Trải nghiệm loa Soundcore Model Zero: Tấm vé đưa Anker tới phân khúc cao cấp
Một trong những chiếc loa được Anker thiết kế ‘nghiêm túc’ nhất từ trước tới nay!
Khi chọn mua loa di động, mình thường tránh những sản phẩm quá nhỏ và quá rẻ – vì quả thực với loa thì 2 câu nói “Của rẻ của ôi” và “Càng to càng tốt” thường đúng. Đây cũng là lý do tại sao trong một thời gian dài mình tránh các sản phẩm Soundcore của Anker, khi các sản phẩm này thường có kích thước nhỏ (từ đó có công suất không cao) và thường nhắm đến phân khúc giá rẻ.
Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi, khi trên thị trường bắt đầu xuất hiện các sản phẩm Soundcore to lớn, với thiết kế cao cấp và có triển vọng về mặt âm thanh cao hơn rất nhiều. Một trong những sản phẩm đó là chiếc Soundcore Model Zero.
Hộp của sản phẩm này rất lớn! Nói một cách thật lòng thì mình không thích cách trang trí hộp của chiếc loa này cho lắm, nửa ‘công nghệ’ nửa ‘hoa hòe hoa sói’!
Sản phẩm đạt chất lượng phần cứng Hi-res của Hiệp hội âm thanh Nhật Bản đặt ra. Sau khi thử nhiều sản phẩm mang nhãn Hi-res này thì mình kết luận là nó…vô dụng, chất lượng âm thanh vẫn phải qua trải nghiệm thực tế.
Lời quảng cáo ‘có trọng lượng’ hơn nằm ở việc màng loa của Model Zero được cung cấp bởi Scanspeak. Đây là một trong những hãng sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng nhất Thế giới đến từ Đan Mạch, hoạt động từ tận 1970! Khá nhiều bộ loa loại lớn đã sử dụng linh kiện của hãng này.
Mặt sau giới thiệu thêm một điểm nữa như công nghệ BassUp (bản chất là EQ để tăng âm trầm), thời lượng chơi 10 tiếng và chuẩn chống nước IPX5. Với chuẩn chống nước IPX5 thì bộ loa này cũng thích hợp cho việc đem ra ngoài trời chứ không gói gọn ở việc nghe trong nhà.
Trong hộp ta có dây và dock sạc khá lớn (gắn liền) cùng 2 đầu chuyển cho các thị trường khác nhau. Loa sử dụng chuẩn sạc đầu tròn chứ không phải dây USB, có lẽ vì viên pin cần nguồn lớn. Đây có thể sẽ trở thành nhược điểm với những ai thích sự gọn nhẹ, đem một bộ sạc cho nhiều sản phẩm công nghệ khác nhau.
Cảm nhận đầu tiên về thiết kế của chiếc Model Zero đó là nó rất lớn, vì bên trong có tới 2 màng loa trầm (woofer), 2 màng loa cho dải trung và cao (tweeter) và 2 màng rung thụ động.
Mặt ngoài của Model Zero được phủ một lớp vải bện màu đen, toàn thân được gia cố chắc chắn nên khi nhấn vào ta không tìm thấy điểm ‘lún’ xuống nào cả!
Phía trên ta có một phần được cắt khuyết nhìn khá giống với chiếc Harman / Kardon Studio 5, dùng để tiện xách đi như một chiếc giỏ đi chợ. Loa khá là nặng (gần 2kg) nên việc mang vác có lẽ cũng chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn, trừ khi người dùng muốn dùng loa làm tạ tập tay luôn!
Nút bấm điều khiển được đặt ở ngay dưới ‘vòng cầm tay’ của loa, gồm có nút dừng / chơi nhạc, bật / tắt Bluetooth, chỉnh âm lượng và nút BassUp. Hãng có thêm một phiên bản Model Zero , với phần điều khiển cảm ứng thay vì nút vật lý như bản mình có tại đây.
Các cổng cắm được che bởi một cửa cao su để đảm bảo chống nước IPX5.
Ta có 2 cổng cắm là sạc và nghe nhạc 3.5mm. Một điểm trừ ở đây là hãng không tặng kèm dây 3.5mm trong hộp, nên ai sử dụng loa theo kiểu này thì sẽ phải đi mua riêng.
Video đang HOT
Vì có kiểu dáng tròn trịa, nên mặt dưới loa được tích hợp cao su để không dễ bị lăn mất.
Đi kèm với Model Zero, ta có một phần mềm điều khiển trên smartphone. Phần mềm này có giao diện khá là đẹp và trên hết là không bị lỗi như phần mềm của Sennheiser dành cho cặp Momentum True Wireless!
Tại đây ta có điều chỉnh chức năng của nút tăng giảm âm lượng (nhấn giữ để tiếp tục tăng giảm hoặc thành chuyển bài hát), chỉnh âm lượng, bật hẹn giờ tắt nhạc và chọn Equalizer (bộ chỉnh âm thanh).
Giao diện phần mềm Soundcore dành cho Model Zero
Điểm mình cảm thấy ghét nhất ở những dòng loa nhỏ gọn đó là vấn đề về công suất. Do sử dụng các màng loa nhỏ, cũng như giới hạn về pin nên những chiếc loa này thường có âm lượng bé, một số còn yếu đến mức không sử dụng được trong nhà chứ không nói đến việc đem ra ngoài trời.
Model Zero với hệ thống 4 loa cho công suất lên tới 60W nên tránh được vấn đề này. Trong phòng 20m2, mình chỉ đặt âm lượng khoảng 1/3 là đủ nghe, và khi ra những không gian thoáng thì tăng dần lên 1/2 hoặc hơn.
Model One đã chuyển sang chuẩn Bluetooth 5.0 nên độ trễ được giảm thiểu một cách tối đa. Nếu thực sự để ý, ta vẫn thấy hình ảnh lệch so với âm thanh, nhưng chỉ một chút thôi và không ảnh hưởng đến trải nghiệm xem video quá nhiều. Chuẩn Bluetooth 5.0 cũng giúp cho loa giữ được kết nối rất ổn định với nguồn phát, trừ khi ta đặt 2 thứ quá xa nhau hoặc bị chặn bởi những thiết bị điện tử khác.
Tất cả những phần như thiết kế, hoàn thiện, độ trễ đều được hãng làm tốt, mặc dù có sạn nhỏ nhưng đều chấp nhận được, và câu nói này cũng có thể dùng để miêu tả chất âm của loa. Chất âm chung của Model Zero rất dày dặn, trong đó mỗi dải âm đều có sự trau chuất nhất định để không bị hòa vào nhau thành một ‘cục’ âm.
Âm trầm có lượng nhiều hơn trung bình ngay từ khi chưa bật BassUp, và ta có thể biến nó thành nhiều hẳn (bass-heavy) khi bật tính năng này lên. Song cách thể hiện trầm của Model Zero rất khác so với những chiếc loa eXtra Bass đến từ Sony. Chiếc Sony XB41 cho những nhát trống dồn vào trầm trung (mid-bass), cố gắng thể hiện sự khỏe khoắn, ngược lại thì Model Zero cho tốc độ chơi chậm rãi, nhưng có độ sâu tốt hơn rất nhiều.
Điều này thể hiện rất rõ ràng trong bản Too hip to retire trong album Whiplash, với từng âm double-bass chạm được tới phần siêu trầm (sub-bass) mà người dùng có thể cảm nhận được bằng lồng ngực chứ không dừng lại ở những tiếng bật dây thông thường. Mình đánh giá đây là một âm trầm hay, nhất là ở phân khúc cùa Model Zero.
Dải trung của Model Zero cũng rất đáng khen trong cách thể hiện, khi giữ được sự trung tính mặc dù đứng cạnh âm trầm đậm đà kể trên. Giọng Tiffi trong bài Seaside adventures sạch sẽ, đầy đủ cả âm giọng lẫn âm hơi nên vừa chắc chắn, vừa đủ ‘bay’ (airy)! Phần trung cao được kiểm soát tốt, vì vậy nên đạt được độ sáng dành cho các giọng nữ cao (soprano) mà vẫn không chói.
Điểm mà loa có thể làm tốt hơn đó là vị trí dải âm trung. Giọng ca sĩ có cảm giác như phát ra từ cùng một điểm với các thành phần âm ở nền. Cặp Apple HomePod làm điều này rất tốt, khi đưa được giọng ca sĩ lên cao, tách biệt hoàn toàn với nền tạo cảm giác như họ đang hát đối diện với người nghe vậy! Tuy vậy thì phép so sánh trên không thực sự công bằng, vì Model Zero rẻ hơn Apple HomePod rất nhiều.
Cuối cùng là dải cao (treble), dải âm mà mình có thể miêu tả bằng một từ duy nhất: Êm. Lượng âm cao không hề thiếu nên không tạo cảm giác chất âm nặng, thiên trầm quá đáng. Khi lên cao, âm này nhẹ dần đi nên mang tính ngọt hơn nhiều là sáng, với ưu điểm là không tạo ra chói rít khó chịu, ngược lại thì không biến nó trở thành một thành phần nổi bật trong chất âm chung.
Lời kết
Trước khi bóc hộp Model Zero, mình không có nhiều hi vọng vì thực sự từ trước đến nay chưa bao giờ thấy ấn tượng về chất lượng của các dòng loa mang nhãn hiệu Soundcore của Anker. Thế nhưng khi sử dụng, mình quả thực bị bất ngờ về chất lượng hoàn thiện vỏ ngoài, kiểu dáng thiết kế và trên hết là khả năng chơi nhạc.
Trong những sản phẩm trong tương lai, mình muốn Anker tích hợp thêm NFC kết nối nhanh, đèn RGB đổi màu, gia tăng thêm thời lượng chơi nhạc hoặc những tính năng ‘dị’ như khả năng biến thành nhạc cụ như chiếc Sony eXtra Bass XB41 để giúp những sản phẩm này trở nên hấp dẫn hơn với người dùng.
Ưu điểm
- Chất lượng hoàn thiện tốt
- Chống nước IPX5
- Chuẩn Bluetooth 5.0 với độ trễ thấp
- Công suất lớn, sử dụng được ngoài trời
- Âm trầm đậm đà, có độ sâu
- Giọng ca sĩ sạch sẽ, kiểm soát tốt
Nhược điểm
- Có dây sạc lớn, chuẩn cắm không phải USB
- Không có dây 3.5mm sẵn trong hộp
- Âm trung có thể tách biệt hơn nữa
Theo GenK
Trên tay 'kẻ hủy diệt' OnePlus 7: Giá thấp nhất trong phân khúc cao cấp
Nhìn chung, OnePlus 7 chỉ là phiên bản cao cấp hơn của OnePlus 6T, thấp hơn so với 'người anh em' OnePlus 7 Pro.
Thiết kế
Thiết kế của OnePlus 7 phần lớn không thay đổi so với OnePlus 6T. Từ mặt trước, sự khác biệt đáng chú ý duy nhất là lưới tản nhiệt loa cho tai nghe, rộng gần gấp ba lần vì giờ đây nó chứa một loa mạnh hơn cho âm thanh nổi.
OnePlus 7 chỉ có camera sau kép.
Sự khác biệt đáng chú ý hơn là ở mặt sau. Mô-đun máy ảnh bây giờ cao gần gấp đôi so với trên 6T và nhô ra một chút. Khu vực này thậm chí còn cao hơn mô-đun camera trên OnePlus 7 Pro. Thiết kế hiện đã được thay đổi để kết hợp đèn flash trong hình bầu dục.
Những thay đổi khác bao gồm: nút chỉnh âm lượng được đặt cao hơn một chút và thanh trượt cảnh báo đã được di chuyển xuống thấp hơn và cũng được làm nhỏ hơn. So với OnePlus 7 Pro có phần nặng nề, OnePlus 7 nhỏ hơn đáng kể và nhẹ hơn, thoải mái khi sử dụng. Cuối cùng, mặt lưng bóng loáng ít trơn hơn một chút so với mặt kính mịn trên OnePlus 7 Pro.
Thiết kế vừa tay cầm.
Về vỏ bảo vệ, OnePlus đã đưa ra ba vỏ mới cho OnePlus 7. Vỏ Sandstone là phiên bản mỏng nhất và nhẹ nhất trong nhóm, cung cấp sự bảo vệ tối thiểu. Vỏ silicon cung cấp sự bảo vệ tốt hơn nhiều với lớp lót bên trong để tránh làm trầy điện thoại. Cuối cùng, vỏ ốp lưng nylon có khả năng bảo vệ tốt nhất và cũng đắt nhất.
Màn hình
OnePlus 7 chỉ có một màn hình phẳng cỡ 6,41 inch, không giống như OnePlus 7 Pro (có màn hình cong cạnh), ít bám vân tay và người dùng bớt chạm vân tay hơn. Đáng tiếc, do có thiết kế tương tự như OnePlus 6T nên sản phẩm cũng có "notch" trong màn hình. Mặc dù có "tai thỏ" nhỏ hơn nhưng khi người dùng sử dụng ở chế độ toàn màn hình, phần "notch" sẽ cắt vào nội dung.
OnePlus 7 có màn hình phẳng.
OnePlus 7 có cùng cảm biến vân tay quang học được tích hợp trong màn hình như OnePlus 7 Pro và nhanh hơn nhiều so với trên OnePlus 6T. Trong một vài trường hợp, điện thoại sẽ không mở khóa và yêu cầu bạn nhấn mạnh hơn. Nói chung, cảm biến vân tay dưới màn hình vẫn chưa hoàn toàn đáng tin cậy như các cảm biến điện dung cũ.
Phần mềm
Phần mềm trên OnePlus 7 rất giống với phần mềm trên OnePlus 7 Pro. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy là OnePlus 7 không có chế độ Fnatic được tìm thấy trên OnePlus 7 Pro. Tính năng này giúp chặn tất cả các thông báo và cuộc gọi, tập trung tất cả hiệu suất phần cứng vào trò chơi và cũng vô hiệu hóa SIM phụ (không dữ liệu) để giảm độ trễ mạng.
Tùy chọn vỏ bảo vệ màu đỏ.
Nói về haptics, OnePlus tuyên bố 7 Pro có động cơ Haptic trục X (X-axis Haptic Vibration motor) trong khi OnePlus 7 chỉ đơn giản là có động cơ tuyến tính - không thể chính xác bằng động cơ Haptic trục X.
Phản hồi xúc giác trên OnePlus 7 bị hạn chế hơn rất nhiều và chỉ khả dụng ở một số phần của giao diện người dùng như các phím điều hướng, trong khi trên OnePlus 7 Pro, nó có ở khắp mọi nơi. Ưu điểm duy nhất có thể nói về độ rung trên OnePlus 7 là nó không làm rung điện thoại như các thiết bị OnePlus cũ.
Hiệu suất
Về hiệu năng, OnePlus 7 giống hệt về mặt kỹ thuật với OnePlus 7 Pro với cùng chip Snapdragon 855, RAM "khủng" lên tới 8GB. Nhờ vậy, các kết quả điểm chuẩn khá tốt. Tuy nhiên, trải nghiệm OnePlus 7 Pro tốt hơn nhiều do tốc độ làm mới 90Hz của màn hình. Do màn hình có số lượng khung hình lớn hơn nên nó tạo ra cảm giác giao diện chuyển động nhanh hơn - điều không có trên OnePlus 7.
Do đó, OnePlus 7 chỉ mang lại cảm giác giống với OnePlus 6T về mọi mặt và gần như không có khác biệt về khả năng phần cứng trừ các điểm chuẩn tổng hợp.
Thiết kế mặt lưng bắt mắt.
OnePlus 7 cũng thiếu khả năng làm mát bằng chất lỏng cải tiến của OnePlus 7 Pro. Mặc dù cả hai điện thoại đều nóng lên khi chơi game nhưng OnePlus 7 Pro có thể duy trì hiệu năng mà không cần điều chỉnh trong khi OnePlus 7 đã cho thấy một sự giảm nhỏ về điểm số khi chạy liên tục. Tuy nhiên, điều này không nên đặt ra bất kỳ vấn đề nào trong quá trình chơi game thực tế.
OnePlus 7 cũng có thiết lập loa âm thanh nổi như 7 Pro. OnePlus đã trang bị bộ xử lý âm thanh Dolby Atmos, được bật vĩnh viễn cho loa và tùy chọn cho tai nghe. Với âm thanh được đặt thành động mặc định, các loa trên OnePlus 7 nghe có vẻ tốt hơn một chút so với âm thanh trên OnePlus 7 Pro được đặt ở cùng một cài đặt.
Vỏ bảo vệ chống bám vân tay.
Cả hai đều có âm thanh rất trung thực nhưng OnePlus 7 chỉ có sự hiện diện của âm trầm. Điều này có thể là do chính các trình điều khiển hoặc một phần mềm điều chỉnh Cũng như OnePlus 7 Pro, OnePlus 7 cũng không có giắc cắm tai nghe. Thêm nữa, thiết bị cũng không có bộ chuyển đổi âm thanh nào được cung cấp trong hộp.
Camera
OnePlus 7 chỉ có hai camera ở mặt sau. Camera chính sử dụng cảm biến Sony IMX 586 48MP tương tự với khả năng lấy nét PDAF và ổn định quang học OIS. Tuy nhiên, người dùng sẽ không có được ống kính siêu rộng cũng như camera tele được tìm thấy trên OnePlus 7 Pro. Thay vào đó, chiếc smartphone này chỉ có một cảm biến độ sâu 5MP cho chế độ chân dung. Ở mặt trước, OnePlus 7 có camera 16MP Sony IMX 471 trong "tai thỏ".
OnePlus 7 có cảm biến độ sâu 5MP.
Camera chính phía sau và camera trước trên OnePlus 7 đều hoạt động giống hệt với OnePlus 7 Pro. OnePlus quảng cáo OnePlus 7 Pro có khẩu độ F/1.6 và OnePlus 7 có khẩu độ F/1.7 cho camera sau nhưng quả thực, OnePlus là chỉ đơn thuần tiếp thị cho mô hình đắt tiền hơn. Trên thực tế, những chiếc camera này có chất lượng ảnh giống hệt nhau.
Pin
Pin trên OnePlus 7 (3700 mAh), chỉ nhỏ hơn 300mAh so với phiên bản Pro nhưng màn hình có độ phân giải thấp hơn gần 50% và chạy chậm hơn 50% so với trên OnePlus 7 Pro. Vì vậy, có khả năng, thời lượng pin thực sự sẽ dài hơn. Ngoài ra, thỏi pin nhỏ hơn cũng sẽ cho phép điện thoại sạc nhanh hơn.
Kết luận
Nhìn chung, ấn tượng ban đầu về OnePlus 7 khá nhàm chán. Nói một cách ngắn gọn, đây là OnePlus 6T với bộ xử lý, camera, bộ lưu trữ, loa và cảm biến vân tay của OnePlus 7 Pro. Người dùng khó có thể phân biệt sự khác biệt giữa OnePlus 7 và OnePlus 6T.
OnePlus 7 "hút khách" vì có giá hấp dẫn.
Do đó, OnePlus 7 không dành cho những người đã mua 6T. Nếu đã mua điện thoại OnePlus 6T, bạn nên mua OnePlus 7 Pro ngay bây giờ.
OnePlus 7 giúp OnePlus lấy lại thị trường tầm trung cao cấp mà hãng đã mất gần đây sau các lần tăng giá. Giá bán phải chăng là "chìa khóa" thực sự của OnePlus 7 (giá từ 640 USD - 15 triệu đồng). Đây là một trong những chiếc smartphone tốt nhất bạn có thể có trong tầm giá đó, cung cấp mọi thứ mà người dùng mong đợi từ một chiếc smartphone cao cấp nhưng không có giá quá cao. Và đó là những gì mà thương hiệu OnePlus luôn luôn hướng tới.
Theo Dân Việt
SoundMax trình làng loa di động cầm tay SB-206 mới Thương hiệu âm thanh SoundMax vừa chính thức trình làng mẫu loa di động cầm tay SB-206, phù hợp cho những ai cần di chuyển nhiều, sử dụng vào các hoạt động giải trí ngoài trời. SoundMax SB-206 có thiết kế nhỏ gọn và dễ di chuyển So với những sản phẩm loa di động trước đây của SoundMax, SB-206 sử dụng thiết...