Trải lòng của cậu bé babylift: Thêm yêu Việt Nam mỗi ngày
Landon Carnie rời miền nam Việt Nam khi mới 17 tháng tuổi trong chiến dịch không vận trẻ em năm 1975. Sau khi lớn lên tại Mỹ, anh đã quay trở lại Việt Nam và hiện đang làm công tác giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Carnie cùng người chị song sinh đã may mắn sống sót khi chiếc máy bay vận chuyển trẻ em rời Việt Nam sang Mỹ bị rơi ngày 4/4/1975 sau khi vừa cất cánh từ Sài Gòn. Anh đã tìm lại quê hương sau khi trưởng thành tại Mỹ.
Carnie hiện là giang viên đao tao nguôn lưc bâc đai hoc, ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học quốc tế RMIT Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Anh từng hoc Đại học Utah, sau đó theo tiếp cao học tại Đại học Gonzaga (My).
Cậu bé trong chiến dịch không vận năm xưa đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Dân tri nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Landon Carnie
Ký ức của anh về chiến dịch không vận năm 1975 như thế nào?
Tôi và người chị song sinh rời Việt Nam khi mới 17 tháng tuổi. Vì còn quá nhỏ nên tôi thật sự không có ấn tượng cũng như ám ảnh về vụ tai nạn máy bay lúc đó. Tôi chỉ được nghe kể lại tư ngươi thân va qua sach bao.
Sau 40 năm, anh nghĩ gì về chiến dịch không vận?
Tôi nghĩ rằng co rât nhiều trẻ em cua các nươc trên thế giới được nhân làm con nuôi tại các nước. Điều này là bình thường, nhưng cũng gây ra một số anh hương tiêu cưc nhât đinh, vì chúng ta không thể đảm bảo được mọi việc.
Trong chiến dịch không vận, tôi hiêu răng một số bà mẹ hoặc gia đình vào thời điểm đó nghĩ rằng việc cho con đi làm con nuôi sẽ giúp chúng có được cuộc sống tốt đep hơn.
Cũng có trường hợp bà mẹ bị thuyết phục đơn giản rằng họ sẽ ích kỷ nếu như họ không cho con đi để con có được cuộc sống mới tốt hơn hoặc họ nghĩ con mình vẫn có thể quay trở về. Cung không it trương hơp cha mẹ đa đau đớn khi từ bỏ con.
Anh co thê kẻ đôi net vê cuộc sống của chị em anh với ba mẹ nuôi ở Mỹ?
Tôi hai long vơi cuộc sống của minh tai My. Ba mẹ nuôi tôi rất tốt và họ có một trang trại. Ba mẹ nuôi cũng chia sẻ với tôi về kinh nghiệm du lịch, dạy cho tôi về văn hóa. Tôi sống cùng với chị ruột của tôi và một số chị em nhận được nuôi từ Việt Nam khác. Trong sô nay co một người đã qua đời tư khi còn rất nhỏ. Tôi không gặp nhiều trở ngại và về việc phân biệt chủng tộc hay trong cuộc sống. Nếu có chỉ là rất ít và tôi rất dễ dàng hòa nhập vì những người bạn đến trường nơi tôi sống rất thân thiện.
Nơi tôi ở là một vùng nông thôn, hầu hết là người da trắng chỉ có một số người châu Á. Ba mẹ luôn kể cho tôi nghe tôi là người Việt Nam và tôi la con được nhận nuôi. Tuy nhiên, cũng không gặp nhiều trở ngại khi tôi là người châu Á trong khi ba mẹ nuôi cua tôi đêu là người da trắng. Mẹ nuôi tôi đã mất cách đây 10 năm.
Anh ý thức tìm hiểu cội nguồn từ lúc nào?
Khi xem một bộ phim tài liệu Việt Nam vào năm tôi 25 tuổi, tôi muốn quay trở lại Việt Nam để hiểu biết về văn hóa và con người nơi tôi được sinh ra.
Video đang HOT
Landon Carnie va cac ban tre Viêt Nam
Anh có biết thông tin gì về gia đình ruột tai Viêt Nam hay không?
Tôi được nghe kể lại rằng mẹ tôi đã mất khi sinh tôi ra. Ba tôi là người ở Bạc Liêu hay Sóc Trăng. Có thể ông không đủ khả năng chăm sóc tôi hoặc gặp khó khăn vì một vấn đề nào đó, vì vậy ông nghĩ rằng nếu tôi được nhận nuôi từ một gia đình khác có đủ khả năng thì tôi có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghe nói ông là bác sĩ và ông có quay trở lại thăm tôi một vài lần nhưng rồi một ngày không thấy ông quay trở lại nữa.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ tìm lại được gia đình ruột. Nhưng tôi cung mong răng nhưng ngươi thân cua minh vân đang còn sống va hạnh phúc và có thể họ cũng muốn biết cuộc sống của tôi và chị gái.
Anh đa sông va lam viêc tai Viêt Nam 13 năm qua, anh cảm nhận cuộc sống ở đây như thế nào?
Tôi nhớ gia đình của tôi ở Mỹ, đăc biêt la nhưng đưa cháu yêu quy. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rất thích khi đươc sông va lam viêc tai Viêt Nam vi co điêu kiên trai nghiêm, kham pha vung đât nay. Thât sư, tôi cảm thấy cuộc sống của minh ở Việt Nam có nhiều điều thú vị hơn.
Cuộc sống của tôi ở Mỹ ổn định và chắc chắn. Nhưng tôi thích Việt Nam vì mỗi ngày tôi lại khám phá những điều mới. Tôi thích phong cách sống, văn hóa, con người và thức ăn Việt Nam.
Qua 13 năm sống và làm việc tại Việt Nam, tôi cảm nhận mọi thứ đều phát triên, trong đo đặc biệt nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Tôi nghĩ tôi có thể hòa nhập nơi này khá tốt. Tuy nhiên, ngôn ngữ tiêng me đe hiên vân là rào cản đối với tôi.
Nhìn lại cuộc đời mình 40 năm qua, anh có so sánh gì giữa cuộc sống tại Việt Nam và Mỹ?
Tôi chưa bao giờ lớn lên tại Việt Nam vì vậy tôi không thể nào so sánh giữa Việt Nam và Mỹ. Nhưng có một điều, tôi cho răng minh rất may mắn khi đã cơ hội được sông, lơn lên va học tập tại Mỹ, sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ mẹ đe.
Tôi đươc chăm soc, lơn lên va đi hoc ơ My như nhiêu tre em khac ơ quôc gia nay. Qua đo, tôi co cơ hôi đươc trang bi nhưng kiến thức về kinh tế và tài chính… va chiu anh hương sư giao duc cua đât nươc nay. Va rôi sau đó, tôi lai có thể quay trở lại sống và làm việc tại Việt Nam.
Anh muốn nói gì về sự kiện 30/4/1975?
Du sao đi nưa, bât cư cuôc chiên tranh nao, khi kết thúc cũng se mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ đây là sự kiện mà cả người dân Mỹ và Việt Nam đều vui mừng.
Còn với tôi, cuộc đời là món quà được ban tặng và tôi đã nỗ lực chèo lái nó theo hướng tích cực nhất có thể. Có 3 thời điểm đặc biệt trong một năm để tôi nhìn lại mình: Tết Tây, Tết Nguyên đán và ngày 30/4. Khoảng 6-7 năm trước, tôi mặc định nước Mỹ là nhà của mình. Giờ đây, tôi nghĩ quê hương là nơi cuối cùng ta muốn vĩnh viễn nằm lại khi chết. Việt Nam trở thành gia đình một cách tự nhiên của tôi qua những người tôi gặp, trải nghiệm từ chuyến đi, ngôn ngữ, văn hóa…
Tôi nghĩ mọi thứ thật tốt khi chiến tranh đã kết thúc. Tôi đã từng trở lại hiện trường nơi chiếc máy bay chở tôi rơi xuống đất. Qua 40 năm cũng chẳng còn lại dấu tích gì nhiều, nhưng ít nhất chuyến đi đã giúp tôi nhìn sự việc theo hướng hiện thực hóa để tôi hướng về cuộc sống phía trước.
Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân Theo đề nghị của bạn đọc, báo Dân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong “chiến dịch không vận trẻ em” năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉthegioi@dantri.com.vn. Chân thanh cam ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).
Lê Phương
Thực hiện
Theo Dantri
Sài Gòn ngày 30/4 qua hồi ức sống động của nhà báo Anh
Sáng 30/4/1975, người Sài Gòn hân hoan trong tiếng nhạc chiến thắng vang lên từ các loa phóng thanh khắp đường phố. Vui mừng nhưng cũng bối rối, nhiều người không biết phải làm gì, có tiếp tục đi làm hay ở nhà, liệu chợ có còn bán thực phẩm hay không...
Trên đây một phần trong những hồi ức sống động của phóng viên Martin Woollacott của tờ báo Anh The Guardian, người đã chứng kiến toàn bộ thời khắc cuối cùng khi người Mỹ tháo chạy và chính quyền ngụy đầu hàng tại Sài Gòn ngày 30/4/1975. Trong bài viết nhân dịp 40 năm sự kiện trọng đại này, ông Woollacott đã thuật lại những cảm xúc như mới vừa diễn ra hôm qua.
Một nhóm lính ngụy bị bộ đội Việt Nam áp giải trên đường ngày 30/4/1975 (Ảnh: AFP)
Theo đó, một ngày sau khi những người Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn, thành phố bị đánh thức bởi bài ca chiến thắng. Trong suốt đêm trước đó, lính công binh của đoàn quân chiến thắng đã gắn lên hàng loạt loa phóng thanh. Và từ khoảng 5 giờ sáng, giai điệu giải phóng được phát lên không ngừng.
Đó là ngày 30/4/1975, và những ánh nắng ban mai mạnh mẽ chiếu sáng khắp những con phố hầu như vắng tanh của Sài Gòn, tại thời điểm mà thường ngày giao thông bắt đầu nhộn nhịp. Dù vậy, khi ấy không ai biết phải làm gì - liệu có đi làm hay không, liệu có thể mua thứ gì đó ở chợ không, và liệu có xăng dầu, hoặc những cuộc giao tranh mới nữa không.
Không chỉ có cuộc sống thường nhật của Sài Gòn bị đảo lộn. Vị trí của nó với tư cách thủ đô của Nam Việt Nam đã biến mất chỉ sau một đêm. Các binh sỹ, tướng lĩnh, chính trị gia và cả những viên chức đều đã biến mất. Tại thời điểm đó, họ đang đứng ngồi lố nhố trên boong của các tàu chiến trên Biển Đông, với những tấm chăn của hải quân Mỹ quàng trên vai.
Người Việt Nam đùa rằng quân giải phóng tiến Sài Gòn "mà không làm vỡ một cái đèn đường". Điều đó không hề đúng, bởi thương vong là rất lớn với cả hai phía, nhưng giao tranh đã không nổ ra trong thành phố. Tại trung tâm, mối lo ngại lớn hơn chính là tình trạng cướp bóc và vô pháp luật.
"Phóng viên Stewart Dalby của tờ Financial Times và tôi đang đi dọc Tự Do (nay là đường Đồng Khởi), một trong những phố chính của Sài Gòn, thì một người đàn ông trông hung dữ với áo cởi buộc ngang lưng quần bước tới. Ông ta để tay lên thắt lưng để ra hiệu có súng, và sau đó thoải mái nhấc chiếc máy ảnh đắt tiền ra khỏi cổ Dalby", ông Woollacott nhớ lại. "Những vụ việc như vậy đủ để khiến hầu hết mọi người tin rằng bộ đội giải phóng tiếp quản hoàn toàn thành phố này sớm ngày nào tốt ngày đó".
Và vào ngày đầu tiên của kỷ nguyên mới, không còn người Mỹ nào tại tòa đại sứ trông như pháo đài trên đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), hoàn toàn trái ngược với cảnh sơ tán hỗn loạn một ngày trước đó, mà theo sau là cảnh cướp bóc.
Tại tòa thị chính lộng lẫy cũng không một bóng người. Không còn vị đại biểu nào tại nhà hát lớn kiểu Pháp, nơi quốc hội cũ từng nhóm họp. Và cũng không còn vị tổng thống nào tại dinh tổng thống. Nguyễn Văn Thiệu đã rời khỏi đất nước. Người kế nhiệm ông ta chỉ nắm nguyền một tuần trước khi bàn giao cho Dương Văn Minh.
Ông Minh đã nói với những sỹ quan đầu tiên của quân đội miền Bắc, những người vào dinh tổng thống rằng ông sẵn sàng bàn giao quyền lực. "Ông không thể bàn giao thứ mà ông không có", các sỹ quan đáp lại trước khi dẫn giải ông ta đi. Ông Minh chỉ làm tổng thống có 2 ngày.
Giày và quân phục của binh sĩ chính quyền Sài Gòn bị bỏ lại trên đường (Ảnh:Internet)
Tại khắp các khu thảo cầm viên của thành phố, nơi người dân từng dạo bộ dịp cuối tuần với con cái, số tin đồn nhiều không kém số bước chân. "Người Pháp đang quay lại với 2 sư đoàn", một người nói. "Người Mỹ sẽ sớm ném bom", một người khác phao tin. "Sẽ có một chính phủ liên minh", một người nữa nói.
Nhưng đến cuối những câu chuyện đó, tâm lý chung dường như là "chúng ta đều là người Việt Nam cả mà", được nói ra với vẻ vừa như hy vọng, vừa như buông xuôi. Đó là suy nghĩ tự trấn an với nhiều người, nhưng không phải với các quan chức, hoặc những người có mối liên hệ với chính quyền cũ hoặc người Mỹ.
Họ sợ sự trả thù, hoặc ít nhất, bị chú ý do sự trung thành trước đây của mình. Một số người, theo chúng tôi, không đáng phải lo lắng đến vậy, nhưng bị cuốn theo sự điên loạn của thời khắc đó. Do vậy nhiều người tìm cách tháo chạy.
Các sỹ quan Mỹ chịu trách nhiệm điều phối việc di tản đã có những lựa chọn khó khăn. Để không làm suy yếu lực lượng bảo vệ miền Nam Việt Nam, họ phải hạn chế những đợt di tản sớm, nhưng cũng phải hứa hẹn ngày càng mạnh mẽ với những ai ở lại rằng "nếu mọi chuyện ổn cả" (chính quyền miền Nam Việt Nam còn tồn tại dưới một dạng nào đó), tất cả sẽ được đưa đi ở phút cuối.
Đó là lời hứa họ không thể giữ. "Tiếng la hét hoảng loạn trên điện đài của CIA vào ngày cuối vẫn còn giằng xé lương tâm tôi", Frank Snepp, một trong những nhân viên của CIA tại Sài Gòn thuật lại nhiều năm sau chiến tranh.
Một ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, từ nóc của Caravelle, một trong hai khách sạn hạng sang của thành phố, tôi và các phóng viên khác nhìn thấy một hàng người chờ đợi trong sự tuyệt vọng ngày một tăng tại một điểm sơ tán, và dần nhận ra rằng sẽ không còn chiếc trực thăng Mỹ nào quay lại.
Tại đại sứ quán Mỹ, sự tuyệt vọng là rõ hơn cả. Đám đông la hét ùa vào nơi này, van nài được vào trong, giữa lúc các binh sỹ kéo vào những ai có giấy giới thiệu phù hợp - một khuôn mặt phương Tây cũng có ích - còn đẩy ra những người còn lại.
Xe tăng của quân giải phóng tại sân dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 (Ảnh: AP)
Ngày hôm sau, những chiếc xe tăng tiến vào đầu tiên. Những nòng pháo dài vươn ra hướng về trung tâm thành phố và dinh tổng thống. Chiến tranh luôn đi kèm với lộn xộn, và một số xe bị lạc đường. Chúng tôi thấy một xe lùi lại và chuyển hướng. Bánh xe nó nghiến kèn kẹt và sau đó tiến về phía một bệnh viện cũ kiểu Pháp, rõ ràng không phải một mục tiêu quân sự. Nhưng cũng rất nhanh sau đó, xe tăng đã đến cổng dinh tổng thống và chạy xuyên qua.
Những người lính mới, mà chúng tôi nhanh chóng học được cách gọi "bộ đội", mặc bộ quân phục một màu xanh, hơi nhẹ nhàng và đội những chiếc mũ kiểu cũ. Trông họ thật nhẹ nhõm: chiến tranh đã qua, họ vẫn còn sống và đóng góp phần của mình vào một trang sử vĩ đại.
Vài ngày sau, một cuộc duyệt binh diễn ra và sau đó nhiều người rời Sài Gòn. Những người ở lại đều lịch thiệp và có chút gì miễn cưỡng. Họ xem những người nước ngoài da trắng đều là người Nga. Một số thì bất ngờ bởi sự phồn thịnh của Sài Gòn, hoặc thích thú với những chiếc đồng hồ, chỉ được phát cho các sỹ quan cấp tá trở lên, đặc biệt những chiếc có thể hiện ngày. Họ gọi những chiếc đó là "đồng hồ có cửa sổ".
Nếu đi thành cặp, họ thường nắm tay nhau, một cử chỉ cảm động gây tò mò. Nhưng họ rõ ràng được huấn luyện bài bản đáng ngưỡng mộ. Khi một vài kẻ ngoan cố nổ súng về phía bộ đội miền Bắc gần công viên nằm giữa dinh tổng thống và nhà thờ lớn, các phóng viên ngay lập tức được thấy một màn dàn đội hình như múa ba lê.
Những binh sỹ đang nằm và hút thuốc chỉ một phút trước đó đột ngột nằm sấp xuống và bắn trả đầy khôn ngoan, trong khi các nhóm bên cánh áp sát những kẻ tấn công. Đó là lời nhắc nhở rằng thời chiến tranh giữa lực lượng du kích được trang bị thô sơ đối đầu với lực lượng quân chính quy đông đảo đã qua.
Các binh sỹ miền Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn với tất cả những gì một đội quân hiện đại muốn có. Họ có nhiều vũ khí và pháo binh - tất cả mọi thứ trừ không quân. Nhưng đến thời điểm đó những người Nam Việt Nam cũng hầu như chẳng còn sức mạnh không quân nào.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Guardian
Tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa trong những màn phù phép của CIA LTS: Cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 đã kết thúc chương đầu tiên trong lịch sử can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ đã không từ bỏ mưu đồ để rồi phải nếm thêm "trái đắng" ở chương can thiệp tiếp theo. Những thất bại nặng nề mà Mỹ gánh chịu đã bị phơi bày qua các tài liệu...