Trải nghiệm người dùng: Điểm duy nhất Apple vượt Sony
Sony vẫn là công ty công nghệ quyền lực với bộ phận Nghiên cứu và phát triển (R&D) hùng mạnh, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi.
Sony – “vàng mười hư hỏng”
Một chiến lược tốt chỉ tốt trong từng bối cảnh cụ thể. Từ đầu những năm 80 cho tới 90, Sony là công ty tuyệt vời. Là một hãng điện tử tiêu dùng không có đối thủ trên thế giới, tên tuổi của Sony gắn liền với những công nghệ đột phá, sự tinh tế, niềm khát khao. Không chỉ là máy nghe nhạc cầm tay Walkman hay tivi Trinitron – mọi thứ công ty tạo ra đều sở hữu chất lượng hoàn hảo, không tì vết, làm thỏa mãn tất cả mọi người trong từng chi tiết nhỏ nhất.
Cho tới hôm nay, mọi thứ để ca ngợi về sản phẩm của Sony vẫn vẹn nguyên, song những điều khác lại thay đổi. Sony vẫn tạo ra những sản phẩm thanh tú, nhưng ngày càng ít người cảm thấy phấn khích vì chúng. Chiến lược kinh doanh “One Sony” gần đây của Tân Tổng giám đốc Kazuo Hirai trở thành đề tài bàn tán của báo giới. Thời báo phố Wall tiếc nuối thương hiệu “vàng mười một thời đã bị hư hỏng”, trong khi Thời báo New York trầm trọng hơn khi đặt Sony trong cảnh “đấu tranh sinh tử” và cho rằng tập đoàn Nhật Bản “thiếu ý tưởng thảm hại”.
Cả hai phát biểu tiêu cực đều đúng, nhưng mới chỉ chạm tới một chút của câu hỏi sau cùng: tại sao chiến lược từng đưa Sony lên tột đỉnh vinh quang lại thất bại vào hôm nay? Nó không phải là việc máy ảnh Sony cho ảnh chất lượng tồi hay tivi Sony không còn tinh xảo. Thị trường điện tử tiêu dùng trong khi đó ngày một mở rộng hơn. Bài báo đã chỉ ra được dòng sản phẩm hiện tại của Sony quá đông đảo và khiến người khác bối rối, tuy nhiên cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng là điều cơ bản dẫn tới thành công của Sony trước đây. Vậy rốt cục, điều gì đã đổi khác?
Video đang HOT
Tư tưởng trọng sản phẩm trong nền công nghiệp trải nghiệm
Một phần của sự thay đổi là công nghệ. Apple iPhone – sản phẩm thường được xem là đã làm đúng mọi thứ mà Sony làm sai – là “con một”, chỉ mang hai bộ áo trắng – đen nhưng lại có khả năng tùy chỉnh phi thường. Với quá nhiều kinh nghiệm tới từ phần mềm mà không phải phần cứng, người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm được thiết kế cho họ mà là sản phẩm được thiết kế bởi họ. Đó là quyền lực đặc biệt được cung cấp vì mọi sự phấn khích của người dùng khi mua được một chiếc máy ảnh, tivi hay điện thoại hoàn hảo đều tụ hội ở iPhone. Mỗi lần cài đặt ứng dụng hay tải về bài hát, họ đều trải qua cảm xúc thỏa mãn như khi mua sản phẩm đơn nhất.
Điều này gợi ý một cách giải thích cơ bản hơn: người dùng ngày nay quan tâm nhiều hơn tới trải nghiệm, còn Sony vẫn chăm chú vào sản phẩm. Hãng đã bị ru ngủ trong thành công quá khứ. Những năm đầu 80, việc đưa được công nghệ vào hình thức có khả năng sử dụng là thách thức lớn nhất và Sony làm được điều này trước tất cả mọi người. Sony có năng lực đáng kinh ngạc khi tìm ra được chướng ngại kĩ thuật tiếp theo: tivi sáng hơn, máy nghe nhạc nhỏ hơn, máy quay phim tích hợp và bật cao trước khi mọi đối thủ kịp nhận ra mình phải thử sức. Trong một ngành công nghiệp hướng về sản phẩm, chỉ điều này là đủ. Mỗi năm, các sản phẩm mới đều ra đời với những tính năng chưa có tiền lệ. Miễn là có gì đó mới mẻ, chúng ta không cần quan tâm tới loại trải nghiệm chúng ta đang có.
Trong ngành công nghiệp trải nghiệm, mọi kì vọng đảo chiều. Công nghệ là một sự cho đi, câu hỏi “cấu hình thế nào” được thay thế bằng “sử dụng cảm thấy thế nào”? Khả năng tiên đoán những gì tuyệt vời sắp tới của Sony bị Samsung hay LG theo kịp và thậm chí là cả những công ty Trung Quốc ưa sao chép. Không thay đổi mô hình kinh doanh, Sony đã bị bỏ lại bởi một thế giới vốn đã thay đổi mối dây liên hệ với công nghệ.
Bi kịch là Sony vẫn có đủ nguồn lực để tính toán chiến lược mới. Năng lực kĩ thuật không phải bàn cãi, bộ phận R&D được đánh giá cao và công ty truyền thông đầy quyền lực. Thành công của máy chơi game PlayStation chứng tỏ khả năng của Sony trong việc mang lại trải nghiệm tốt qua hệ sinh thái tích hợp giữa nội dung và sản phẩm. Tuy nhiên, PlayStation chỉ là một nền tảng đang phải chật vật để đấu tranh với những kẻ thay thế như Wii, Xbox, Kinect và đã hàng năm trôi qua, Sony chưa ra mắt thêm được sản phẩm có tính xoay chuyển thế cục nào.
Điều còn thiếu trong tầm nhìn chiến lược là nhấn mạnh tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng. Ông Hirai biết rõ hơn ai hết Sony cần thay đổi, song mục tiêu ông đưa ra vẫn đặt nặng vào sản phẩm: bán nhiều smartphone hay máy quay phim ra sao. Người dùng vẫn biến mất trong phép toán này, dù đó là đối tượng Sony theo đuổi, và tầm nhìn của Sony là trải nghiệm phức hợp. Với Sony, có lẽ đã quá trễ.
Bản thân sự tiến bộ không có sự thần kì, cũng như không có phép thần nào xảy ra với công nghệ. Cả hai đều phải vượt qua hành trình gian khổ, song như Sony đã chỉ ra, mọi công trình trên thế giới đều không là gì nếu bạn đang đi trên con đường được đóng khung trong một thời đại khác.
Theo ICtnew
Microsoft Kinect sẽ trở thành tương lai của ngành game thế giới?
Trong thời đại mà bước tiến của công nghệ đã len lỏi vào hầu hết tất cả các khía cạnh của đời sống như hiện nay, cách chúng ta giải trí nói chung, và chơi game nói riêng cũng đã có nhiều khác biệt. Từ chỗ cả ngày ngồi "chết dí" ở một chỗ với bàn phím, chuột của PC hay tay cầm controller của console, các gamer ở đủ mọi lứa tuổi đã chịu đứng dậy và chơi game theo những cách mà xưa nay chưa từng có: Chơi game bằng mô phỏng chuyển động.
Được khởi nguồn bởi Nintendo, ông lớn xứ mặt trời mọc thông qua hệ máy Wii, chơi game bằng mô phỏng hành động ngay lập tức đã tạo nên một làn sóng hoàn toàn mới, bên cạnh những chiếc controller truyền thống. Ngay lập tức, hai đại gia còn lại trong cuộc chiến console cũng rậm rịch bước vào cuộc chiến "motion gaming" đầy hứa hẹn.
Trong khi "chiếc đũa thần" PlayStation Move có bề ngoài và nhiện vụ không khác gì tay cầm của Wii, trong khi những tựa game hỗ trợ thiết bị mô phỏng chuyển động này đôi khi lại hoạt động chẳng như ý muốn của game thủ, thì mọi sự chú ý đều đổ dồn về món vũ khí còn lại, Kinect của Microsoft.
Ngay từ khi được giới thiệu tại hội chợ E3 năm 2009 với cái tên "Project Natal", Kinect đã nhận được sự chú ý cũng như quan tâm từ không chỉ cộng đồng Xbox 360 toàn cầu, mà còn từ cộng đồng game thủ toàn thế giới nói chung nhờ vào công nghệ nhận dạng chuyển động tiên tiến, giúp gamer có thể thoải mái "múa may" mà không cần đeo trên người bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào. Đây cũng phần nào là điểm yếu của chính Nintendo Wii hay PlayStation Move, khi đã có không ít những tai nạn đáng tiếc xảy ra do gamer "quá tay" khiến cho Wii Mote hay PS Move motion controller văng ra khỏi tay trong quá trình chơi game.
Đầu tháng 2 vừa rồi, Microsoft đã chính thức cho ra mắt Kinect cho người sử dụng máy tính. Ở thời điểm này, Kinect đã chính thức đặt chân vào thế giới công nghệ muôn màu, với những ứng dụng đầy tham vọng trong các lĩnh vực như y tế hay giáo dục, chứ không còn gói gọn trong việc chơi game thuần túy như trước nhờ vào bộ công cụ dành riêng cho các nhà phát triển (SDK - Software Development Kit).
Tuy nhiên, ứng dụng chính của nó, chơi game, vẫn được quan tâm hàng đầu. Theo một số tin đồn chưa có căn cứ, thì hệ máy console thứ 3 của Microsoft, Xbox 720 sẽ được tích hợp trực tiếp hệ thống nhận dạng chuyển động. Trong khi đó, kình địch ở bên kia bờ Thái Bình Dương, Sony thì lại đang cố gắng hết sức để bắt kịp với công nghệ của Microsoft, đó là bắt nhịp chuyển động mà không cần thiết bị hỗ trợ trên cơ thể người chơi. Hiện tại, mặc dù sử dụng hệ thống PlayStation Eye làm công cụ "bắt" chuyển động, nhưng thiết bị của Sony vẫn bắt người chơi cầm theo một chiếc controller với nhiệm vụ làm sensor cho camera ghi lại.
Quay trở lại với việc Microsoft cho ra mắt Kinect trên PC, rất có thể đây sẽ là hướng đi đúng đắn giúp gã không lồ xứ Redmond thống trị làng game trong vài năm tới.
Nhận định sau có thể mang tính chủ quan, nhưng nó không hề sai: Microsoft Kinect chính là kẻ tiên phong, là thứ khiến cho các nhà phát triển game lẫn game thủ chúng ta phải nhìn nhận lại cách những tựa game được tạo ra, và quan trọng hơn là cách chúng được sử dụng.
Theo ICTnew
Nintendo lỗ nặng trong năm 2011 Máy chơi game 3DS có mức doanh số ảm đạm khiến cho công ty Nhật Bản phải chịu một khoản lỗ trị giá lên tới 533 triệu USD. Đại diện của Nintendo cho biết hãng này đã không đạt được mục tiêu doanh thu cho máy chơi game 3D trong năm tài khoá 2011, thậm chí còn bị lỗ. Đây là lần làm...