Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng sẽ phải gắn với xếp hạng tín nhiệm
Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, ông Dương cho biết Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Ghi nhận tại bài trả lời phỏng vấn mới đây của ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những năm gần đây đã trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các DN, từng bước cho thấy sự dịch chuyển vốn từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu theo đúng định hướng của Chính phủ về phát triển thị trường vốn cân bằng với thị trường tín dụng ngân hàng, giảm áp lực cung ứng vốn cho kênh tín dụng ngân hàng.
Thị trường TPDN có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, đến cuối tháng 7/2020 ở mức tương đương 11,2% GDP năm 2019. So với một số nước trong khu vực, mặc dù quy mô thị trường TPDN còn ở mức thấp, tuy nhiên sự phát triển nhanh của thị trường TPDN thời gian qua cũng đặt ra một số rủi ro đối với thị trường này.
Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, ông Dương cho biết Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Cụ thể, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành để phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng; hoàn thiện cơ chế công bố thông tin và thiết lập chuyên trang thông tin về TPDN riêng lẻ; yêu cầu trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký nhằm kiểm soát nhà đầu tư và hạn chế khi giao dịch trái phiếu.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ vẫn được mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành; khống chế khối lượng phát hành theo phương thức riêng lẻ; quy định khoảng cách giữa các đợt phát hành tối thiểu 6 tháng; chuẩn hóa hồ sơ phát hành; yêu cầu DN công bố thông tin cụ thể về mục đích phát hành trái phiếu tạo điều kiện để nhà đầu tư giám sát; tăng cường chế độ công bố thông tin, báo cáo.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra liên bộ để kiểm tra tình hình phát hành, cung cấp dịch vụ, đầu tư, giao dịch TPDN đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật”, vị này nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Video đang HOT
Đến nay, Luật Chứng khoán 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch TPDN.
Theo đó, đối với TPDN phát hành ra công chúng sẽ gắn với xếp hạng tín nhiệm, các trường hợp xếp hạng tín nhiệm và lộ trình áp dụng xếp hạng tín nhiệm theo hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, quy trình phát hành TPDN ra công chúng cũng được đổi mới tạo điều kiện cho các DN phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
Đối với TPDN riêng lẻ, chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được tham gia mua và giao dịch loại trái phiếu này. Dự thảo nghị định quy định việc tổ chức thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) để có đầy đủ thông tin từ khâu phát hành đến khâu giao dịch trái phiếu, đồng thời nâng cao thanh khoản của trái phiếu.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu nhằm thiết lập cơ chế quản lý giám sát đồng bộ trên thị trường TPDN thông qua SGDCK và tại cơ quản quản lý.
Theo kế hoạch, nghị định quy định về phát hành, giao dịch TPDN riêng lẻ và quy định về phát hành trái phiếu ra công chúng tại Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Chứng khoán và Luật DN.
Trái phiếu doanh nghiệp sẽ dồn nước rút trước khi giảm mạnh?
Tần suất và quy mô phát hành có thể dồn nước rút trước thềm Nghị định 81 có hiệu lực, rồi sau đó dự báo giảm xuống do quy định giãn khoảng cách các đợt...
Ảnh minh họa.
Phát hành trái phiếu 6 tháng đầu năm tăng 33% so với cùng kỳ
Theo số liệu tổng hợp từ HNX, các doanh nghiệp đã phát hành lên tới 156 nghìn tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2020, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động trở lại kể từ quý II/2020.
Trong báo cáo về "Kết quả phát hành trái phiếu doanh nghiệp và triển vọng 6 tháng cuối năm 2020" mới công bố, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, tỷ lệ phát hành thành công sau 6 tháng đầu năm 2020 là khoảng 69% so với 67% của cả năm 2019.
Tỷ trọng trái phiếu có kỳ hạn từ 3 đến 5 năm tăng mạnh khi chiếm hơn 60% so với khoảng 46% của cả năm 2019. Trong khi đó kỳ hạn ngắn dưới 3 năm ghi nhận tỷ trọng giảm xuống còn hơn 20%.
Về khía cạnh nhóm ngành, tổ chức tín dụng và bất động sản là hai ngành có tỷ trọng phát hành cao nhất với 30% và 29% tổng giá trị phát hành sau 6 tháng đầu năm.
Kỳ hạn phát hành bình quân của ngân hàng và bất động sản lần lượt là 4,5 và 3,8 năm. Quý II chứng kiến sự bứt phá của nhóm ngân hàng khi phát hành tới hơn 46 nghìn tỷ đồng so với chưa tới 1 nghìn tỷ đồng trong quý I. Trong đó riêng BIDV đã chiếm gần một phần ba số lượng tăng thêm.
Trong khi đó, ngành sản xuất chỉ chiếm 3,9% tỷ trọng giá trị phát hành trong 6 tháng, tuy nhiên kỳ hạn phát hành bình quân của nhóm ngành này lên đến 7,8 năm.
Ở khía cạnh lãi suất, lãi suất danh nghĩa cho sản phẩm tương tự như năm 2019 biến động khá trái chiều ở từng doanh nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên, một điểm chung có thể nhận thấy là trái phiếu của nhóm ngân hàng có lãi suất giảm so với sản phẩm tương tự của năm 2019.
Mục đích của nhóm này đa phần là phát hành để tăng vốn cấp hai khi trái phiếu thường có kỳ hạn dài và không tài sản đảm bảo. Điển hình như với BIDV, lãi suất phát hành kỳ hạn 10 năm cuối 2019 bằng lãi suất tham chiếu (trung bình lãi suất tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng cho phương thức trả sau bốn ngân hàng lớn Agribank, BIDV, Vietcombank và Ngân hàng Công Thương) cộng với 1,7% đến 1,8%.
Tuy nhiên, đợt phát hành gần đây cho trái phiếu cùng kỳ hạn 10 năm của BIDV đề nghị lãi suất tham chiếu cộng với 1,3%. Ngoài ra, với việc hạ lãi suất các kỳ hạn gần đây của các ngân hàng cũng khiến cho lãi suất tham chiếu hiện nay thấp hơn so với thời điểm cuối 2019.
Trái ngược với nhóm ngân hàng thì một số doanh nghiệp bất động sản như CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) và Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) lại ghi nhận lãi suất cao hơn so với năm 2019. Trong đó, DXG thường đề nghị lãi suất cố định thì KBC thêm vào cả lãi suất thả nổi sau một năm đầu tiên phát hành cho kỳ hạn 2 năm.
Nhu cầu vẫn cao nhưng giá trị phát hành có thể giảm
Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, số lượng trái phiếu phát hành tăng đến hơn 30% cho thấy sự hấp dẫn từ việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn khá đơn sơ khi chưa có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín. Điều này đã khiến cho Bộ Tài Chính nhiều lần đưa ra cảnh báo các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia vào thị trường này khi mà khối nhà đầu tư cá nhân nắm tới hơn 27% tổng khối lượng phát hành của 6 tháng đầu năm so với chỉ 9% khối lượng cả năm 2019, theo Bộ Tài Chính.
Ngoài ra, 28 doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khối lượng vượt ba lần vốn chủ sở hữu, trong đó 11 doanh nghiệp vượt 50 lần vốn chủ sở hữu.
Theo VDSC, nhu cầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trong nữa cuối năm 2020 khi ngân hàng lo ngại xảy ra nợ xấu trong bối cảnh kinh tế đang bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, giá trị phát hành trong những tháng cuối năm sẽ giảm so với nữa đầu năm do Nghị định 81 vừa được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Điểm nhấn chính từ Nghị định mới này khiến cho việc phát hành sau tháng Chín bị ảnh hưởng nặng là việc đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành liền trước 6 tháng.
Trong suốt hai năm qua, rất nhiều doanh nghiệp chia nhỏ đợt phát hành để vừa dễ cho các nhà đầu tư tham gia vừa tuân thủ quy định giao dịch dưới 100 nhà đầu tư, thì với việc quy định mới có hiệu lực các doanh nghiệp sẽ buộc phải phát hành lô lớn.
Khi đó, tổ chức phát hành có thể gặp khó khăn hơn để tìm kiếm những nhà đầu tư lớn. Do đó, sẽ không quá bất ngờ nếu khối lượng phát hành tăng mạnh từ nay tới trước khi Nghị định có hiệu lực.
Ngân hàng và doanh nghiệp BĐS chạy đua phát hành trái phiếu trước giờ G Tháng 8/2020, tông gia tri đăng ky va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đêu tăng manh. Tông gia tri đăng ky va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 8/2020 tăng manh (ảnh minh họa). Cu thê, gia tri đăng ky trong thang 8/2020 đat 127.092 ty đông (tăng 68,13%) va gia tri phat hanh đat 38.399...