‘Trái tim tan vỡ’ – không phải tên một bộ phim
Cụm từ “ Trái tim tan vỡ” tưởng như chỉ là cách nói ước lệ trong văn chương, thực tế lại hoàn toàn là một bệnh lý cấp tính.
Biến chứng của “trái tim tan vỡ” là sốc tim, rất nguy hiểm. Ảnh: BBC
Hội chứng “trái tim tan vỡ” là một tình trạng bệnh lý cấp tính về tim mạch, rất hiếm gây tử vong cho người mắc phải và bệnh nhân thường phục hồi nhanh chóng nếu được chăm sóc y tế kịp thời.
Tuy vậy, theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Thụy Sĩ, biến chứng của “trái tim tan vỡ” là sốc tim, lại đặc biệt nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao cùng hậu quả có thể kéo dài nhiều năm sau đó.
Theo tiến sĩ Christian Templin, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Bệnh viện Đại học Zurich, cứ 10 người mắc hội chứng “trái tim tan vỡ” thì có một người gặp phải biến chứng sốc tim, khiến trái tim đột ngột không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Phát hiện mới này sẽ được trình bày tại Hội thảo Khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ diễn ra từ ngày 10 – 12-11 tại Chicago, đồng thời được công bố trên tạp chí Circulation.
Hội chứng “trái tim tan vỡ”, hay còn được gọi là hội chứng takotsubo, là một tình trạng hiếm gặp của buồng tim, cụ thể là tâm thất trái bị phình tạm thời (với hình dáng giống như “takotsubo”, một chiếc hũ bẫy bạch tuộc của ngư dân Nhật Bản) khiến chức năng bơm máu không hoạt động hiệu quả.
The tổ chức Mayo Clinic (Mỹ), thông thường hội chứng takotsubo thường xuất hiện sau xúc động, căng thẳng về thể chất và tâm lý như: buồn phiền vì mất người thân, sợ hãi trước đám đông, niềm vui bất ngờ hay lo lắng, đau đớn khi thực hiện phẫu thuật…
Các triệu chứng của hội chứng takotsubo gần giống với đau tim, bao gồm: đau ngực và khó thở. Tuy nhiên, không giống với một cơn đau tim, hội chứng takotsubo không có hiện tượng tắc nghẽn động mạch và bệnh nhân thường phục hồi hoàn toàn chỉ trong vòng vài ngày đến vài tuần.
Trong quá trình thực hiện, các nhà nghiên cứu phát hiện tỷ lệ tử vong cao đáng kinh ngạc ở bệnh nhân bị biến chứng sốc tim. Tiến hành theo dõi khoảng 2.000 bệnh nhân mắc hội chứng takotsubo tại bệnh viện, các nhà nghiên cứu phát hiện có 200 người gặp biến chứng sốc tim và khoảng 24% trong số đó đã tử vong.
Ngay cả những bệnh nhân sống sót sau sốc tim, nguy cơ tử vong cao vẫn tồn tại trong nhiều năm sau đó. Sau năm năm, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này khoảng 40%, so sánh với con số này ở những bệnh nhân không mắc biến chứng là 10%.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bệnh nhân bị sốc tim có xu hướng trẻ hơn, trung bình 63 tuổi, so với bệnh nhân không mắc biến chứng, có tuổi trung bình là 67.
Ở những bệnh nhân bị sốc tim đa phần có nguyên nhân đến từ căng thẳng về thể chất và có nhiều khả năng mắc rung nhĩ cùng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch khác cao hơn so với những bệnh nhân không bị sốc tim.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên đối với những bệnh nhân bị hội chứng takotsubo về sự cần thiết của việc xác định nguy cơ mắc sốc tim càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
“Đối với những bệnh nhân này, cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu ban đầu của sốc tim nhằm xác định phương pháp điều trị kịp thời”, tiến sĩ Templin nói.
Ông chia sẻ thêm rằng cần có thêm những nghiên cứu trong tương lai để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị hội chứng takotsubo với biến chứng sốc tim, cả trong ngắn và dài hạn.
MINH HẢI
Theo Live Science
Biết thai đã chết lưu, sản phụ vẫn chấp nhận đau đớn vật vã suốt 33 giờ để sinh con và đây là lý do
Mang thai là một hành trình khó khăn, nhưng nó còn khó khăn hơn nhiều khi biết tin đứa con mà bạn đang mang trong cơ thể mình đã không còn sống...
Trong một bài viết đầy xúc cảm lan tỏa trên Facebook gần đây, Eugene Wee (đến từ Singapore, hiện đang sống tại Chiang Mai - Thái Lan) đã chia sẻ câu chuyện về vợ mình - Puu Kanokrat và đứa con sinh ra không thể cất tiếng khóc chào đời.
33 tiếng đau đẻ vật vã để sinh ra đứa con nguyên vẹn nhưng đã... chết lưu
Eugene Wee viết: " Chúng tôi đã mất đi bé con mới được 5 tháng trong bụng mẹ, chỉ mới 3 tuần trước đây. Con bị hội chứng Edwards hay Trisomy 18. Đây là hội chứng nhiễm sắc thể hiếm gặp thường đi kèm với nhiều khuyết tật thần kinh, dị dạng và phần lớn trường hợp, không tương thích với cuộc sống. Con chúng tôi có cả 3 điều trên. 6.000 trường hợp mang thai mới có 1 trường hợp như gia đình tôi".
Eugene nhớ lại: " Trường hợp của con tôi đã gây náo động trong khoa và các giáo sư đề nghị được xem xét chi tiết và hỗ trợ các sinh viên y tiếp xúc nhiều nhất có thể với hội chứng hiếm gặp này. Suốt 4 giờ, vợ tôi chọn nằm trên giường siêu âm để mọi sinh viên y có thể thu được nhiều kiến thức chuyên ngành nhất có thể từ bào thai chết lưu trong bụng cô ấy. Với vợ tôi, đó là một việc vô cùng đau đớn. Nghe người ta bàn luận về não bộ của chính đứa con mình đang mang, về trái tim quá lớn, về khuyết tật cánh tay, khuôn mặt, sự thiếu hụt các cơ quan... Nhưng cô ấy vẫn nằm đó, hoàn toàn kiệt quệ về cảm xúc, thể chất và tinh thần, chỉ để các bác sĩ tương lai có cơ hội học hỏi".
Tình yêu, sự hi sinh và cống hiến của Eugene đã truyền cảm hứng cho chồng mình - anh Eugene Wee (Ảnh: FBNV)
Sau đó, các bác sĩ thông báo rằng, không còn chút hi vọng nào. Họ cũng đề nghị được giữ lại nguyên vẹn thai nhi để phục vụ công tác nghiên cứu trong tương lai.
" Chúng tôi biết như vậy có nghĩa là gì. Đó là lời đề nghị vợ tôi phải chịu đựng và trải qua hàng giờ đau đẻ vật vã như bất cứ người mẹ nào cũng phải trải qua khi sinh con, nhưng với cô ấy, chỉ là để sinh ra một đứa con đã chết.
Vợ tôi còn phải chịu đựng đau đớn cảm xúc. Nhưng trên hết, cô ấy sẽ phải vượt qua nhiều hơn thế - cơn đau thể chất vô cùng dữ dội - chỉ để cơ thể con tôi đủ điều kiện cho các nghiên cứu y khoa", Eugene chia sẻ.
Bà mẹ Puu Kanokrat đau đớn khôn nguôi nhưng vẫn bình tĩnh. Cô đáp lại rằng: " Nếu con tôi cần phải chết, vậy thì đó sẽ không phải một cái chết vô ích".
Vậy là người mẹ can trường đã chịu hơn 30 giờ đau đẻ và từ chối phẫu thuật, chỉ để đảm bảo rằng, thai nhi sẽ được vẹn nguyên nhất ở mức có thể. " Tôi ngồi đó, đồng hành cùng vợ, nhìn cô ấy quặn người vì đau, đề nghị tiếp thêm thuốc giảm đau để giúp vợ tôi vượt qua hàng tiếng đồng hồ tưởng không bao giờ chấm dứt. Có nhiều lúc, vợ tôi phải chịu đựng cơn đau cực độ. Tôi nói với cô ấy có thể từ bỏ ý định hiến thai nhi và lựa chọn can thiệp y tế để đưa bào thai ra bằng phẫu thuật. Bằng ách này, chúng tôi sẽ không giữ lại được bào thai nguyên vẹn nhưng sẽ giúp cô ấy khỏi đau rất nhiều.
Cô ấy đã từ chối. Hết lần này tới lần khác.
Sau 33 tiếng, con tôi chào đời trong yên lặng, không 1 tiếng khóc và được đưa ngay tới cơ sở y tế để bảo quản".
Người vợ dũng cảm đã truyền cảm hứng cho Eugene. Anh ấn tượng với tình yêu, sự hi sinh và cống hiến của cô. Những lời này của anh đẹp đẽ đến đau lòng: " Thân gửi những sinh viên y của Đại học Chiangmai, nếu các bạn đọc được những dòng này, đây sẽ là câu chuyện phía sau bào thai bị hội chứng Nhiễm sắc thể 18. Một câu chuyện của niềm tin, tình yêu và sự hi sinh, sẽ đồng hành cùng các bạn, với hi vọng, các bạn sẽ là những con người tử tế. Gửi đến vợ tôi, người anh hùng, một nửa tốt đẹp của tôi. Niềm tin của em, tuyên ngôn của em, giá trị của em, sự hi sinh của em đã truyền cảm hứng cho anh tiếp tục hành trình này để tạo nên sự khác biệt".
Hội chứng Trisomy 18 ở trẻ sơ sinh
Trisomy 18 là một bất thường về nhiễm sắc thể. Đôi khi trứng của người mẹ hay tinh trùng của người cha chứa số lượng nhiễm sắc thể không đúng. Khi trứng và tinh trùng kết hợp, lỗi này được di truyền sang con. Trong trường hợp này, trẻ có tới 3 nhiễm sắc 18. Nó khiến nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ không thể phát triển theo cách thông thường.
Mắc hội chứng Trisomy 18, khoảng 1/2 trẻ sơ sinh cuối cùng đã chết lưu trong bụng mẹ (Ảnh minh họa).
Trisomy 18 là dạng phổ biến thứ hai của hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể, sau Trisomy 21 (hay còn gọi là hội chứng Down). Nhiều trẻ sơ sinh có 3 nhiễm sắc thể 18 không thể sống sót qua tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ.
Thật đáng buồn, khoảng 1/2 trẻ sơ sinh đi được tới ngày cuối cùng đã chết lưu trong bụng mẹ. Trong số những em bé chào đời và còn sống, chưa đầy 10% trụ nổi tới sinh nhật đầu đời. Ngay cả những bé được đón sinh nhật đầu tiên thường gặp phải vô số vấn đề sức khỏe, đòi hỏi phải luôn được chăm sóc đặc biệt.
Trẻ bị hội chứng 3 nhiễm sắc thể 18 thường chào đời rất nhỏ hoặc yếu. Cơ thể trẻ phải chịu đựng nhiều khuyết tật và những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm:
- Sứt môi, hở hàm ếch.
- Bàn tay co quắp, các ngón tay chồng lên nhau, khó duỗi thẳng.
- Dị tật ở phổi, thận và dạ dày/ruột.
- Bàn chân dị dạng.
- Gặp khó khăn khi ăn.
- Dị tật ở tim.
- Tai thấp.
- Ngực biến dạng.
- Chậm lớn.
- Đầu nhỏ (microcephaly).
- Hàm nhỏ (micrognathia).
- Tiếng khóc yếu.
Bác sĩ có thể nghi ngờ sự hiện diện của 3 nhiễm sắc thể 18 ở thai nhi thông qua siêu âm thai (Ảnh minh họa).
Chẩn đoán trẻ sơ sinh mắc hội chứng Trisomy 18
Bác sĩ có thể nghi ngờ sự hiện diện của 3 nhiễm sắc thể 18 ở thai nhi thông qua siêu âm thai. Các phương pháp chính xác hơn bao gồm lấy tế bào từ dịch ối hay nhau thai và phân tích nhiễm sắc thể của các mẫu này.
Sau sinh, bác sĩ có thể nghi ngờ sự hiện diện của hội chứng Trisomy 18 dựa trên khuôn mặt và cơ thể bé. Có thể lấy máu để tìm kiếm những bất thường về nhiễm sắc thể. Xét nghiệm nhiễm sắc thể trong máu cũng có thể giúp xác định khả năng người mẹ có một đứa con khác bị Trisomy 18 hay không.
Hiện không có cách nào chữa được hội chứng nhiễm sắc thể 18. Phương pháp điều trị chỉ bao gồm những chăm sóc y tế hỗ trợ để cung cấp cho đứa trẻ chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể.
Theo Helino
4 cách liên quan đến ăn uống giúp giảm mỡ máu Bên cạnh việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và tham gia hoạt động thể chất, những thay đổi trong chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để duy trì mức cholesterol và tốt cho trái tim khỏe. Shutterstock Dưới đây là bốn cách liên quan đến chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm mỡ máu, theo Medical...