Trải nghiệm các môn năng khiếu giúp trẻ sống đẹp
“Các môn nghệ thuật không chỉ đánh thức năng khiếu của trẻ mà còn tác động tích cực tới tâm hồn, giúp các em biết quan tâm đến cuộc sống, yêu thương chia sẻ với mọi người xung quanh… Điều này thật sự cần thiết khi hội chứng con một ngày càng phổ biến.”
Đó là chia sẻ của Thạc sĩ nghệ thuật, họa sĩ Sĩ Hoàng tại buổi triễn lãm và đấu giá gây quỹ từ thiện các tác phẩm xuất sắc nhất của vòng chung kết cuộc thi sáng tác nghệ thuật “Sắc màu cuộc sống” – sân chơi bổ ích của hơn 4.500 học sinh các cấp toàn hệ thống trường Quốc tế Việt Úc.
Những sáng tạo thú vị
Cuộc thi sáng tác nghệ thuật “Sắc màu cuộc sống” là một trong những hoạt động năng khiếu thường kỳ do trường Việt Úc tổ chức nhằm khuyến khích, đánh thức khả năng sáng tạo của học trò. Với nhiều hình thức sáng tác như bài viết, vẽ tranh, chụp ảnh, làm mô hình…, các em được thỏa sức mày mò, thể hiện sự sáng tạo về thế giới xung quanh qua cảm nhận đa chiều, đầy màu sắc của bản thân. Hoạt động này góp phần cân bằng đời sống học đường với đời sống thực tế cho học sinh.
Học trò trường Quốc tế Việt Úc giới thiệu về tác phẩm tại triển lãm “Sắc màu cuộc sống”.
200 tác phẩm lọt vào vòng chung kết không chỉ nổi bật bởi những ý tưởng về bố cục, màu sắc… mà người xem còn có thể cảm nhận được suy nghĩ, tình cảm, cái nhìn có phần lạ lẫm,
Các tác phẩm xuất sắc nhất của đợt triển lãm cuộc thi “Sắc màu cuộc sống” được bán đấu giá cho phụ huynh học sinh thu về gần 27 triệu đồng. Số tiền này sẽ được nhà trường sử dụng làm quỹ từ thiện.
Video đang HOT
thú vị của các em về thế giới xung quanh. Người xem không khỏi ngỡ ngàng với bức tranh “Bé ngồi lưng trâu” – tác phẩm đậm chất đồng quê của em Phương Ngọc Thái, học trò mẫu giáo sống ở phố thị. Hay bức tranh “Về quê ngoại” đặc tả kỷ niệm tuổi thơ của em Nguyễn Nhật Vy Khương…
Vẽ được nhiều em lựa chọn và có nhiều tác phẩm nổi bật ở cuộc thi có thể nói nhờ chương học chính khóa môn Mỹ thuật ở trường, các em được trải qua quá trình thực hiện các tác phẩm hội họa, tạo hình dựa trên óc quan sát và các hình thức biểu đạt về sự vật, sự việc dựa trên góc nhìn đa dạng. Qua đó, các năng khiếu cá nhân mang tính thiên hướng của trẻ sẽ được đánh thức, bộc lộ và phát triển trong tinh thần sáng tạo, tự do.
Vun đắp tâm hồn trẻ
Có mặt tại buổi triển lãm với vai trò chủ khảo của cuộc thi, Thạc sĩ nghệ thuật, họa sĩ Sĩ Hoàng dành thời gian trò chuyện với phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc trẻ được học, được trải nghiệm với các môn nghệ thuật.
Họa sỹ Sĩ Hoàng chú trọng đến chủ đề, nội dung thể hiện tình yêu thương trong tác phẩm bên cạnh tiêu chí về bố cục, màu sắc.
Ông chia sẻ, ở những trường học xa xôi, còn rất nhiều khó khăn nhưng các môn hội họa, âm nhạc vẫn được đưa vào từ các bậc học thấp nhất. Bởi những biểu hiện thông tin, cảm xúc đầu đời của trẻ thể hiện qua những môn nghệ thuật đó.
“Khi chưa biết viết nhưng lần đầu tiên cầm giấy, bút trong tay, các em sẽ vẽ để tạo hình ảnh truyền đạt thông tin của mình. Hay khi nói chưa sõi, trẻ sơ sinh đã bi bô i a, hay tiếng khóc của trẻ nhỏ cũng mang nhiều cung bậc, cảm xúc… vì chúng tạo nên bởi giai điệu (trong âm nhạc). Nhờ hình ảnh, giai điệu đó, chúng ta có thể đoán được mong muốn, tâm trạng của con.
Hơn nữa, hội họa và âm nhạc giúp cho trí tưởng tượng phát triển, mà trí tưởng tượng là khởi đầu của sáng tạo. Có sáng tạo, các em sẽ thông minh hơn, là nền tảng cho việc học suốt đời”, họa sĩ cho hay.
Ngoài ra, họa sĩ – nhà thiết kế này nhấn mạnh bên cạnh việc phát triển năng khiếu, khi thực hiện các tác phẩm nghệ thuật, các em sẽ biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh, biết yêu thương người khác, có những cảm nhận về thiên nhiên, động vật… Điều này đặc biệt cần thiết khi mà hội chứng con một đang ngày càng phổ biến – trẻ được “bao bọc” đến mức có thể bị đánh mất cảm nhận với cuộc sống.
Họa sĩ Sĩ Hoàng bày tỏ, ông rất tâm huyết với cuộc thi “Sắc màu cuộc sống” do trường Việt Úc tổ chức hay các hoạt động phát triển năng khiếu, tư suy kết hợp với giáo dục thẩm mỹ mang tính thực hành cao cho trẻ. Theo ông: “Những hoạt động đó nếu không giúp trẻ trở thành nghệ sĩ thì cũng trở thành người biết sống, biết suy nghĩ và cảm thụ cái đẹp khi trưởng thành”.
Theo Dân trí
Những lưu ý khi thi năng khiếu
Đề thi môn năng khiếu sẽ do các trường tự ra đề và tổ chức thi theo đặc thù. Việc thi tuyển các môn năng khiếu cũng được điều chỉnh phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
Chưa bổ sung khối H1
Cuối năm 2011, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đã đề xuất tới Bộ GD-ĐT phương án điều chỉnh khối thi năng khiếu (cụ thể thay một môn năng khiếu bằng môn toán trong khối H và thay môn vật lý bằng môn văn trong khối V). Tuy nhiên, với chủ trương không gây xáo trộn quá lớn cho thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh 2012 nên Bộ GD-ĐT chỉ chấp nhận phương án bổ sung khối thi chứ không thay đổi khối thi. Tiếp sau đó, trong tháng 2/2012, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM một lần nữa đã gửi công văn tới Bộ GD-ĐT đề xuất tiếp tục giữ nguyên các khối thi truyền thống (khối A, V, H) nhưng bổ sung khối thi H1. Theo đó, khối V vẫn thi môn toán, vật lý (theo đề thi khối A) và vẽ đầu tượng; khối H vẫn thi môn văn (theo đề thi khối D), cùng với môn vẽ trang trí màu và hình họa mỹ thuật. Riêng khối H1, bên cạnh môn thi chung văn, toán (theo đề thi khối D) thì môn năng khiếu sẽ khác nhau tùy vào từng ngành. Cụ thể, với các ngành kiến trúc, quy hoạch vùng và đô thị, thiết kế nội thất sẽ thi môn vẽ đầu tượng; nhưng nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng sẽ thi vẽ trang trí màu. Thí sinh dự thi khối V ở đợt 1 vẫn có thể thi thêm khối H1 ở đợt 2, thi đợt 2 có thể lựa chọn giữa thi khối H hoặc H1.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi trong buổi đối thoại trực tuyến sáng 7/3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: "Năm 2012 sẽ giữ nguyên các khối thi truyền thống, chỉ bổ sung khối thi A1 chứ không có bổ sung khối H1 như đề xuất của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM". Trao đổi với PV sáng ngày 8/3, thạc sĩ Ninh Quang Thăng - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết: "Tuy chưa nhận được văn bản chính thức từ phía Bộ, nhưng hội đồng tuyển sinh nhà trường cũng đang xem xét một phương án cuối cùng trong nay mai để kịp thông báo cho thí sinh trước ngày bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Nếu Bộ không chấp thuận đề xuất bổ sung khối H1 nhà trường phải sử dụng các khối thi cũ".
Thạc sĩ Thăng lưu ý thêm: "Điểm trúng tuyển sẽ được xác định theo từng khối thi dựa trên chỉ tiêu và kết quả thi. Điểm các môn năng khiếu chỉ lấy hệ số 1, điểm thi năng khiếu phải đạt từ 5 điểm trở lên mới được xét tuyển. Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào các ngành có khối thi này vẫn phải dự thi môn năng khiếu và đạt tối thiểu 5 điểm".
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2011
Các khối thi năng khiếu khác
Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM cũng có một số thay đổi về thi năng khiếu. Theo đó, thí sinh không phải nộp bài thi sơ tuyển năng khiếu cùng với hồ sơ đăng ký dự thi. Bên cạnh đó, nội dung thi các môn năng khiếu cũng có sự điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ nội dung thi. Cụ thể, ngành đồ họa và hội họa chỉ thi môn hình họa (vẽ người toàn thân trong 8 tiết) và bố cục (tranh màu trong 8 giờ), trong khi trước đây còn thi thêm môn trang trí. Ngành điêu khắc thi môn tượng tròn (12 tiết) và bố cục (chạm nổi 8 giờ), trước đây còn thi thêm môn trang trí. Ngành thiết kế đồ họa thi môn hình họa (vẽ chân dung người trong 5 tiết) và trang trí (8 giờ), năm trước còn thi thêm môn thiết kế. Ngành sư phạm mỹ thuật cũng chỉ thi môn hình họa (vẽ chân dung người trong 5 tiết) và bố cục (tranh màu trong 8 giờ) thay vì thi thêm môn trang trí như trước đây.
Tiến sĩ Vũ Việt Bảo - Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM, cũng thông tin: "Năm 2012 trường tuyển sinh thêm 3 ngành mới gồm: huấn luyện thể thao, y sinh học thể dục thể thao và quản lý thể dục thể thao. Các ngành này đều thi tuyển khối T với môn toán, sinh (theo đề thi khối B) và một môn năng khiếu. Tuy nhiên, điểm mới năm nay còn ở chỗ ngành y sinh học thể dục thể thao sẽ xét tuyển thêm thí sinh dự thi khối B đạt điểm sàn trở lên; ngành quản lý thể dục thể thao xét tuyển thêm thí sinh dự thi khối A và D đạt từ điểm sàn trở lên". Thí sinh dự thi vào trường phải có cơ thể cân đối, không dị tật, dị hình (tối thiểu nam cao 1,65m và nặng 45 kg; nữ cao 1,55m và nặng 40 kg).
Thí sinh dự thi vào ngành đạo diễn sân khấu, diễn viên kịch nói và diễn viên cải lương Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM cũng phải trải qua 2 vòng thi năng khiếu. Ở vòng 1, thí sinh sẽ thi đọc một bài thơ hoặc một đoạn văn một cách diễn cảm; nghe một đoạn nhạc rồi trình bày cảm nhận và diễn tả tâm trạng phù hợp với đoạn nhạc đó; trình diễn một tiểu phẩm và kết thúc bằng phần thi kiến thức phổ thông. Riêng với thí sinh ngành diễn viên cải lương sẽ hát hai câu vọng cổ do thí sinh tự chuẩn bị, thí sinh đạo diễn sân khấu phải trình bày thêm ý nghĩa của tiểu phẩm...
Theo TNO
Lệ phí tuyển sinh năm 2012 là 80.000 đ/thí sinh Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, lệ phí tuyển sinh năm 2012, bao gồm lệ phí ĐKDT và dự thi là 80.000 đồng/thí sinh. Các trường thi môn năng khiếu thì lệ phí tuyển sinh là 200.000 đồng/thí sinh, không tăng so với năm trước. Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ năm 2011. Theo đó, mỗi hồ sơ đăng kí...