Trầm cảm, stress hậu Covid-19, người đến khám bệnh tâm thần tăng
Mất việc làm, thu nhập giảm sút, sang chấn tâm lý, trầm cảm, stress gia tăng. Tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, người rối loạn lo âu trầm cảm mức độ vừa và nặng đến khám đã tăng thêm hàng trăm người trong 3 tháng qua
Gia tăng người mắc bệnh trầm cảm sau đại dịch Covid-19.
Sau dịch, tăng thêm hàng trăm người lo âu trầm cảm
TS. BS Trần Thị Hồng Thu, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương biết, sau đại dịch, ngay cả trong bối cảnh được bảo vệ tốt, dập dịch nhanh thì hầu hết mọi người đều trải nghiệm tâm trạng căng thẳng, nhưng chủ yếu chỉ là thoáng qua, khó ngủ, ngủ ngắn hơn. Điều cần lưu ý nhất là các vấn đề rối loạn stress sau sang chấn và trầm cảm nặng.
Tại bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, khảo sát mô hình bệnh tật người bệnh đến khám tại khoa khám bệnh cho thấy rối loạn lo âu trầm cảm mức độ vừa và nặng đã tăng thêm hàng trăm người trong 3 tháng qua, so với thời điểm trước đợt dịch.
Đây là kết quả thu được từ những người chủ động đến viện khám, trong khi thực tế có thể nhiều hơn bởi nhiều người không tự nhận biết, không được phát hiện hoặc nhầm lẫn trầm cảm với các bệnh khác.
TS.BS Trần Thị Hồng Thu cũng như các chuyên gia sức khoẻ tâm thần lo lắng là khó khăn kinh tế do đại dịch có mối liên hệ chặt chẽ giữa thất nghiệp, biến động kinh tế với việc tự tử và sử dụng chất kích thích. Các vụ tự tử và tử vong do dùng thuốc quá liều có thể tăng.
Video đang HOT
TS. BS Trần Thị Hồng Thu, PGĐ BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương
Đặc biệt, dịch bệnh lan tràn tạo ra một loạt những tổn thương tâm lý và xã hội. Nỗi ám ảnh thường đeo đẳng người bệnh hàng tuần, tháng, thậm chí nhiều năm.
“Do đó, rất cần những nghiên cứu dự báo về thực trạng sức khỏe tâm thần, kết quả sẽ cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch hệ thống y tế. Sàng lọc bệnh nhân có ý định tự tử, điều trị bệnh tâm thần tiềm ẩn là một nhu cầu thiết thực, từ đó góp phần tăng tiếp cận với đường dây hỗ trợ trị liệu bằng cách gọi điện và nhắn tin. Tự tử có thể phòng ngừa được”, TS. BS Trần Thị Hồng Thu bày tỏ.
Tổn thương tâm lý ảnh hưởng tới 75% phụ nữ
Đồng tình với quan điểm này, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho rằng mất việc làm hoặc không có thu nhập là nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình, dẫn đến những sang chấn tâm lý trong đó không thể không nhắc đến tình trạng trầm cảm gia tăng.
Theo TS Khuất Thu Hồng, điều này giải thích vì sao xung đột hôn nhân, gia đình, hành vi kiểm soát cũng như bạo lực thể chất và tinh thần xảy ra thường xuyên hơn đối với phụ nữ thuộc các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn hoặc mất thu nhập trong đại dịch Covid-19. Mâu thuẫn thường bắt nguồn từ những xung đột tài chính và cuối cùng dẫn tới các hành vi bạo lực về tâm lý và thể chất.
Vấn đề nằm ở dịch vụ và khả năng tiếp cận. Điều đáng lo ngại còn tồn tại, theo các chuyên gia, là nhận thức cộng đồng đến nay vẫn chưa hết kỳ thị với bệnh tâm thần.
“Ngay cả khi đã được thanh toán bảo hiểm, người bệnh vẫn khó tìm được các nhà trị liệu và bác sĩ tâm thần phù hợp. Sự thiệt thòi về tính ngang bằng và tiếp cận như vậy vốn đã làm ảnh hưởng đến các bệnh viện tâm thần, sau đại dịch càng trở nên bế tắc.
Hơn thế nữa, mạng lưới các bác sĩ tâm thần còn thiếu hụt, nhất là tại thời điểm sau đại dịch, khi mà hơn lúc nào hết, cộng đồng rất cần được chăm sóc về sức khỏe tâm thần”, TS. BS Trần Hồng Thu bày tỏ.
Hành vi tát giáo viên của nam sinh trong clip là hệ quả của những bất ổn về tâm lý
Bên cạnh việc lên án đối với hành vi của nam học sinh tát giáo viên trong clip được chia sẻ trong thời gian vừa qua, bác sỹ Đỗ Văn Thắng, Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng - Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh có những phân tích sâu về tâm lý, cũng như các yếu tố cấu thành hành vi nói trên.
Ảnh minh họa.
Theo đó, hành vi trên được cấu thành từ 2 yếu tố. Yếu tố đầu tiên là ngoại cảnh, cần xem xét hoàn cảnh lúc đó, giáo viên và học sinh xung quanh có thái độ, hành động quá đáng hay không. Yếu tố thứ hai là nội tại của đứa trẻ, cần xem xét về bối cảnh gia đình, trẻ có bị cha mẹ bắt ép trong việc học hành, trẻ có nghiện game, trẻ có đang bị các rối loạn lo âu, trầm cảm, tăng động giảm chú ý... hay không.
Từ các yếu có sẵn như vậy, cộng thêm giọt nước tràn ly - là việc giáo viên thu giữ tai nghe của học sinh này. Khi không kiểm soát được cảm xúc, trẻ dễ bị stress và dẫn tới việc bộc phát hành vi không chuẩn mực đã kể trên. "Hành vi này, không phải tự dưng xuất hiện, nó là hệ quả của một quá trình có nhiều bất ổn tâm lý, có thể từ việc trẻ nghiện game", bác sỹ Thắng chia sẻ.
Nam sinh Đ.N.N.K tát giáo viên P.T.T, Trung tâm GDNN - GDTX quận Ba Đình (Hà Nội). Ảnh cắt từ clip
Nhìn nhận thêm về vụ việc, bác sỹ Thắng phân tích, học sinh trong vụ việc kể trên đang ở đuổi trẻ vị thành niên. Đây là độ tuổi chuyển giao từ thiếu niên lên trưởng thành và có nhiều biến đổi lớn về hình thể, sinh học (dậy thì), cùng với các yếu tố tâm lý điển hình như - tăng tính tự lập, tính khẳng định bản thân. Ở độ tuổi này, trẻ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ bạn bè và dễ vướng vào những hành vi sai trái.
Cũng từ thực đế điều trị, bác sỹ Thắng thường nhận thấy ở nhóm trẻ nghiện game, bị stress trong quá trình chơi game, mất ngủ, tính bạo lực trong game dễ làm trẻ nóng tính, khó kiềm chế được hành vi. Dẫu vậy nhưng bố mẹ của các trẻ do quá bận bịu, ít có thời gian để nhận ra tình hình của con mình, đến khi con có hành vi không chuẩn mực thì mới tá hỏa tìm cách giải quyết.
Bác sỹ Đỗ Văn Thắng (bên phải), Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng - Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Tuy rằng, đến thời điểm này là quá muộn, nhưng vẫn có cách để trẻ hạn chế hành vi trên và sớm trở lại ổn định về tâm lý. Điều cần làm đầu tiên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa thần kinh - tâm thần, khuyến khích gặp bác sỹ chuyên điều trị cho trẻ vị thành niên (ở Bệnh viện Nhi Trung ương có khoa này).
"Nhiệm vụ của bác sỹ là chẩn đoán trẻ thuộc thể gì: Trầm cảm, hay stress, rối loạn tâm lý do nghiện game hay do bạo lực học đường. Từ đó đưa ra khuyến cáo về tâm lý trị liệu, thay đổi môi trường sống, một số trường hợp có thể dùng thuốc. Nhưng suy cho cùng, sự sát sao, quan tâm của bố mẹ, bạn bè và thầy cô giáo vẫn là vô cùng quan trọng", bác sỹ Thắng cho hay.
Được biết, đây là một quá trình điều trị lâu dài, trung bình từ 6 - 12 tháng. Để việc điều trị có tiến triển tốt, đòi hỏi cha mẹ của trẻ bắt buộc phải kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sỹ.
Ngày 17/2/2021, trên mạng xã hội chia sẻ rộng rãi clip "nam sinh tát giáo viên trên bục giảng", gây xôn xao dư luận. Ngay sau khi clip được đăng tải, các quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc và xác minh, clip này ghi nhân vụ việc này đã xảy ra xảy ra từ năm 2020, cụ thể vào ngày 25/5/2020 tại Trung tâm GDNN - GDTX quận Ba Đình (Hà Nội).
Theo đó, sự việc xảy ra trong tiết học môn Toán lớp 8 do cô giáo P.T.T giảng dạy. Trong tiết học này, học sinh T.M.S có mượn tai nghe của học sinh Đ.N.N.K và sử dụng trong giờ học. Dù được giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng học sinh T.M.S vẫn tiếp tục sử dụng, cô giáo đã thu tai nghe và nói: "Cô thu để đây, cuối giờ cô sẽ trả lại". Lúc này, học sinh Đ.N.N.K đi từ cuối lớp lên văng tục với cô, tự ý lấy tai nghe trên bàn giáo viên, rồi quay lại tát cô giáo.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, giáo viên P.T.T đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và báo Ban Giám đốc cơ sở giáo dục này. Sau khi họp Hội đồng kỷ luật đế giải quyết vụ việc, có sự tham gia của phụ huynh học sinh đã thống nhất hình thức kỷ luật là - buộc thôi học đối với học sinh Đ.N.N.K kể từ ngày 26/5/2020 đến hết năm học 2019 - 2020.
Được biết, cũng tại cuộc họp này, mẹ học sinh Đ.N.N.K đã thay mặt gia đình và học sinh, gửi lời xin lỗi đến cô giáo P.T.T, xin lỗi Trung tâm và cho biết về tình trạng sức khỏe của con mình - có biểu hiện về tâm lý, trầm cảm, hay mất ngủ, tinh thần căng thẳng, dễ bị kích động, rất sợ mất đồ của mình... Cô giáo chủ nhiệm cũng có nhận xét, hàng ngày trong lớp học học sinh này ít nói, ít giao tiếp với các bạn, có biểu hiện mệt mỏi, thiếu ngủ.
Sang năm học 2020-2021, phụ huynh học sinh Đ.N.N.K đã có đơn trình bày nguyện vọng xin cho con được quay trở lại, học lại lớp 8 sau thời gian bị kỷ luật và đã được Ban giám đốc Trung tâm chấp thuận.
Hiện nay, học sinh này đã đi học trở lại.
Nam sinh ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM rơi từ lầu 2 May mắn, nam sinh chỉ bị xây xát và đã được nhà trường đưa vào bệnh viện thăm khám. PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết sáng 13/1, một nam sinh của trường bất cẩn rơi từ tầng 2 của thư viện xuống đất. Vị trí nam sinh rơi có bụi cây cản lại. Ảnh: Đỗ...