Trải nghiệm Apple AirPods 3: Đã đến lúc nâng cấp?
Sau những nâng cấp “nho nhỏ” từ AirPods 1 lên 2, thế hệ thứ 3 đã có các thay đổi từ trong ra ngoài.
Trong sự kiện diễn ra vào giữa tháng 9, bên cạnh việc ra mắt loạt sản phẩm iPhone 13 series thì Apple còn công bố thế hệ thứ 3 dòng cặp tai nghe không dây AirPods. Đối với nhiều người, đây thậm chí còn là sản phẩm đáng mong chờ hơn vì dòng AirPods 2 đến thời điểm hiện nay đã 2 năm tuổi, bắt đầu tụt hậu về công nghệ so với những cặp tai nghe trên thị trường và cả phiên bản In-ear AirPods Pro của hãng.
AirPods 3 sử dụng trên thực tế sẽ như thế nào? Đã đến lúc những người dùng AirPods 1 và 2 bỏ tiền ra để nâng cấp hay chưa?
Trong hộp có gì?
Vẫn như thường lệ, các sản phẩm của Apple luôn đóng vào một hộp bìa cứng dày dặn với thiết kế vô cùng đơn giản. Muốn biết được đây là AirPods thế hệ thứ 3 thì bạn cũng phải biết được thiết kế của nó như thế nào vì xung quanh hộp chả có số 3 nào cả, hãng vẫn gọi đây là “AirPods” thôi.
Bên trong hộp ta có những giấy hướng dẫn sử dụng.
Cùng với đó là một sợi dây Lightning. Đây là tai nghe dạng Ear-bud nên trong hộp không có các đệm cao su giống như AirPods Pro.
Thiết kế gọn gàng, cách dùng thông minh hơn
Ngay từ hộp sạc, ta đã có những sự khác biệt so với 2 phiên bản trước đây. Hộp có phần nắp mở theo chiều ngang thay vì chiều dọc giống với AirPods Pro, kích thước thì gần như không thay đổi nên vẫn dễ dàng cho vào túi quần. Hộp vẫn hoàn thiện bằng nhựa màu trắng dạng bóng dễ bám bẩn và cũng có thể bị xước, những bạn quan tâm nhiều đến vấn đề này thì có thể mua thêm vỏ cao su.
Hộp sạc có một nâng cấp đó là khả năng sạc không dây MagSafe giống với iPhone, nên những ai đã đầu tư bộ sạc từ Apple thì giờ đã có thể tận dụng dùng luôn với AirPods.
Video đang HOT
Những sự khác biệt lớn nhất trong thiết kế nằm ở phần đeo tai. Như các bạn cũng có thể thấy, AirPods 3 sở hữu thiết kế mới với phần “đuôi” được làm ngắn đi nhiều so với AirPods 2, và bằng với AirPods Pro.
Thiết kế mới giúp tai nghe đeo gọn gàng, không còn “chòi” ra khỏi tai người dùng một cách quá lố nữa.
Nhưng điểm mà tôi cảm thấy thích nhất là cách điều khiển tai nghe. Thay vì dùng gia tốc kế để nhận lực mặt ngoài, AirPods 3 đã trang bị cảm biến nhận lực vào cạnh bên của “đuôi” đặt trong một phần hốc cắt lõm vào bên trong – cũng giống với AirPods Pro luôn. Kiểu điều khiển này trên thực tế dễ sử dụng hơn, không cần phải nhấn tai nghe thẳng vào bên trong tai có thể gây cảm giác khó chịu.
Kèm theo đó, mỗi lần bấm vào nút này tai nghe lại phát ra những tiếc “tách – tách” rất giống với những công tắc vật lý. Những chi tiết nhỏ này vẫn được Apple để ý và làm tốt, không có gì để phàn nàn cả!
Chất âm đdày dặn hơn, bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường
Yếu điểm trong chất âm của cặp AirPods 1 và 2 nằm ở việc chúng không có nhiều âm trầm, kéo theo đó là toàn bộ âm thanh bị mỏng và không để lại nhiều ấn tượng, cứ “đều đều” như vậy mà thôi. Trong thế hệ thứ 3, Apple đã sử dụng một loại màng loa mới để giải quyết vấn đề này.
Âm trầm từ AirPods 3 có lượng không hề ít một chút nào, những âm trống trong bài Peel me a grape của Diana Krall ta cảm thấy được lực đập tới tai, có sức nặng nhất định. Tôi sẽ có thể kể được hàng chục cặp tai nghe True Wireless In-ear có âm trầm nhiều hơn AirPods 3, đơn cử luôn là cặp AirPods Pro của hãng chẳng hạn, nhưng với một cặp Ear-bud với cách đeo hở như thế này thì cũng rất ổn rồi.
Phần trung nhận được nâng cấp tương tự, vẫn được đặt ở giữa đầu người nghe để tạo sự rõ ràng nhưng đã được làm dày dặn, ấm hơn trước. Và cũng giống với phần âm trầm, đây không phải là một âm trung có thể “so kè” được về độ chi tiết, độ đậm so với AirPods Pro vì giới hạn về cách đeo song cũng đã là một nâng cấp lớn so với trước đây.
Thành phần không có sự thay đổi nhiều là âm cao, cả về lượng lẫn độ sáng. Vì những phần âm khác đã có sự nâng cấp, chiếm nhiều không gian hơn nên cảm giác như âm cao bị “lép vế” đi đôi chút, đây cũng là một điều dễ hiểu mà thôi.
Một điểm mà có lẽ không nói mà ai cũng biết đó là AirPods 3 có chất lượng cách âm kém. Tai nghe được đeo hờ ở bên ngoài vành tai người dùng, không có những miếng đệm để chặn kín những tạp âm lọt vào. Khả năng cách âm kém không chỉ ảnh hưởng đến âm lượng của nhạc mà cũng sẽ thay đổi chất âm luôn, đặc biệt là làm dải trầm mất đi kha khá lượng.
Chính vì vậy khi tôi nói AirPods 3 có âm thanh “trầm ấm, dầy dặn” hơn là khi sử dụng ở những nơi yên tĩnh. Chỉ cần bạn ngồi ở những quán cà phê có đông người, đi ngoài đường nhiều xe cộ thì nhạc sẽ có xu hướng mỏng hơn. Cặp tai nghe này vẫn sẽ có chất lượng âm thanh tốt nhất khi dùng ở nhà và môi trường văn phòng.
Spatial Audio: hữu dụng thật hay chỉ để “lòe”?
Một tính năng được hãng quảng cáo nhiều, cũng là thứ để AirPods 3 “bắt kịp” với dòng Pro là âm thành vòm Spatial Audio. Tính năng này được chia làm 2 kiểu, có thể chọn ở thanh điều khiển nhanh trên nguồn phát:
- Kiểu cố định (Fixed): âm thanh sẽ phát theo đúng hướng của nó, không phụ thuộc theo hướng quay đầu của người dùng. Trên thực tế, chế độ này sẽ thay đổi âm thanh của tai nghe để nó “giãn” ra 2 phía tai người nghe thay vì “chụm” lại ở giữa đầu, từ đó tăng độ rộng không giân âm thanh lên. Làm như vậy cũng sẽ làm âm thanh bị mỏng hơn, phần trầm sẽ bị nhẹ đi so với chất âm mặc định, nhưng như đã tìm hiểu thì AirPods 3 đã có âm thanh dày nên gần như là bù trừ cho nhau.
- Kiểu âm di chuyển theo đầu người nghe (Head Tracked): cho phép âm thanh di chuyển để luôn phát ra từ hướng nguồn phát (MacBook, iPhone, iPad), có thể giảm âm lượng của từng bên trái phải của tai nghe. Chế độ này khi tôi mới thử thì đúng là thấy “hay hay”, nhưng phải nói là trên thực tế sẽ không quá hữu dụng!
Có lẽ chế độ này được hãng làm để cho cảm giác như ta đang dùng loa ngoài. Nhưng kể cả nghe nhạc lẫn xem phim với loa, tôi cũng đều ngồi đúng theo hướng phát âm thanh của loa để 2 bên trái phải trở nên cân bằng, không việc gì phải ngồi xiên xẹo để bị lệch kênh đi cả.
Giao diện điều khiển Spatial Audio
Spatial Audio không nhất thiết là một tính năng “chỉ để lòe”, nhưng chế độ âm thanh cố định (Fixed) là hữu dụng hơn và nên được dùng trong việc chơi game, xem phim hơn là nghe nhạc.
Đáng mua không?
Tôi sẽ có 2 khuyến nghị cho những bạn iFan có các nhu cầu sử dụng khác nhau. Nếu như bạn chưa sở hữu cặp tai nghe nào của Apple, thì hãy cân nhắc việc mua AirPods Pro vì sản phẩm này cho chất lượng chống ồn cả thụ động và chủ động đều cao, dễ dàng sử dụng ở nhiều điều kiện khác nhau thay vì gói gọn ở những nơi yên tĩnh như AirPods 3.
Ngược lại, bạn chỉ có thể đeo được loại Ear-bud và đang sử dụng AirPods 1 hoặc 2 thì AirPods 3 sẽ là phiên bản đáng để “lên đời” với những nâng cấp về khả năng sạc, thời lượng pin và đáng nói hơn là thiết kế hiện đại và chất lượng âm thanh. Nhưng có lẽ bạn cũng nên đợi 1 thời gian ngắn trước khi xuống tiền để mức giá “giảm nhiệt” đôi chút, hiện tại cặp tai nghe này đang có giá là 5 triệu Đồng – ngang với AirPods Pro luôn!
Một yếu tố khác được một người anh của tôi sử dụng AirPods thế hệ cũ, đó là phiên bản 1 và 2 hiện nay đã có thể thay thế được pin còn dòng Pro và AirPods 3 chưa thể làm được. Những ai có ý định thay pin thường xuyên, kéo dài tuổi thọ của tai nghe thì cũng nên lưu ý trước khi nâng cấp.
Apple AirPods 3 và AirPods Pro: Sự khác biệt là gì?
Apple AirPods 3 và AirPods Pro có thiết kế khá tương tự nhau nhưng một số tính năng sẽ hơi khác biệt.
Đã từng có thời gian, khoảng cách giữa AirPods và AirPods Pro là rất lớn, AirPods Pro có khả năng chống ồn chủ động, chống nước, nút tai tùy chỉnh, EQ thích ứng, âm trường rộng hơn và hỗ trợ spatial audio còn AirPods 1 và 2 thì không. Tuy nhiên, AirPods 3 xuất hiện đã thu hẹp khoảng cách đó, tiến sát với AirPods Pro hơn. Dưới đây sẽ là khác biệt giữa AirPods 3 và AirPods Pro:
Chỉ AirPods Pro mới có tính năng chống ồn chủ động
Lý do chính khiến bạn chọn AirPods Pro thay vì AirPods 3 là Pro có tích hợp tính năng chống ồn chủ động giúp bạn thoải mái nghe nhạc mà không sợ tiếng ồn xung quanh làm ảnh hưởng. Tính năng này sẽ cứu cảm xúc của bạn trong rất nhiều trường hợp, muốn tập trung hơn, tĩnh lặng hơn.
AirPods 3 sẽ chỉ có chống ồn thụ động nhưng hiệu quả rõ ràng không thể so sánh, khi đi xe mà đeo AirPods 3 thì không biết âm nhạc ở đâu luôn.
AirPods Pro có nút tai bằng silicon để vừa vặn hơn
Mặc dù không có sự khác biệt lớn về mặt thiết kế giữa AirPods 3 và AirPods Pro nhưng có một điểm khác biệt đáng kể là AirPods Pro đi kèm với các đầu tai nghe có thể hoán đổi giúp tạo cảm giác vừa vặn hơn. Theo lý thuyết thì các đầu mút được làm bằng silicone mềm nên việc chúng nằm trong ống tai sẽ không gây hại gì, không làm đau tai so với thân tai nghe bằng nhựa, thiếu sự linh hoạt của AirPods.
Nhưng thực tế không ít người không đeo được tai nghe in-ear kiểu của AirPods Pro, gây ngứa, ù tai, nhức tai vì vậy tùy mỗi người sẽ có thiết kế phù hợp.
AirPods 3 có thời lượng pin lâu hơn
Có một yếu tố AirPods 3 tốt hơn AirPods Pro, đó là thời lượng pin. AirPods 3 sởt hữu thời gian nghe 6giờ, cải tiến đáng kể so với 4,5 giờ của Pro. Hộp sạc của cả 2 đều cung cấp thêm 24 giờ nên yếu tố này không chênh lệch.
AirPods Pro có tính năng khử tiếng ồn chủ động nên làm hao pin nhanh hơn. Ngược lại AirPods 3 không có khả năng này nên tiết kiệm pin hơn.
AirPods 3 rẻ hơn
So sánh mức giá niêm yết thì AirPods 3 rẻ hơn nhưng do AirPods Pro đã ra mắt được một khoảng thời gian nên giá của nó đã dễ chịu hơn rất nhiều, tiến sát đến giá niêm yết của AirPods 3. Trong khi đó, những chiếc AirPods 3 đầu tiên mới về đến Việt Nam có giá khá cao, hơn hẳn AirPods Pro nên cần một thời gian nữa, đợi giá ổn định mới có thể kết luận so về giá thì chiếc nào đáng mua hơn. Mức giá của AirPods Pro hay AirPods 3, bạn có thể tham khảo tại cửa hàng UTC Shop.
Trên tay AirPods 3: thích hơn AirPods 2, Spatial Audio thú vị AirPods 3 dành cho những ai không thích tai nghe in-ear, cảm giác đeo thoải mái, nhỏ gọn và tính năng âm thanh không gian thú vị. Về thiết kế, AirPods 3 là sản phẩm "lai" giữa AirPods 2 và AirPods Pro, case sạc khá giống Pro, chhir ngắn hơn một chút còn housing gần như là một chiếc AirPods Pro tháo nút...