‘Trại giam riêng cho người chưa thành niên có thể lãng phí’
Sáng 27.8, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, cho ý kiến về dự thảo luật Tư pháp người chưa thành niên. Một trong các vấn đề còn ý kiến khác nhau là về quy định xây dựng trại giam riêng dành cho người chưa thành niên.
Báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) cho biết, quá trình thảo luận tại kỳ họp 7 hồi tháng 6 vừa qua, nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo luật về việc bố trí trại giam riêng cho người chưa thành niên, song đề nghị cân nhắc quy định hiệu lực thi hành nội dung này có thể muộn hơn (2 hoặc 3 năm) để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất.
Ngược lại, một số ý kiến đề nghị cân nhắc về nguồn lực để bảo đảm tính khả thi.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nêu ý kiến tại hội nghị. ẢNH: GIA HÂN
Theo cơ quan thẩm tra, hiện số người chưa thành niên chấp hành án tại các trại giam không lớn, nhưng được bố trí ở nhiều trại giam trên cả nước, có trại giam chỉ có khoảng hơn 20 phạm nhân là người chưa thành niên. Điều này gây khó khăn cho việc bố trí dạy văn hóa, dạy nghề, cũng như khó đáp ứng được các yêu cầu riêng đặt ra đối với người chưa thành niên.
Tuy nhiên, nếu chỉ quy định 1 mô hình như dự thảo luật (là trại giam riêng) thì trước mắt có thể sẽ khó khăn về nguồn lực bảo đảm. Do đó, cơ quan thẩm tra cho rằng, để vừa đáp ứng yêu cầu phải có khu vực chấp hành án dành riêng đối với người chưa thành niên nhằm tạo thuận lợi cho công tác giáo dục, phục hồi; vừa bảo đảm tính ổn định của luật, tạo cơ sở pháp lý để sau này khi bố trí được nguồn lực sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu về cơ sở giam giữ đối với người chưa thành niên; cũng vừa có thể kế thừa cơ sở vật chất hiện có.
Từ các lý do trên, dự thảo luật đề xuất chỉnh lý theo hướng quy định cả 2 mô hình gồm trại giam riêng hoặc phân trại dành riêng cho người chưa thành niên trong trại giam. Căn cứ điều kiện thực tiễn, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mô hình phù hợp cho từng giai đoạn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tán thành với nội dung tiếp thu, chỉnh lý như dự thảo luật.
Xây trại giam riêng cho 5 – 7 người thì lãng phí
Nêu ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng không nhất thiết phải xây dựng trại giam riêng cho người chưa thành niên.
Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự án luật Tư pháp người chưa thành niên. ẢNH: GIA HÂN
Ông Hòa phân tích, hiện dự thảo luật đã quy định về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Theo các quy định tại dự thảo thì rất nhiều trẻ em phạm tội sẽ được xử lý chuyển hướng, không bị giam giữ tại các trại giam mà có thể vào trường giáo dưỡng hoặc cho phép ở ngoài cộng đồng. Do đó, số lượng người chưa thành niên trong các trại giam sẽ không nhiều lắm.
“Trong điều kiện hiện nay, nếu xây dựng trại giam thì rất tốn kém. Ta xây dựng trại giam riêng có thể chỉ giam giữ 5 – 7 người thì lãng phí, nhất là với điều kiện ngân sách hiện nay. Cho nên việc xây dựng trại giam riêng cho người chưa thành niên là không nên”, đại biểu Đồng Tháp nêu.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa tán thành người chưa thành niên cần được giam giữ riêng, cần có phân khu riêng trong khuôn viên trại giam thì sẽ phù hợp.
Cũng nêu ý kiến vấn đề này, đại biểu Trần Đình Gia, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, bày tỏ việc quy định có trại giam riêng cho người chưa thành niên thể hiện chính sách tốt đẹp của chế độ. Tuy nhiên, để xây dựng trại giam riêng là rất khó khăn.
Ông Trần Đình Gia phân tích, khó khăn ở đây ngoài điều kiện kinh tế – xã hội, còn nằm ở việc thăm nuôi và phối hợp giáo dục trẻ chưa thành niên.
“Nếu xây dựng trại giam riêng cho người chưa thành niên thì chỉ có thể là khu vực nhất định thôi, có thể chỉ mấy trại trong cả nước. Như vậy thì cự ly từ quê của người chưa thành niên đến chỗ đó là rất xa, rất khó thực hiện trách nhiệm của gia đình trong thăm nuôi, phối hợp giáo dục cho người chưa thành niên phạm tội”, đại biểu Hà Tĩnh nói.
Đại biểu Quốc hội Trần Đình Gia nêu ý kiến tại phiên họp . ẢNH: GIA HÂN
Từ đó, đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, trước hết cần quan tâm đặc biệt đến phân trại cho người chưa thành niên trong trại giam sẽ phù hợp với thực tiễn hơn. Tuy nhiên, đại biểu Hà Tĩnh cũng đồng tình rằng khi có điều kiện thì xây dựng trại giam riêng cho người chưa thành niên.
Trước đó, giải trình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 13.8, nguyên Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình (vừa được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng Chính phủ) cho hay, ban đầu TAND tối cao (cơ quan chủ trì soạn thảo luật – PV) đề xuất trại giam riêng. Tuy nhiên, Bộ Công an cho biết cơ sở, điều kiện hiện nay thì việc có trại giam riêng ngay chưa thực hiện được. Nếu muốn có trại giam riêng phải đầu tư, yêu cầu ngay lập tức thì chưa làm được.
Cạnh đó, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, trẻ em kể cả trong trại giam vẫn cần sự thăm nom, chăm sóc và nhất là cần sự giáo dục của gia đình khi đến thăm. Do đó, nếu người nhà từ Cà Mau mà ra tận Thanh Hóa mới có trại giam riêng cho người chưa thành niên để thăm thì rất khó cho người dân. Việc này sẽ hạn chế những tác động, giáo dục tích cực từ gia đình trong quá trình cải tạo tại trại giam.
“Để thuận lợi cho cơ quan thi hành án, việc có trại giam riêng là rất tốt nhưng đối với những nơi không có điều kiện thì có phân trại riêng cho người chưa thành niên trong trại giam chung”, ông Bình phân tích.
Cấm tuyệt đối nồng độ cồn: 'Đây là mệnh lệnh cần thực hiện'
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
Sáng 29.11, Tổng thư ký Quốc hội họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, trả lời báo chí về một số nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan đến dự án luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, trong đó có quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, trả lời về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Ảnh GIA HÂN
Thay đổi nhận thức người dân về nồng độ cồn
Dự thảo luật TTATGT đường bộ quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông, trong đó có "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Quá trình thảo luận tại tổ và tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Một số cho rằng cấm tuyệt đối nồng độ cồn là không hợp lý, cần quy định theo hướng có ngưỡng nhất định. Ngược lại, một số khẳng định cần cấm tuyệt đối để góp phần bảo đảm TTATGT, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Đối với vấn đề này, ông Nguyễn Minh Đức cho hay, khoản 6 điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ năm 2020) quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Chuyện "nồng độ cồn bằng 0" làm nóng nghị trường quốc hội
Về nguyên tắc, pháp luật của Việt Nam là phải thống nhất với nhau, luật ban hành sau trên cơ sở nguồn luật ban hành trước. Do đó, trên cơ sở luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã đề xuất nội dung cấm nồng độ cồn vào trong dự thảo luật TTATGT đường bộ.
Theo ông Đức, quá trình thảo luận về quy định trên, nhiều ý kiến của các đại biểu bày tỏ quan điểm khác nhau, do đó, cần phải có sự đánh giá thấu đáo và tiếp tục xin ý kiến rộng rãi.
Tuy vậy, dưới góc độ của cơ quan thẩm tra, ông Đức cho hay, quan điểm của cơ quan thẩm tra là đồng ý với cơ quan soạn thảo. Hằng năm, Ủy ban Quốc phòng và An ninh thường xuyên đánh giá, tổng kết, cho thấy trung bình có đến 43% các vụ tai nạn hoặc vi phạm giao thông đường bộ nghiêm trọng xuất phát từ rượu, bia.
"Đây là mệnh lệnh cần thực hiện", ông Đức nói, đồng thời mong cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân, ủng hộ quy định này.
Quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều Ảnh HOÀNG TUÂN
Xe máy phải lắp camera hành trình mới là dự thảo ban đầu
Cũng liên quan đến dự án luật TTATGT đường bộ, điểm c khoản 1 điều 33 dự thảo luật quy định: xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.
Quá trình thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đề xuất như trên là không hợp lý, dẫn tới cách hiểu hàng chục triệu phương tiện là xe máy, mô tô hoặc ô tô cá nhân cũng phải lắp camera giám sát. Nếu quy định theo hướng này sẽ gây ra lãng phí, khó khả thi, chưa kể là vi phạm đến quyền riêng tư, bí mật đời tư của người dân.
ĐBQH Điểu Huỳnh Sang: Đi xe máy ra vườn, ra rẫy cũng phải lắp camera hành trình, có hiệu quả không?
Các đại biểu đề nghị chỉ nên quy định bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe kinh doanh vận tải, với xe ô tô cá nhân và xe máy thì chỉ nên khuyến khích.
Trao đổi về nội dung trên, ông Nguyễn Minh Đức cho hay, đây là quan điểm của cơ quan soạn thảo khi trình ra Quốc hội cho ý kiến. "Chúng tôi là cơ quan thẩm tra, tôn trọng theo tờ trình và dự thảo luật, để tham mưu cho Quốc hội các nội dung trình đó, xin ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội", ông Đức nói.
Về việc các đại biểu băn khoăn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, cơ quan thẩm tra sẽ đánh giá đầy đủ tác động của chính sách, làm thế nào quy định trong luật vừa phục vụ quản lý xã hội, vừa đảm bảo lợi ích của người dân.
Ông Đức cũng khẳng định đây mới là dự thảo ban đầu, đang xin ý kiến rộng rãi các đại biểu. Cơ quan thẩm tra sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm, thảo luận... để ghi nhận các ý kiến nhiều chiều, khách quan nhất.
Cấm mua bán bào thai như thế nào cho phù hợp? Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) mới nhất có 8 chương 67 điều, tăng 1 điều so với dự thảo Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có 65/67 điều có bổ sung, sửa đổi. Sáng 13/8, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã...