Trạm đổ bộ Mặt Trăng Trung Quốc vẫn hoạt động sau 7 năm
Trạm đổ bộ Hằng Nga 3 hoạt động vào ban ngày nhờ năng lượng Mặt Trời và vượt qua buổi đêm lạnh giá với thiết bị sưởi ấm.
Trạm đổ bộ Hằng Nga 3 trên bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: Space.
Trung tâm Chương trình Vũ trụ và Khám phá Mặt Trăng Trung Quốc cho biết, hơn 2.400 ngày sau khi hạ cánh, trạm đổ bộ Hằng Nga 3 vẫn tiếp tục hoạt động, Space hôm 23/9 đưa tin. Như vậy, Trung Quốc đang có tàu vũ trụ hoạt động cả ở nửa gần và nửa xa của Mặt Trăng, theo Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA).
Trạm đổ bộ Hằng Nga 3 cùng robot thám hiểm Thỏ Ngọc hạ cánh xuống đồng bằng Mare Imbrium tháng 12/2013, biến Trung Quốc trở thành nước thứ ba có tàu đáp thuận lợi xuống Mặt Trăng.
Kính viễn vọng Cực tím Mặt Trăng gắn trên trạm đổ bộ đến nay vẫn hoạt động, theo chuyên gia Jing Wang tại Đài quan sát Thiên Văn Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh. Dụng cụ tự động này giúp giới khoa học theo dõi nhiều ngôi sao, thậm chí từng gửi về ảnh chụp thiên hà Chong chóng (M101).
Ảnh chụp thiên hà Chong chóng (M101) của trạm đổ bộ Hằng Nga 3. Ảnh: Space.
Những người thu phát tín hiệu vô tuyến nghiệp dư xác nhận hoạt động của trạm đổ bộ Hằng Nga 3 do vẫn thường xuyên nhận được tín hiệu. Trạm đổ bộ chạy bằng năng lượng Mặt Trời này hoạt động vào ban ngày trên Mặt Trăng (dài tương đương 14 ngày Trái Đất). Nó trao đổi thông tin với các trạm ở thành phố Khách Thập (phía tây bắc) và Giai Mộc Tư (phía đông bắc) qua băng tần X và băng tần S. Vào những đêm Mặt Trăng lạnh giá, Hằng Nga 3 được giữ ấm nhờ máy sưởi đồng vị phóng xạ.
Video đang HOT
Robot thám hiểm Thỏ Ngọc mất khả năng di chuyển vào tháng 1/2014, gần cuối ngày Mặt Trăng thứ hai của nhiệm vụ, sau khi đi được 114 m. Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, robot gặp trục trặc do môi trường phức tạp trên bề mặt Mặt Trăng. Nhiệm vụ của Thỏ Ngọc ban đầu dự kiến chỉ kéo dài ba tháng, nhưng robot này tiếp tục hoạt động tại chỗ đến giữa năm 2016.
Việc phân tích dữ liệu do Thỏ Ngọc thu thập vẫn tiếp tục giúp các nhà khoa học phát hiện thêm những thông tin mới. Nhóm chuyên gia từ Đại học Địa chất Trung Quốc và một số viện nghiên cứu phát hiện dấu tích của ba lớp đá núi lửa tương đối trẻ tại nơi Hằng Nga 3 hạ cánh. Họ công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Geophysical Research Letters ngày 17/8.
Những chiếc đồng hồ Mặt Trăng
Trong tất cả những nỗ lực thám hiểm vũ trụ từ trước đến nay, chương trình đổ bộ Mặt trăng Apollo vẫn là thành tựu vĩ đại nhất của con người.
Buzz Aldrin cùng chiếc Speedmaster "Mặt Trăng" đầu tiên. Ảnh: Theo Fratello
Bên cạnh hệ thống máy móc hiện đại, những chiếc đồng hồ đeo tay cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành công của nhiều nhiệm vụ. Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện xoay quanh hai chiếc đồng hồ đáng chú ý nhất, đã cùng những phi hành đoàn Apollo đổ bộ lên Mặt trăng.
Dụng cụ bấm giờchính thức
Đối với bất kỳ ai tò mò, dù chỉ thoáng qua, về thế giới đồng hồ cơ, thì cụm từ " Đồng hồ Mặt trăng" (Moonwatch) gần như đồng nghĩa với "Speedmaster Professional". Chiếc đồng hồ thuộc nhãn hiệu Omega từ lâu được biết đến như biểu tượng cho khát vọng vươn tới các vì sao của con người.
Mặc dù vậy, Speedmaster ban đầu hoàn toàn không được thiết kế với mục đích phục vụ các chuyến bay không gian có người lái. Nhãn hiệu đồng hồ lâu đời của Thụy Sĩ thực chất ra mắt chiếc đồng hồ tới công chúng vào năm 1957, và quảng bá sản phẩm của mình như một phụ kiện thể thao cao cấp dành cho giới chơi mô - tô. Do đó, Speedmaster thậm chí còn không được xem là một chiếc đồng hồ hàng không, loại đồng hồ thường được sử dụng vào thời kì đầu của công cuộc thám hiểm vũ trụ.
Lý do khiến cho dòng đồng hồ này được NASA sử dụng làm công cụ đo thời gian chính thức xuất phát vào năm 1964. Tại thời điểm đó, James Ragan, kỹ sư của NASA, được giao nhiệm vụ tìm kiếm một chiếc đồng hồ đeo tay bấm giờ chuyên dụng phục vụ cho các chuyến bay vào không gian. Ragan soạn thảo yêu cầu của mình và gửi tới 10 hãng đồng hồ khác nhau. Chỉ 4 trong số đó gửi trả NASA sản phẩm của mình: Rolex, Longines - Wittnauer, Hamilton, và Omega. Theo Fratello, Ragan vẫn bật cười khi chia sẻ rằng, thay vì một chiếc đồng hồ đeo tay như được yêu cầu, Hamilton đã gửi cho ông một chiếc đồng hồ bỏ túi!
Speedmaster 105.003 (phải) và Speedmaster Professional. Ảnh theo Fratello
Sau tổng cộng 11 bài kiểm tra (nhiệt độ, áp suất, gia tốc, chống rung,...), chỉ có chiếc Omega Speedmaster số hiệu 105.003 đạt yêu cầu. Năm 2018, Petros Protopapas, trưởng bộ phận di sản thương hiệu của Omega, tiết lộ chi tiết về hai chiếc đồng hồ còn lại được gửi tới NASA. Theo ông Petros, cả hai chiếc đồng hồ là Longines - Wittnauer 235T và Rolex 6238 đều thất bại trong môi trường nhiệt độ cao, sản phẩm từ Rolex dừng hoạt động cả trong bài kiểm tra độ ẩm. Vậy là, từ tháng 9/1965, Speedmaster trở thành dòng đồng hồ bấm giờ chính thức cho các chuyến bay không người lái của NASA.
Chiếc Bulova Chronograph của Dave Scott (phải) và mẫu đồng hồ bấm giờ của Universal Genève.Ảnh theo Worn&Wound
Trước khi được công nhận, Speedmaster đã xuất hiện trong một nhiệm vụ khác của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ. Năm 1962, phi hành gia Walter Schirra đã sử dụng chiếc đồng hồ Omega phiên bản cũ của mình khi thực hiện nhiệm vụ Mercury - Atlas 8. Tuy vậy, phải đến nhiệm vụ đổ bộ Mặt trăng đầu tiên - Apollo 11, Speedmaster Professional mới được biết đến rộng rãi với biệt danh mới.
Khác với số hiệu 105.003, dòng chữ "Professional" được khắc trên mặt của phiên bản 105.012, chính là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên được sử dụng trên bề mặt Mặt trăng. Người sở hữu chiếc đồng hồ đặc biệt này là Buzz Aldrin, mặc dù phi hành gia người Mỹ thực hiện công việc đổ bộ sau Lance Armstrong. Lý do là bởi Lance đã quyết định để lại chiếc Speedmaster của mình trong mô - đun nhằm làm phương án dự phòng. Thật không may, chiếc đồng hồ của Buzz Aldrin đã bị thất lạc vào năm 1970, khi nó được gửi tới bảo tàng Smithsonian phục vụ trưng bày.
Phương án dự phòng
Phi hành gia Buzz Aldrin với chiếc Omega Speedmaster trên tay phải khi thực hiện nhiệm vụ trên mặt trăng. Ảnh: wikipedia.org
Bên cạnh Speedmaster Professional, có hai dòng đồng hồ đeo tay khác cũng từng được góp mặt trong các nhiệm vụ đổ bộ Mặt Trăng. Đó chính là Rolex GMT Master, và Bulova Chronograph. Trong khi GMT Master được biết đến như chiếc "Đồng hồ Mặt Trăng" không chính thức, được sử dụng bởi rất nhiều các phi hành gia thuộc chương trình Apollo, thì chiếc đồng hồ bấm giờ duy nhất của Bulova lại mang cho mình một câu chuyện bí ẩn và độc đáo.
Trong số mười công ty được James Ragan tiếp cận vào năm 1964, Bulova là một trong số những cái tên đã thất bại trong việc chế tạo một chiếc đồng hồ chuyên dụng cho vòng thử nghiệm của NASA. Dù vậy, công ty đồng hồ Mỹ lại có tiếng nói lớn trong việc thúc đẩy vòng kiểm tra thứ hai, diễn ra vào năm 1972. Với mục tiêu trở thành nhà tài trợ cho các chuyến bay vào không gian của người Mỹ, Bulova tận dụng triệt để sắc lệnh ủng hộ hàng nội địa của chính phủ.
Do đó, vào năm 1971, Bulova tiếp cận phi hành gia Dave Scott, chỉ huy trưởng của nhiệm vụ Apollo 15 sẽ cất cánh cùng vào tháng 7 năm đó, và đề nghị ông thử nghiệm một mẫu đồng hồ bấm giờ của công ty trong môi trường không trọng lực. Dave đồng ý nhận chiếc đồng hồ như phương án dự phòng (cho chiếc Omega Speedmaster, cung cấp bởi NASA), và nói sẽ cố gắng thu xếp để thực hiện yêu cầu của Bulova.
Apollo 15 đổ bộ lên Mặt trăng và thực hiện các thao tác đúng với dự kiến, cho đến khi Dave quay trở lại cabin mô - đun lần thứ hai. Ông viết trong một lá thư vào năm 1966: "Sau khi trở về tàu, tôi nhận thấy mặt kính của chiếc Omega trên tay đã bật ra ngoài. Do đó, tôi sử dụng chiếc đồng hồ bấm giờ dự phòng của mình. Nó hoạt động tốt, thậm chí cả trong môi trường nhiệt độ cao hơn hẳn ở phần còn lại của nhiệm vụ (trên Mặt Trăng)".
Mặc dù vậy, Dave cũng viết trong bức thư rằng chiếc đồng hồ còn lại của ông là một chiếc Waltham. Phải đến năm 2014, ông mới thừa nhận nhầm lẫn của mình, và đưa ra những giấy tờ chứng minh cho sự tồn tại của chiếc Bulova Chronograph "Mặt trăng" đã giúp ông hoàn thành nhiệm vụ vào năm 1971.
Một điều thú vị nữa về chiếc đồng hồ Mặt trăng này là nguồn gốc của nó. Tại thời điểm đó, không có tài liệu nào cho thấy Bulova có thể sản xuất được một chiếc đồng hồ bấm giờ đạt tiêu chuẩn bay của NASA. Và vào năm 2016, một bài viết trên trang Worn&Wound chỉ ra rằng, chiếc Bulova Chronograph mà Dave Scott đeo trong khi thực hiện nhiệm vụ, thực chất là một phiên bản có chỉnh sửa của dòng đồng hồ bấm giờ sản xuất bởi hãng đồng Thụy Sĩ danh tiếng Universal Genève.
Phát hiện này tiếp tục dấy lên những câu hỏi về mối quan hệ giữa NASA và công ty đồng hồ lâu đời của Mỹ, cùng với đó là những bí ẩn chưa có lời giải của thế giới đồng hồ cơ. Năm 2015, chiếc đồng hồ dự phòng của Dave Scott được bán với giá 1,3 triệu USD, trở thành chiếc đồng hồ Mặt Trăng đầu tiên, và rất có thể là cuối cùng, được bán đấu giá.
Sau này, rất nhiều phiên bản Omega Speedmaster Professional được sản xuất với rất nhiều kiểu mặt số, vành bezel và mặt kín, các phiên bản đặc biệt kỷ niệm các dấu mốc quan trọng của NASA cũng được sản xuất. Ngay cả bộ máy cũng được thay thế từ Cal. 321 thành Cal. 861 rồi 1861 và 1863 nhưng tất cả đều mang đặc điểm chung là lên giây cót thủ công và đều dựa trên máy của Lemania và hoạt động cực kỳ chính xác và ổn định trong nhiều năm.
Hệ Mặt Trời đã từng có nền văn minh khác ngoài Trái Đất? Một trong những câu hỏi mở về sinh học vũ trụ là liệu có sự sống ở đâu đó trong hệ mặt trời nữa không? Hai nhà vật lý thiên văn học người Mỹ, ông Avi Loeb ở Trường đại học Harvard và ông Jason Wright ở Trường đại học bang Pennsylvania đều tìm cách trả lời câu hỏi này. Ông Loeb cho...