Trải nghiệm bộ ba ống kính Sigma cho Fujifilm X: Giá quá tốt cho một sản phẩm chất lượng!
Cuối cùng người dùng Fujifilm X cũng đã có thêm sự lựa chọn ống kính bên thứ 3 giá rẻ mà chất lượng.
Sigma được biết tới là một trong những thương hiệu chuyên sản xuất ống kính cho các loại máy ảnh khác nhau (hay còn gọi là “lens for”, ám chỉ các loại ống kính kính bên thứ 3). Hãng này đã từng giới thiệu bộ ba ống kính Sigma 16mm, 30mm và 56mm F/1.4 cho các dòng máy Canon EF-M, Sony E, M43 và L-mount. Dòng ống kính này đều được người dùng đánh giá cao về chất lượng so với tầm giá.
Mới đây nhất, bổ sung thêm vào dòng ống kính “contemporary”, Sigma đã giới thiệu thêm bộ ba ống kính dành cho Fujifilm ngàm X, mang tới cho người dùng các máy Fujifilm thêm một sự lựa chọn mới bên cạnh các ống kính “native”, ống kính Viltrox và các loại ống MF giá rẻ.
Thiết kế và chất lượng hoàn thiện
Nếu bạn đã từng được trải nghiệm các ống kính Sigma cho Canon EF-M hay Sony E thì phiên bản dành cho Fujifilm X cũng có thiết kế và độ hoàn thiện tương tự, gần như không khác một chút nào.
Tất nhiên, là dòng lens “for” có mức giá rẻ, các ống kính Sigma không thể cho độ hoàn thiện tốt như các ống kính của hãng. Người dùng sẽ vẫn có một ngoại hình quen thuộc của các dòng ống kính Sigma C, được hoàn thiện từ kim loại, nhựa và vòng lấy nét có bọc cao su.
Sigma sử dụng lại ngôn ngữ thiết kế quen thuộc cho phiên bản ngàm X
Trong bộ ba ống kính cho ngàm X, Sigma 16mm F/1.4 DC DN vẫn là chiếc ống kính có thiết kế “to nạc” nhất, sau đó tới Sigma 30mm F/1.4 DC DN và cuối cùng là Sigma 56mm F/1.4 DC DN.
Với tiêu cự ngắn, khẩu độ mở ống kính lên tới F/1.4, không có gì ngạc nhiên khi Sigma 16mm F/1.4 DC DN lại là ống kính có ngoại hình lớn nhất
Sigma 30mm và 56mm F/1.4 có thiết kế nhỏ gọn hơn. Là một fan của tiêu cự 56mm trên hệ máy crop, tôi đặc biệt thích chiếc ống kính 56mm của Sigma bởi nó có thiết kế vô cùng nhỏ gọn, khi gắn lên máy ảnh Fujifilm trông rất đẹp, không bị quá to như chiếc Fujifilm 56mm F/1.2 R
So sánh Fujifilm 56mm F/1.2 R và Sigma 56mm F/1.4 DC DN: Ống kính của Sigma vẫn có thân hình nhỏ gọn hơn, điều này một phần là do ống kính Sigma không có vòng xoay khẩu độ, điểm đặc trưng trên các ống kính của Fujifilm
Đường kính filter của 3 ống Sigma 16mm, 30mm và 56mm F/1.4 lần lượt là 55mm, 52mm và 67mm, trọng lượng lần lượt 280g, 275g và 405g. Phần ngàm có một vòng cao su mỏng để hạn chế bụi bẩn và hơi ẩm
Sigma 56mm F/1.4 và 16mm F/1.4 gắn trên body Fujifilm X-E4: ống 56mm và 30mm cho một thiết kế cân đối hơn, trong khi ống 16mm khiến trọng tâm máy bị dồn về phía ống kính
Do thiếu đi vòng xoay khẩu độ, người dùng sẽ phải thiết lập bánh răng tuỳ chỉnh trên thân máy mới có thể điều chỉnh được khẩu độ. Đây sẽ là một nhược điểm mà người dùng Fujifilm cần phải làm quen, đặc biệt là với những ai dùng X-E4 có ít bánh răng hơn so với các dòng X-T.
Chất lượng hình ảnh
Với những ai tìm kiếm tới các ống kính bên thứ 3, điều mà họ cần một mức hiệu năng trên giá thành hấp dẫn. Quả thật, với người dùng Fujifilm, họ có khá ít sự lựa chọn các ống kính thứ 3, đa số chỉ là các dòng ống kính MF có giá thành rẻ nhưng không tiện dụng. Viltrox cũng là một thương hiệu ống kính phổ biến với người dùng Fujifilm, tuy nhiên chất lượng thì chắc chắn không thể bằng Sigma.
Sau khoảng 1 tuần trải nghiệm bộ ba ống kính mới của Sigma cho ngàm X, có 3 điều mà tôi thực sự ấn tượng: chất lượng hình ảnh quá tốt trong tầm giá, lấy nét nhanh và mượt, quang sai ít.
Trong số 3 ưu điểm trên, ưu điểm về khả năng lấy nét có lẽ là một trong những yếu tố được người dùng mong đợi nhiều ở một chiếc ống kính bên thứ 3. Bởi chúng ta đều biết các dòng ống kính khẩu lớn của Fujifilm đều sử dụng công nghệ cũ, cho khả năng lấy nét chậm và đặc biệt là rất ồn. Là một người sử dụng ống kính Fujifilm 56mm F/1.4 R, tôi thực sự không thể chấp nhận được cách mà ống kính này lấy nét: quá ồn và quá chậm, thậm chí còn tệ hơn khi quay video.
00:00:26
Test khả năng lấy nét giữa ống kính Fujifilm XF 56mm F/1.2 R và Sigma 56mm F/1.4 DC DN
Với hiện tượng quang sai, ở điều kiện ánh sáng khắc nghiệt, ống kính Sigma cho ra ảnh với viền xanh và tím tương đối ít, chủ yếu xảy ra khi chụp ngược sáng với khẩu độ mở ống kính lớn. Để hạn chế tình trạng này, người dùng có thể khép khẩu xuống khoảng F/2.8 tới F/4.
Sigma 16mm F/1.4 DC DN
Sigma 30mm F/1.4 DC DN
Sigma 56mm F/1.4 DC DN
Fujifilm XF 56mm F/1.2 R: Ống kính này cho hiện tượng viền tím thậm chí còn nhiều hơn ống kính của Sigma
Mặc dù Sigma quảng cáo các dòng ống kính C được trang bị một lớp рhủ Ѕіêu đа lớр (Ѕuреr Мultі-Lауеr) cùng hệ thống phần tử ống kính đặc thù nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh, cho độ tương phản cao, tuy nhiên trong một vài điều kiện sử dụng, ảnh cho ra từ ống kính Sigma vẫn có độ tương phản kém hơn một chút so với ống kính native của Fujifilm.
Sigma 56mm F/1.4 DC DN (trái) cho độ tương phản kém hơn Fujifilm XF 56mm F/1.2 R. Tuy nhiên đây chỉ là một ví dụ cụ thể, ở đa số điều kiện sử dụng thực tế, ống kính Sigma cho độ tương phản tốt và khó nhận ra sự khác biệt so với các ống kính của Fujifilm
Video đang HOT
Với ống kính 16mm, ống kính này cho ảnh chụp không bị quá méo khi so sánh với nhiều ống kính cùng hiệu ứng tiêu cự khác trên thị trường.
Sigma 16mm F/1.4 DC DN có độ méo cực kỳ ít
Cuối cùng là về bokeh, cả 3 ống kính của Sigma đều có cấu tạo 9 lá khẩu phía bên trong, cho bokeh tương đối tròn.
Ống kính Sigma có 9 lá khẩu cấu tạo bên trong
Trong dải tiêu cự tương ứng phía ống kính của Fujifilm, ống 56mm F/1.2 R lại chỉ có 7 lá khẩu, cho bokeh hình thất giác không được tròn trịa, trong khi 2 ống kính 33mm và 16mm F/1.4 còn lại thì có 9 lá khẩu tương tự Sigma.
Sigma 16mm F/1.4 DC DN ở F/1.4
Sigma 30mm F/1.4 DC DN ở F/1.4
Sigma 56mm F/1.4 DC DN ở F/1.4
Fujifilm XF 56mm F/1.2 R ở F/1.2
Nhìn chung, với mức giá cho bộ ba Sigma 16mm, 30mm và 56mm F/1.4 lần lượt là 8.9 triệu. 6.2 triệu và 8.9 triệu, đây là một mức giá vô cùng hấp đối với người dùng Fujifilm muốn tìm kiếm một sự lựa chọn ống kính bên thứ 3 chất lượng mà vẫn có giá thành không quá đắt. Các ống kính của Sigma luôn nổi tiếng về mức hiệu năng trên giá thành hấp dẫn, kể cả là cho dòng máy nào đi chăng nữa.
Ảnh chụp từ ống kính Sigma 16mm F/1.4 DC DN
Ảnh chụp từ ống kính Sigma 30mm F/1.4 DC DN
Ảnh chụp từ ống kính Sigma 56mm F/1.4 DC DN
Canon ra mắt EOS R7, R10 tại Việt Nam, giá từ 35,2 triệu đồng
Nhỏ hơn, nhẹ hơn mà vẫn mạnh mẽ, EOS R7 và EOS R10 cùng với 2 ống kính mới, là sự kết hợp giữa chất lượng hình ảnh xuất sắc và chức năng của hệ thống EOS R với lợi ích của cảm biến APS-C.
Được thiết kế dành cho đối tượng người dùng có nhiều kinh nghiệm và cần một chiếc máy ảnh tốc độ nhanh để chụp chủ thể động như thể thao và động vật hoang dã, EOS R7 hiệu suất cao 32.5 megapixel với chức năng ổn định hình ảnh có sẵn (In-Body IS), vỏ chống tác động của thời tiết, và hai khe thẻ SD. EOS R10 độ phân giải 24.2 megapixel với flash có sẵn và dáng hình nhỏ gọn hơn được thiết kế cho các nhu cầu sử dụng hằng ngày. Được ra mắt cùng lúc với hai máy ảnh này là ống kính RF-S18-45mm f/4.5-6.3 IS STM và RF-S18-150mm f/3.5-6.3 IS STM được thiết kế để tối ưu hóa sự cơ động của máy ảnh dùng cảm biến APS-C.
"Canon đã luôn mở rộng hệ thống EOS R kể từ khi ra mắt vào năm 2018. Với các model mới này, nay hệ thống sẽ có 7 máy ảnh và hơn 20 ống kính dùng kèm, cùng với hơn 70 ống kính tương thích khi dùng ngàm chuyển đổi EF-EOS R. Nhờ những lợi thế khó có thể có được ở máy ảnh full-frame, EOS R7, EOS R10, và bộ ống kính RF-S mới đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng khác nhau, giúp họ tận hưởng lợi ích của hệ thống EOS R," ông Imasaka Daido, Giám đốc Bộ phận Marketing & Kinh doanh Sản phẩm ICP của Canon Singapore cho biết.
Kế thừa công nghệ AF của Canon EOS R3
Được hỗ trợ bởi động cơ xử lý hình ảnh DIGIC X mạnh mẽ, EOS R7 và EOS R10 là những model đầu tiên kế thừa công nghệ lấy nét tự động (AF) mới ở máy EOS R3. Công nghệ này sử dụng khả năng phát hiện chủ thể bằng kĩ thuật deep learning (học sâu) của hệ thống EOS iTR AF X - để theo dõi chủ thể tốt hơn trên toàn bộ vùng ảnh, bất kể chế độ AF là gì. Đặc điểm này giúp hoạt động lấy nét tự động nhạy hơn và ổn định hơn, ngay cả trong các cảnh động.
Cả EOS R7 và EOS R10 đều có thể chụp ảnh liên tục ở tốc độ cao lên đến 15 fps ở chế độ màn trập cơ khí và điện tử (có theo dõi AF/AE) đây là tốc độ nhanh nhất không chỉ ở tất cả máy ảnh EOS dùng cảm biến APS-C, mà còn ở tất cả máy ảnh dòng EOS R. Đặc điểm này tương đương với EOS-1D X Mark III là model DSLR tiêu biểu của Canon, với khả năng chụp ở tốc độ 16 fps với khung ngắm quang học.
Ở chế độ màn trập điện tử, EOS R7 có thể chụp ảnh 32.5 megapixel với tốc độ chụp liên tục xấp xỉ 30 fps, trong khi EOS R10 chụp ảnh 24.2 megapixel ở tốc độ xấp xỉ 23 fps. Cả hai model máy ảnh đều có chế độ RAW burst mode với khả năng chụp ảnh RAW ở độ phân giải tối đa lên đến 30 fps. Chế độ này hỗ trợ hoạt động trước khi chụp ảnh, nghĩa là bắt đầu ghi lại cảnh chụp với độ dài tối đa 0.5 giây trước khi màn trập mở, giúp chụp được những khoảnh khắc mà bạn không ngờ đến.
Cảm biến CMOS APS-C mới được phát triển và DIGIC X
Cả EOS R7 và EOS R10 sử dụng cảm biến hình ảnh APS-C CMOS với độ phân giải lần lượt là 32.5 và 24.2 megapixels. Khi kết hợp với động cơ xử lý hình ảnh DIGIC X, các model này đạt được chất lượng hình ảnh và độ phân giải vượt xa số megapixel thể hiện.
Độ phân giải hình ảnh của EOS R7 vượt mức của EOS 90D và EOS M6 Mark II dù có cùng megapixel, trong khi độ phân giải của EOS R10 tương đương hai model máy trên. Mái tóc óng mượt, sợi vải, và các chi tiết nhỏ khác có thể được chụp lại chính xác và sắc nét.
EOS R7 là máy ảnh EOS dùng cảm biến APS-C đầu tiên có bộ ổn định hình ảnh 5 trục với cơ chế cảm biến dịch chuyển, có thể đạt được mức ổn định hình ảnh tối đa lên đến 8 stop khi quay phim và chụp ảnh tĩnh. Cả EOS R7 và EOS R10 đều có chức năng ổn định hình ảnh kĩ thuật số cho video (Movie Digital IS), thực hiện ổn định hình ảnh 5 trục cho video ngay cả khi dùng ống kính không có bộ ổn định hình ảnh (Optical IS).
Chất lượng video vượt trội
Đối với những người tạo nội dung video nào có yêu cầu cụ thể về chất lượng video, EOS R7 có thể thực hiện lấy mẫu 7K để quay video chất lượng cao 4K UHD lên đến 30p ở chế độ 4K UHD Fine mới. Có thể quay video 4K 60p ở chế độ 4K UHD tiêu chuẩn. Đây cũng là chiếc máy ảnh EOS dùng cảm biến APS-C đầu tiên hỗ trợ Canon Log 3 gamma, phù hợp cho hoạt động điều chỉnh màu cho video và sản xuất video HDR.
Trong khi đó, EOS R10 có thể quay video chất lượng cao 4K UHD 30p nhờ hoạt động lấy mẫu 6K. Cả hai máy ảnh đều có khả năng quay video 4K HDR PQ.
Điểm mạnh của cảm biến APS-C là hiệu ứng telephoto sẵn có, cũng như khi có sẵn một extender. Đặc điểm này giúp ích cho người dùng nào thường chụp ảnh động vật hoang dã và các chủ thể khác với tiêu cự dài hơn. Góc ngắm được "phóng to" tự động khoảng 1.6 lần tiêu cự ghi trên ống kính.
Mặt khác, không như khi dùng chế độ crop 1.6 lần trên các máy ảnh EOS R full-frame, hoạt động quay phim dùng độ phân giải tối đa của cảm biến hình ảnh. Khi quay video với EOS R7, độ crop 1.6 lần của APS-C có thể kết hợp với chế độ crop 4K UHD để có hiệu ứng telephoto mạnh hơn nữa, vào khoảng 1.8 lần so với tiêu cự.
Cơ động hơn, tiện lợi hơn
Cảm biến hình ảnh APS-C bằng khoảng 40% kích thước của cảm biến full-frame 35mm, giúp máy ảnh và ống kính xung quanh đạt kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, cơ động hơn, và dễ mang đi hơn. Đặc điểm này tăng sự tiện lợi của máy ảnh.
Nhờ tối ưu hóa việc sử dụng vật liệu và thiết kế cấu trúc máy, Canon đã giảm thêm nữa trọng lượng của máy ảnh so với các model DSLR tương đương. Sự cải thiện về mặt tiện lợi này sẽ được nhân lên khi kết hợp với một trong các ống kính RF-S mới, giúp giảm tổng trọng lượng đến 24%.
EOS R7: khoảng 612g
EOS R7 RF-S18-150mm f/3.5-6.3 IS STM: khoảng 922g
EOS 90D: khoảng 701g
EOS 90D EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM: khoảng 1,216g
(nhẹ hơn khoảng 12%)
(nhẹ hơn khoảng 24%)
EOS R10: khoảng 429g
EOS R10 RF-S18-45mm f/4.5-6.3 IS STM: khoảng 559g
EOS 850D: khoảng 515g
EOS 850D EF-S18-55mm f/4-5.6 IS STM: khoảng 730g
(nhẹ hơn khoảng 17%)
(nhẹ hơn khoảng 24%)
Đế đa năng mới cải thiện chức năng máy ảnh
Cũng như EOS R3, thay vì đế truyền thống, cả EOS R7 và EOS R10 được trang bị đế đa năng mới. Đặc điểm này hỗ trợ giao tiếp tốc độ cao và cổng âm thanh, mở rộng khả năng hỗ trợ phụ kiện nằm ngoài dòng Speedlite. Để bảo vệ máy khỏi bụi và hơi ẩm, đế đa năng nên được bảo vệ bằng nắp đế phụ kiện ER-SC2 (được bán rời).
Ngoài ống kính RF-S được phát triển riêng cho máy ảnh EOS dùng cảm biến APS-C, EOS R7 và EOS R10 cũng có thể được dùng trực tiếp với ống kính RF được thiết kế cho máy ảnh full-frame. Ống kính EF và EF-S cũng có thể được dùng theo cách tương tự khi có ngàm EF-EOS R. Khi gắn một ống kính được thiết kế cho máy ảnh full-frame, hiệu ứng telephoto 1.6 lần sẽ tự động được áp dụng. Các máy ảnh này không tương thích với ống kính EF-M.
Tính năng mới nhằm mở rộng phong cách thể hiện hình ảnh sáng tạo
EOS R7 và EOS R10 có các tính năng và đặc điểm nâng cao mới, giúp cải thiện các quy trình công việc và mở rộng phong cách thể hiện hình ảnh sáng tạo. Các đặc điểm đó bao gồm chế độ Panorama Shot SCN mới và chế độ Panning SCN đã được cải thiện với độ ổn định hình ảnh tốt hơn nhằm tăng cơ hội có được các bức ảnh đẹp khi chụp bằng kĩ thuật lia máy.
Ngoài ra, chế độ Depth Compositing mới có sẵn trong máy tự động trộn các ảnh đã được lấy nét bằng kĩ thuật bracketing thành một ảnh đã được lấy nét rõ từ trước ra sau. EOS R7 cũng có một chức năng tự cân bằng (auto level) tự động dò và xoay cảm biến hình ảnh để hiệu chỉnh hình ảnh bị nghiêng trong ảnh tĩnh và video, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức khi chỉnh cho máy ảnh được cân bằng.
Cả hai máy ảnh đều cải thiện độ chính xác của hoạt động tự cân bằng trắng, nhờ thuật toán mới đã được phát triển bằng công nghệ học sâu (deep learning).
Giá bán lẻ chính thức
STT
Sản phẩm
Giá bán lẻ
Khuyến mãi Pre-order
1
Máy ảnh Canon EOS R7 (body)
53,900,000đ
Ống kính Canon RF 50mm STM
2
Máy ảnh Canon EOS R7 kit 18-150mm STM
68,200,000đ
3
Máy ảnh Canon EOS R10 (body)
35,200,000đ
4
Máy ảnh Canon EOS R10 kit 18-150mm STM
49,500,000đ
Pin LP-E17 & áo thun
5
Máy ảnh Canon EOS R10 kit 18-45mm STM
39,600,000đ
6
Ống kính Canon RF-S18-45mm f/4.5-6.3 IS STM
10,692,000đ
7
Ống kính Canon RF-S18-150mm f/3-6.3 IS STM
17,280,000đ
Sony FE PZ 16-35mm F4 G - ống kính zoom điện góc rộng với khẩu độ cố định F4 gọn nhẹ giá 30 triệu Sản phẩm mới nhất trong bộ sưu tập ống kính ngàm E của Sony mang đến chất lượng hình ảnh xuất sắc và sự linh hoạt cho sáng tạo nội dung trên máy ảnh Full-Frame. Sony hiện nay đã có tổng cộng 66 ống kính ngàm E với sự ra mắt của FE PZ 16-35mm F4 G (mã sản phẩm SELP1635G) - ống...