Trải lòng của hai nhà khoa học giành giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022
Hai nhà khoa học giành giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 đều mong muốn có thêm những nguồn tài trợ cho các nghiên cứu khoa học cơ bản.
GS.TSKH Ngô Việt Trung phát biểu tại buổi lễ. Ảnh:VH
Bày tỏ sự xúc động khi được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng được đánh giá rất cao trong cộng đồng khoa học – GS.TSKH Ngô Việt Trung cho biết: “GS Tạ Quang Bửu là người đã thay đổi cuộc đời tôi. Ít người biết rằng tôi phải đi nạng khi học phổ thông, tuy đủ tiêu chuẩn đi du học nhưng không được nước nào nhận cả. Nhờ GS Tạ Quang Bửu can thiệp mà tôi được đi học Toán ở Đức và được điều trị để có thể đi lại gần như bình thường. Tôi xin kính dâng giải thưởng này đến hương hồn GS Tạ Quang Bửu”.
Cho rằng, giải thưởng mình được nhận phải được coi là giải thưởng chung với TS Nguyễn Đăng Hợp, đồng tác giả công trình, GS.TSKH Ngô Việt Trung khẳng định: “Không có những ý tưởng của anh Hợp thì không thể giải quyết được vấn đề chính của công trình”.
“Tôi cũng xin tri ân Viện Toán học là nơi tôi công tác từ khi trở về nước cho đến nay. Không có môi trường nghiên cứu lý tưởng của Viện thì tôi khó lòng đạt được những thành tựu như công trình này. Tôi may mắn được làm việc dưới sự lãnh đạo của các GS. Lê Văn Thiêm và GS. Hoàng Tụy, những nhân cách trí thức lớn của Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của Viện theo các chuẩn mực quốc tế”, GS.TSKH Ngô Việt Trung cho biết.
Nơi tiếp theo GS.TSKH Ngô Việt Trung gửi lời tri ân là: “Quỹ Nafosted đã nhiều năm tài trợ cho nhóm nghiên cứu của tôi. Không có kinh phí của Quỹ thì tôi sẽ khó lòng thu hút và giữ chân được các cán bộ trẻ nghiên cứu toán học. Nghe nói năm nay Quỹ không đủ kinh phí để xét duyệt đề tài mới. Nhân dịp này tôi thiết tha đề nghị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm giải quyết chuyện này để nghiên cứu khoa học cơ bản ở Việt Nam có thể phát triển một cách bền vững”.
PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VH
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu, Khoa Công nghệ Vật liệu, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Giải thưởng thật sự là nguồn động viên lớn lao cho các nhà khoa học, thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ có chất lượng ở Việt Nam”.
Video đang HOT
Diễn đàn kinh tế thế giới đã bình chọn “vật liệu tự lành” là một trong 10 công nghệ nổi trội nhất của năm 2013, và đây cũng là năm mà nhóm nghiên cứu của của PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu hình thành tại Khoa Công nghệ Vật liệu, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Công trình được lựa chọn trao giải là một trong số các nghiên cứu mà nhóm của PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu đang theo đuổi bắt nguồn từ cảm hứng của xu hướng bùng nổ các nghiên cứu về vật liệu tự lành trên thế giới, mặc dù quá trình từ nghiên cứu cơ bản đến thương mại hóa vật liệu mới này vẫn đang thử thách các nhà khoa học.
“Cho dù các kết quả nhóm đạt được mới chỉ là bước đầu và con đường đến ứng dụng thực tế vẫn còn dài, những hiểu biết tích lũy được từ các nghiên cứu này là động lực giúp chúng tôi tiếp tục theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu của mình”, PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu cho biết.
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia và các Hội đồng khoa học của Quỹ với cơ chế xét duyệt minh bạch và công bằng, cùng với cơ chế đánh giá đơn giản nhưng hiệu quả tạo điều kiện cho các nhà khoa học thực hiện việc nghiên cứu nghiêm túc và chất lượng.
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu tha thiết mong rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nguồn tài trợ nghiên cứu với quy trình xét chọn và đánh giá nghiêm ngặt nhưng đơn giản hóa các thủ tục để tạo điều kiện cho các nhà khoa học làm nghiên cứu khoa học một cách chất lượng nhất.
'Các nhà khoa học cống hiến không vì mục đích xếp hạng'
Theo GS Nguyễn Đình Đức, để đo sức ảnh hưởng của nhà khoa học trong một lĩnh vực nhất định cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chỉ số trích dẫn được xem là khách quan, đôi khi là chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá.
Ảnh minh họa
Mới đây, tạp chí PLoS Biology đã công bố danh sách 100.000 nhà nghiên cứu có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới theo cơ sở dữ liệu Scopus. Tác giả của bảng xếp hạng này là các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc ĐH Stanford (Mỹ).
Các tiêu chí dùng để xếp hạng các nhà khoa học gồm có: chỉ số ảnh hưởng của nhà khoa học trong lĩnh vực và cộng đồng khoa học, tổng số trích dẫn, chỉ số H (H-index), chỉ số đồng tác giả (HM-index), số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất; số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng.
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng, việc xem xét các nhà nghiên cứu chỉ dựa trên trích dẫn là chưa đủ để đánh giá đẳng cấp của một nhà khoa học.
Các nhà khoa học Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào danh sách 10.000 nhà nghiên cứu có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới (theo tạp chí PLoS Biology)
Là người có mặt trong danh sách nói trên, GS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, chỉ số trích dẫn không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá sự ảnh hưởng của nhà khoa học, nhưng đây lại là chỉ số rất quan trọng, đôi khi là quan trọng nhất.
"Các tiêu chí đánh giá ở bảng xếp hạng này được xem xét khá toàn diện dựa trên nhiều thông số, không chỉ dựa vào tổng số trích dẫn khoa học mà một nhà nghiên cứu có đươc.
Tôi cho rằng, với một nhà nghiên cứu, nếu các kết quả nghiên cứu của họ không được trích dẫn thì không thể nói nhà nghiên cứu đó có ảnh hưởng trong cộng đồng khoa học được. Tất nhiên, bảng xếp hạng nào cũng sẽ có những tiêu chí đánh giá riêng và có thể còn những khiếm khuyết.
Giống như các bảng xếp hạng đại học THE, QS hay ARWU,... đưa ra những tiêu chí đánh giá không giống nhau tuyệt đối, song mỗi bảng đều có ý nghĩa và giá trị, giúp cho các trường đại học biết mình đang đứng ở đâu trên trường quốc tế", GS Đức nói.
Việc nhiều nhà khoa học "đình đám" trong nước và thế giới không có mặt trong top 100.000 theo năm (single year, kết quả trích dẫn khoa học của một năm gần nhất), theo GS Đức, không phải do họ không đủ uy tín, mà có thể do năng suất công bố trong năm khảo sát thấp hơn so với các nhà khoa học khác.
"Nhiều giáo sư nước ngoài mà tôi biết, hoặc những giáo sư Việt kiều có tên trong danh sách, đều là các giáo sư hàng đầu, rất xuất sắc. Tôi cho rằng, nhờ việc xếp hạng, các nhà khoa học mới biết mình đang đứng ở đâu và cũng là động lực để họ phát triển; đặc biệt là giúp những nhà khoa học trẻ, có năng lực xuất sắc tự tin dấn thân vào con đường nghiên cứu.
Tôi cũng tin rằng, các nhà khoa học cống hiến không phải vì mục đích để xếp vào hạng. Nhưng dẫu sao, đây cũng là một sự ghi nhận và đánh giá khách quan, công bằng của cộng đồng quốc tế nên là sự động viên có ý nghĩa. Hãy tưởng tượng, nếu như ở Việt Nam không có ai được xướng danh trong xếp hạng này thì quả thực đáng buồn", ông Đức nói.
"Đáng động viên và chúc mừng"
TS. Lê Văn Út, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng khẳng định, "việc so sánh hay xếp hạng lúc nào cũng dễ tranh cãi". Tuy nhiên, theo ông Út, cần nhìn vào điểm tích cực rằng những kết quả trên đã cho thấy cho thấy sự bứt phá của các đại học Việt Nam trong nghiên cứu khoa học và đặc biệt là trích dẫn khoa học.
"Về phương diện xếp hạng đại học quốc tế, trích dẫn khoa học là một tiêu chí rất quan trọng, có khi mang tính quyết định để các đại học Việt Nam được các tổ chức xếp hạng đại học thế giới ghi nhận", ông Út nói.
Theo ông Út, thành tựu trích dẫn cao rất đáng được trân trọng do số lượng trích dẫn khoa học khó đến một cách tự nhiên. Tất nhiên, việc tăng trích dẫn khoa học đến từ những kỹ thuật thì không nên được ủng hộ.
Còn theo TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, bất kỳ bảng xếp hạng nào đưa ra cũng sẽ có những nhược điểm nhất định và có thể còn những sai số khi đo lường.
Nhưng những tiêu chí trong các phương pháp đánh giá đều cho ra những con số cụ thể thay vì những nhận định cảm tính, do đó vẫn đem lại ý nghĩa.
"Theo tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của bảng xếp hạng này là thông qua đó, chúng ta nhìn nhận về số lượng nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở trong nước có tên trong danh sách này vẫn còn rất thấp, chưa tới 30 người trong số 100.000 người. Từ các chỉ số ấy có thể nói lên phần nào bức tranh khoa học của Việt Nam hiện nay,
Còn với những nhà khoa học lọt vào danh sách này, tôi nghĩ cũng là một điều đáng động viên và chúc mừng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa, những người nằm ngoài danh sách này có năng lực không tốt.
Nhưng tôi tin rằng, những người lọt vào danh sách này đều là những người đã làm việc phi thường và vượt qua rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, với những người có kết quả tương tự ở nước ngoài, họ đã được đầu tư cả về cơ sở vật chất, nguồn lực làm việc cũng như thu nhập cao hơn.
Cho nên, Việt Nam có những đại diện lọt vào danh sách này, tôi nghĩ là điều đáng mừng. Hãy để những người có tên trong danh sách hưởng một niềm vui nho nhỏ trong hành trình làm khoa học vốn đầy vất vả của họ", TS Phạm Hiệp nói.
Phong trào nghiên cứu khoa học ở một trường biên giới Trường THCS và THPT Cô Tô (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) luôn đạt giải thưởng cao từ Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh An Giang. Qua đó, góp phần phát triển phong trào nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong học sinh, tạo sân chơi trí tuệ, phát huy tính sáng tạo khi...