Trải nghiệm các ngành học sáng tạo tại RMIT
Học sinh tham gia Ngày trải nghiệm có dịp học thử các ngành sáng tạo, tìm hiểu thông tin về học bổng, chương trình du học trao đổi toàn cầu…
Khi điểm danh các cường quốc về sáng tạo trên thế giới, chắc chắn không thể bỏ qua những cái tên như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Australia, Nhật, Hàn. Đó là “miền đất hứa” để phát huy năng lực trong ngành quảng cáo, thiết kế, kiến trúc, truyền thông, truyền hình, xuất bản và âm nhạc.
Nhiều hoạt động thú vị tại Ngày trải nghiệm lớn nhất năm của Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT.
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận gần hơn với thế giới sáng tạo bên ngoài, đại diện RMIT cho biết, trường luôn chú trọng mang tới những cơ hội để trải nghiệm quốc tế đa dạng.
Trong Ngày trải nghiệm lớn nhất năm của Khoa Truyền thông và Thiết kế vào ngày 25/11 sắp tới, phụ huynh và học sinh sẽ có dịp tìm hiểu rõ hơn về từng ngành học của lĩnh vực sáng tạo, nội dung chương trình học, cũng như triển vọng nghề nghiệp trong tương lai tại buổi tọa đàm “Hướng nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo”.
Kinh Văn Quân Dao, sáng lập Phleek, startup được cấp vốn 3 tỷ tại Shark Tank.
Chương trình có sự tham gia của bà Đặng Kim Thiên Hương, trợ lý giám đốc sản xuất Uniqlo Việt Nam; Châu Chấn Quyền, sáng lập The Secret A, “cha đẻ” của TVC ( phim quảng cáo) Điện máy Xanh; Kinh Văn Quân Dao, sáng lập Phleek, startup được cấp vốn 3 tỷ tại Shark Tank. Họ đồng thời đều là cựu sinh viên Trường RMIT.
Bên cạnh đó, sự kiện còn là dịp để học sinh tham gia các lớp học thử về các sáng tạo, tìm hiểu thêm thông tin về học bổng và học phí, các chương trình du học trao đổi toàn cầu (với mức học phí không thay đổi).
Ngày trải nghiệm sẽ trưng bày khoảng 200 tác phẩm sáng tạo xuất sắc của sinh viên các ngành Truyền thông số, Thiết kế ứng dụng sáng tạo, Quản lý và Kinh doanh Thời trang, Truyền thông chuyên nghiệp, Phim và Video.
Ngày trải nghiệm sẽ trưng bày khoảng 200 tác phẩm sáng tạo xuất sắc của sinh viên các ngành sáng tạo.
Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam cho biết: “Triển lãm các tác phẩm sáng tạo năm 2018 của Đại học RMIT lần này có tên gọi Nexus với ý nghĩa thể hiện niềm tin và cam kết của chúng tôi về khái niệm kết nối. Đó là sự gắn kết các ngành, thành phố, quốc gia và con người; là sự kết nối các nhóm ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa mới với các cách thức làm việc độc đáo”.
Thế Đan
Theo VNE
Cô Trinh dạy judo
Nhiều người biết đến vận động viên judo Cao Ngọc Phương Trinh, nhưng ít ai ngờ rằng còn có một cô giáo Cao Ngọc Phương Trinh, người nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay, đầy nhiệt huyết, rất tâm lý với học trò.
Cô Cao Ngọc Phương Trinh trong tiết dạy học judo - ẢNH: LAN CHI
Tôi bắt đầu buổi trò chuyện với "cô gái vàng" của thể thao VN Cao Ngọc Phương Trinh khi cùng chị hồi tưởng lại hơn 23 năm về trước.
Chính tôi đã không thể ngăn được xúc động khi ngồi cùng chị, VĐV judo từng đoạt huy chương vàng 3 kỳ liên tiếp ở đấu trường SEA Games và là VĐV đầu tiên của VN giành quyền tham dự Olympic, phải từ giã thi đấu đỉnh cao khi mới hơn 20 tuổi, đang ở điểm rơi phong độ chỉ vì chấn thương.
Dạy học, một quyết định mới mẻ và thú vị
Vậy mà, ngay lập tức, chính chị lại là người khiến buổi nói chuyện đầy hào hứng khi nhắc đến học trò của mình tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), nơi chị đóng vai trò là giáo viên thể dục gần 20 năm qua, sau khi chia tay với thể thao chuyên nghiệp.
Nhớ lại những ngày đầu tiên "đến trường", cô giáo Cao Ngọc Phương Trinh tâm sự: "Không thể nói không buồn nhưng khi đã chấn thương, không kịp phục hồi để tham gia thi đấu tại SEA Games 19, tôi quyết định trở thành giáo viên. Và đó là một quyết định mang lại cho tôi sự thú vị, một trải nghiệm rất mới cho bản thân ở một vị trí khác, vai trò khác. Lúc đó, vừa dạy, vừa học hỏi các anh chị, các cô chú đi trước về phương pháp giảng dạy. Sự tiếp xúc, truyền đạt với học trò cho tôi cảm giác yêu nghề, vui vẻ, hạnh phúc".
Judo... không chỉ là judo
Trong phòng tập của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai luôn có ghế dành cho giáo viên nhưng hầu như chẳng bao giờ cô giáo Phương Trinh dùng đến. Hình ảnh thường thấy trong mỗi tiết học, tập luyện là cả cô và trò cùng "lê lết" trên sàn tập.
Theo cô Trinh, gần gũi để học sinh (HS) gửi gắm sự tin tưởng, thoải mái, mạnh dạn trong quá trình học là điều mà giáo viên cần làm. Thế nên, giờ học với cô Trinh luôn là bầu không khí "sôi động và nóng hừng hực". Ngay khi bước vào phòng, cô Trinh hô khẩu lệnh bắt đầu: "Hajime, các con hô lớn lên, lớn nữa lên", đáp lại là tiếng hô "Kiai" ngắn gọn và quyết liệt của HS.
Cô Trinh luôn lên lớp với tiêu chí judo là thể thao, là giải trí, là rèn luyện sức khỏe, là sự cố gắng vượt qua chính mình trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện. Cô luôn động viên học trò vào ngày đầu tiên khi thực hiện bài tập hít đất: "Không sao, không tập được cái nào cũng không sao. Cô muốn nhìn thấy con có sự tiến bộ, đừng ngại ngần. Các con vô tập judo, cô sẽ tạo cho các con vui chơi, thoải mái, khỏe mạnh. Có như vậy các con mới học tốt không chỉ môn của cô mà còn dành hứng khởi cho những môn học khác". Cô luôn động viên để HS mạnh dạn thực hiện các động tác khó: "Qua đi, qua đi cô đỡ hết, vịn vai cô, 2 tay vịn, bay qua đi...". Sau giờ học, cô trò chuyện với trò: "Đừng nghĩ mình làm không được, cái gì cũng làm được hết, chỉ có điều mình có muốn làm không thôi".
Không ngại nghe góp ý
Hồ sơ của Hội đồng xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản đánh giá cô Cao Ngọc Phương Trinh không chỉ có chuyên môn giỏi, năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc mà còn có tinh thần học hỏi để nâng cao năng lực. Những đánh giá đó đã thể hiện đúng tính cách và trách nhiệm với nghề từ khi VĐV Cao Ngọc Phương Trinh chọn nghề dạy học.
Cô chia sẻ, từ lĩnh vực thể thao chuyên nghiệp sang giáo dục nên luôn phải tìm tòi phương pháp để phù hợp với HS. Huấn luyện cho VĐV, dù cũng là lứa tuổi HS nhưng rất khác với thể trạng của HS trong môi trường học đường. Bản thân phải biết điều tiết cho vừa sức và phải nghiên cứu học hỏi ở sách vở, biết lượng vận động phù hợp, không thể áp dụng chung một giáo án. Phải tìm tòi phương pháp nào cho các em dễ thực hiện nhất. Để làm được điều đó, cần một quá trình tích lũy kinh nghiệm.
Vì vậy, cô giáo từng là "cô gái vàng" của thể thao VN không ngại ngần đăng ký thao giảng. Năm nào cũng đăng ký, mục đích là để đồng nghiệp trong trường dự giờ sẽ đóng góp cho mình phương pháp. Đã có không ít đồng nghiệp Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nói: "Trinh thao giảng, anh chị biết đóng góp gì?", nhưng cô Trinh mạnh dạn trao đổi: "Có thể anh chị không đóng góp về chuyên môn nhưng anh chị đóng góp về phương pháp cho em để em tìm ra chiêu dạy học trò".
Cô Trinh rút ra "kim chỉ nam": "Mỗi giáo viên đều có chiêu để dạy học trò. Có thể về lý thuyết, sách vở đã chỉ cái đòn đó phải dạy như thế, không ai cãi được nhưng làm sao để rút tỉa ra cách thức giúp học trò ra đòn nhanh. Điều đó cần có kinh nghiệm giảng dạy".
Sau mỗi mùa thao giảng, cô giáo Phương Trinh viết sáng kiến, kinh nghiệm tích lũy. "Những kinh nghiệm này bây giờ là của mình nhưng khi già rồi, dạy hết nổi, về hưu thì từ những kinh nghiệm đó sẽ giúp các bạn sau này tham khảo chuyên môn ứng dụng cho HS", cô giáo Phương Trinh chia sẻ.
[VIDEO] Cao Ngọc Phương Trinh dệt mộng vàng từ lớp võ vùng ven
Theo thanhnien
TP Hồ Chí Minh khởi động chương trình tiết học ngoài nhà trường bậc tiểu học Ngày 6/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khởi động chương trình tiết học ngoài nhà trường ở bậc tiểu học năm 2018. Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) tham gia tiết học ngoài nhà trường. Theo đó, chương trình diễn ra tại Thảo cầm viên Sài Gòn với nhiều hoạt động...