Trải nghiệm giải trí sống động trên TV TCL 98 inch C735
TCL ra mắt dòng TV với màn hình 98 inch, mang đến trải nghiệm giải trí phần nghe lẫn nhìn đỉnh cao cho các mọt phim và mọt game.
Khi ở nhà trở thành một thói quen sau đại dịch, các nhu cầu giải trí tại gia được nâng cao, nhiều người hình thành sở thích xem phim online trên các ứng dụng như Netflix, Galaxy… Việc xem phim qua điện thoại hay TV màn hình nhỏ không còn đủ thỏa mãn nhu cầu người xem.
Đó cũng là lý do chiếc TV TCL QLED 4K C735 với màn hình 98 inch được đánh giá cao không chỉ bởi giới công nghệ, mà còn nhận được bình luận tích cực từ người dùng.
Kích thước màn hình lớn
Với màn hình 4K QLED 98 inch của C735, những gì xuất hiện trong TV sẽ bao phủ toàn bộ tầm mắt của người xem. Bạn dễ dàng soi mọi chi tiết một cách rõ nét bởi TV này còn kết hợp công nghệ QLED và độ phân giải 4K với 8 triệu điểm ảnh khác biệt. Dù xem phim tình cảm hay hành động, các hậu cảnh sẽ trở nên rõ ràng hơn, người xem được hóa thân thành một phần của câu chuyện.
TCL QLED 4K TV C735 còn đạt IMAX Enhanced – chứng nhận dành riêng cho rạp phim. Chỉ cần bật TV lên, cả rạp chiếu phim sẽ gói gọn trong chính căn nhà của bạn.
Màn hình QLED 98 inch cùng độ phân giải 4K cho trải nghiệm hình ảnh sống động, mượt mà.
Màn hình QLED 98 inch cùng độ phân giải 4K cho trải nghiệm hình ảnh sống động, mượt mà.
Với các tín đồ nghiện phim, công nghệ Dolby Vision IQ, với tính năng tự điều chỉnh ánh sáng Full Array Local Dimming, có thể “cân” mọi dòng phim từ phim tối đến phim sáng. Người xem sẽ không mệt hay mỏi mắt khi theo dõi những bộ phim yêu thích để hoàn toàn đắm chìm trong từng phân cảnh.
Video – Mẫu TV TCL đẩy trải nghiệm nghe nhìn lên tầm cao mới Với tấm nền QLED 4K và công nghệ Dolby Vision IQ, TCL C735 thể hiện được hơn 1 tỷ màu và sắc thái. Công nghệ âm thanh Dolby Atmos đưa người xem đắm chìm vào nội dung giải trí.
Thiết kế tinh giản
Mang kích thước lớn nhưng TCL C735 98 inch lại được tinh giản hóa. Sự tinh gọn này được người dùng khen ngợi nhờ phù hợp nhiều không gian nội thất. Mọi chi tiết trên TV đều được TCL chăm chút nhằm mang lại vẻ sang trọng. Đây là một chiếc TV kiêm nhiệm món đồ trang hoàng cho phòng khách thêm trang nhã.
Video đang HOT
Thiết kế tràn viền cùng hợp kim là một điểm cộng được đánh giá cao trên C735 98 inch.
Thiết kế tràn viền cùng hợp kim là một điểm cộng được đánh giá cao trên C735 98 inch.
Viền C735 siêu mỏng kết hợp chất liệu hợp kim. Khi có ánh sáng đèn chiếu vào, TV sẽ bắt sáng lấp lánh nhẹ. Ngoài ra, thiết bị còn có chân đế chữ T ngược, bố cục 2 phía với thiết kế vừa tối giản, vừa cân bằng.
Công nghệ âm thanh sống động như tại rạp
Chiếc TV sẽ dẫn dắt bạn trải nghiệm từng khung cảnh mãn nhãn, tung hoành trong thế giới ảo thỏa thích. Từng khu rừng rậm hay chuyến du hành lên hành tinh lạ đều “hút” bạn đến mức không thể rời mắt và sao nhãng đôi tai.
Sự kết hợp của hệ thống loa Onkyo và công nghệ âm thanh vòm đa chiều Dolby Atmos mang đến thế giới âm thanh sống động và chân thật, tựa như đưa người xem trực tiếp “thực chiến” ngay trong phân cảnh.
Sự kết hợp của hai “bậc thầy” âm thanh giúp TCL QLED 4K TV C735 được đánh giá cao ở phần nghe.
Sự kết hợp của hai “bậc thầy” âm thanh giúp TCL QLED 4K TV C735 được đánh giá cao ở phần nghe.
Về trải nghiệm chơi game, liệu màn hình lớn có khiến người chơi đua xe hay bắn súng chậm trễ? Với TCL QLED 4K TV C735, câu trả lời là “không”. Bằng công nghệ MEMC 120 Hz, mọi thao tác quay màn hình hay chuyển góc lái đều không bị giật hay xé hình. Các chi tiết, khung cảnh, nhân vật trong games đều được tái hiện theo thực tế, dễ quan sát và giúp bạn “nhạy” hơn, phản xạ nhanh hơn.
Với MEMC 120 Hz, tình trạng giật lag không xảy ra và làm ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game.
Với MEMC 120 Hz, tình trạng giật lag không xảy ra và làm ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game.
Với nhiều tính năng ưu việt, TCL QLED 4K TV C735 98 inch đã nhận được nhiều bình luận tích cực từ giới công nghệ. Độc giả tham khảo thêm tại đây.
"Chuyển đổi số đang diễn ra nhanh, mạnh trong lĩnh vực truyền thông giải trí"
Theo Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam Vũ Kiêm Văn, truyền thông giải trí là 1 trong 5 nhóm ngành đã và đang chuyển đổi số mạnh mẽ, cùng với tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, y tế và giáo dục.
4 xu hướng trong chuyển đổi số lĩnh vực truyền thông giải trí
Hội thảo "Tương lai của ngành truyền thông" vừa được Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp với Alibaba Cloud tổ chức ngày 25/3 theo phương thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. Đây là dịp để các chuyên gia, doanh nghiệp trao đổi về các xu hướng công nghệ chuyển đổi số ngành truyền thông.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch VDCA Nguyễn Minh Hồng cho biết, trong quá trình cùng cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, Hội Truyền thông số Việt Nam xác định rõ việc nghiên cứu, tư vấn và định hướng cho các doanh nghiệp xu hướng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới là một trong những hoạt động quan trọng.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số mang lại cơ hội lớn cho ngành truyền thông giải trí phát triển.
Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện VDCA, Alibaba Cloud và FPT Telecom đã cùng các chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận về chuyển đổi số trong ngành truyền thông.
Nhận định truyền thông giải trí là 1 trong 5 lĩnh vực thời gian qua chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn cả, ông Vũ Kiêm Văn, Phó Tổng thư ký VDCA phân tích: Nhu cầu truyền thông, giải trí lúc nào cũng có. Song do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mức độ tiếp cận offline ít đi và nhiều hoạt động buộc phải chuyển lên môi trường trực tuyến.
Cụ thể, về truyền thông, theo ông Vũ Kiêm Văn, nhiều đơn vị có sự dịch chuyển lên các nền tảng số, nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Tik Tok, Zalo để cung cấp các sản phẩm truyền thông hoặc livestream bán hàng, kết nối những hệ thống thanh toán, hệ thống logistics và các hệ thống khác. Một số doanh nghiệp có tiềm năng hơn về nguồn lực, có thể xây Platform riêng hạ tầng super app để hội tụ người dùng.
Quan sát các mô hình truyền thông, có thể thấy sự chuyển đổi rất mạnh mẽ của các tổ hợp truyền thông như VTV, VOV, VTC... Cụ thể, bên cạnh mô hình truyền thống, những đơn vị này đều có các chiến lược số hóa. Cùng với đó, có rất nhiều tòa soạn báo, cơ quan truyền thông đang đẩy mạnh hoạt động trên môi trường số.
Đối với lĩnh vực giải trí, đại diện VDCA cũng đánh giá đã sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền tảng trực tuyến, tiêu biểu như các nền tảng giải trí nước ngoài Netflix, Spotify hay sự tăng trưởng của thể thao điện tử (eSport).
Đáng chú ý, ông Vũ Kiêm Văn nêu ra 4 xu hướng chính trong chuyển đổi số lĩnh vực truyền thông giải trí, gồm có xu hướng dịch chuyển trong sáng tạo và cung cấp nội dung dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Việc sản xuất và cung cấp nội dung đang hướng đến cá nhân hóa, nhà cung cấp nhờ công nghệ mà nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và khẩu vị của người dùng để cung cấp nội dung cho từng người, không phải đại trà như trước đây.
Bên cạnh đó, còn là các xu hướng: Nâng cao tính tương tác giữa nhà cung cấp nội dung và người dùng - do nội dung có thể phân phối đến hàng triệu, hàng tỷ khách hàng nên muốn nâng cao tương tác thì buộc phải dùng các hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo như AutoCall, ChatBot...; Ứng dụng các công nghệ mới như Blockchain, Big Data, AI... nhằm nâng cao chất lượng nội dung truyền tải đến người dùng; Gắn kết với nền tảng thanh toán để thuận tiện hơn cho người dùng.
Đại diện Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, việc sản xuất và cung cấp nội dung của nhiều đơn vị đang hướng đến cá nhân hóa.
Chuyển đổi số đã buộc các nhà mạng phải thay đổi
Có cùng quan điểm với đại diện VDCA, ông Khương Trường Giang, Giám đốc phát triển kinh doanh của Alibaba Cloud Việt Nam cho rằng: Chuyển đổi số mang đến cơ hội cho ngành truyền thông số phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay không phải là thời kỳ "cá lớn nuốt cá bé", mà là "cá nhanh nuốt cá chậm". Ngành truyền thông số đang chuyển đổi số rất nhanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng, bằng các công nghệ mới như AI, Big Data, Cloud...
"Từ thực tế cung cấp dịch vụ của Alibaba Cloud, chúng tôi thấy rằng ở các thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á, có những tên tuổi vài năm trước không ai biết đến nhưng chỉ 1 - 2 năm gần đây lại nổi lên nhờ chuyển đổi số nhanh, họ đã ứng dụng công nghệ "lắng nghe" nhu cầu, thị hiếu khách hàng, đồng thời dùng Cloud để chuyển đổi", ông Khương Trường Giang nêu quan điểm.
Ở góc độ của 1 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), ông Chu Thế Anh, Giám đốc khối Kinh doanh của FPT Telecom cho hay, hoạt động của các ISP đã thay đổi rất nhiều trong những năm vừa qua, không chỉ đơn thuần cung cấp hạ tầng truyền thống, mà còn đóng vai trò của đơn vị cung cấp thêm cả các nền tảng, giải pháp tổng thể cho khách hàng.
Những sản phẩm thuần túy trước đây về mặt hạ tầng đã không còn, nhà mạng giờ đây phải đi cùng với khách hàng để cung cấp được các nền tảng đóng gói, qua đó khách hàng có thể triển khai dịch vụ đến người dùng với chi phí hợp lý, nền tảng công nghệ mới nhất, thời gian nhanh nhất.
Theo đại diện FPT Telecom, hành vi sử dụng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều, được định hướng bởi những "tay chơi lớn" trên thị trường toàn cầu. Vì thế, các đơn vị trong ngành truyền thông phải thay đổi, thích nghi phù hợp để đáp ứng nhanh nhất mong muốn của người dùng, đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
"Một trong những cách để làm điều này là phối hợp với các đơn vị có sẵn nền tảng công nghệ, hạ tầng như các ISP tại Việt Nam cũng như các đơn vị có nền tảng tốt như Alibaba Cloud. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự hợp tác như vậy, sẽ đem đến những sản phẩm tốt cho khách hàng, qua đó đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng cuối và thúc đẩy sự phát triển của ngành truyền thông số Việt Nam", đại diện FPT Telecom chia sẻ.
Người Việt xem gì trên TikTok? Thực phẩm và đồ uống, tin tức và giải trí, mẹ và bé là 3 danh mục nhận được sự quan tâm và yêu thích của người dùng TikTok tại Việt Nam. Tiktok, nền tảng có hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng, vừa công bố báo cáo cho thấy những lĩnh vực được người dùng Việt Nam quan tâm nhiều nhất trên...