều bắt buộc để ngăn chặn những người có vẻ khỏe mạnh lây lan virus chết người.
Theo số liệu mới nhất, dịch Covid-19 đã xuất hiện ở 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến hơn 182.000 người nhiễm bệnh, gần 7.200 người chết. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13/3 tuyên bố châu Âu hiện là tâm Covid-19 toàn cầu, trong khi Trung Quốc tuyên bố đã qua đỉnh dịch, đồng thời dự đoán có thể không phát hiện thêm ca nhiễm mới nào vào cuối tháng.
Theo danviet.vn
Bác sĩ, y tá tại Nhật Bản bị đồng nghiệp kỳ thị, gọi là 'mầm bệnh' Đội ngũ y tế tham gia vào công tác chống dịch corona ở Nhật Bản bị chính những người đồng nghiệp xa lánh. Một bác sĩ còn bị cấm đặt chân đến bệnh viện nơi anh đang làm việc. Bác sĩ và y tá ở Nhật Bản tham gia vào công tác chống dịch Covid-19 bị cấp trên và đồng nghiệp xa lánh,...