Trai “gàn dở” trồng cây ra trái đỏ tươi, thế mà lại ăn nên làm ra
Khi anh Nguyễn Chí Hoàng ngụ xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) mang cây atiso đỏ về trồng trên vùng đất biên giới này, nhiều nông dân ở địa phương cứ “mắt tròn mắt dẹt” cho rằng, anh có suy nghĩ gàn dở. Nhưng với tư duy làm nông nghiệp mới mẽ, bước đầu cây atiso đỏ (cây bụp giấm) đã giúp gia đình anh Hoàng “ăn nên làm ra”.
Cũng giống như nhiều nông dân ở vùng biên, từ trước đến nay, kinh tế của gia đình của anh Hoàng dựa vào cây lúa là chính. Song do diện tích sản xuất của gia đình hạn chế nên anh Hoàng luôn trăn trở tìm một hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình.
Sau thời gian mày mò, nghiên cứu, đầu năm 2018, anh Hoàng bắt đầu trồng thử nghiệm 500 cây atiso đỏ trên diện tích 1.000m2. Dù là cây trồng mới nhưng cây atiso đỏ phát triển khá phù hợp với thổ nhưỡng ở vùng biên giới huyện Hồng Ngự…
Anh Nguyễn Chí Hoàng chăm sóc ruộng atiso đỏ
Anh Hoàng cho biết: “Cây atiso đỏ rất dễ trồng lại không tốn nhiều công chăm sóc. Từ lúc trồng cho đến ngày thu hoạch tôi chỉ phun vài lần thuốc sinh học tự chế từ tỏi, gừng, rượu để trừ rệp sáp, hầu như atiso đỏ không bị bệnh gì thêm”.
Thời gian gần đây, nhận thấy cây atiso đỏ có tiềm năng về thị trường nên anh Hoàng cùng gia đình nảy sinh ý tưởng phát triển thêm một số sản phẩm chế biến từ trái atiso như: mứt atiso đỏ sấy giòn, mứt sấy dẻo, trà atiso đỏ, siro atiso đỏ… Với nhiều lợi ích và tác dụng cho sức khỏe như: mát gan, thanh lọc cơ thể nên thời gian gần đây các sản phẩm được chế biến từ trái atiso đỏ của anh Hoàng rất được thị trường ưa chuộng.
Hoa atiso đỏ có nhiều cách chế biến, ngoài chế biến tươi như tận dụng đài, hạt để nấu nước uống, lá dùng nấu canh chua thì đài hoa ngâm đường làm mứt hay phơi khô làm trà pha nước uống có thời gian sử dụng lâu hơn. Atiso đỏ có vị chua thanh, có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Video đang HOT
Mặc dù là lần đầu tiên sản phẩm atiso đỏ của anh Nguyễn Chí Hoàng có mặt tại Phiên chợ Nông nghiệp xanh năm 2018, song đã tạo được nhiều ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Cũng thông qua phiên chợ này, anh Hoàng có thêm được nhiều đơn đặt hàng mới từ các đối tác. Hiện tại, trái atiso tươi và các sản phẩm chế biến được bày bán nhiều ở các chợ và cửa hàng tạp hóa của địa phương và các địa bàn lân cận.
Anh Hoàng giới thiệu những trái atiso tươi.
Anh Hoàng tâm sự: “Mặc dù phản hồi của người tiêu dùng rất tốt với các sản phẩm từ atiso đỏ của gia đình tôi. Song tôi nghĩ rằng, với cách tiêu dùng hiện đại hiện nay để có thể giữ chân được khách hàng gắn bó lâu dài với mình chỉ có con đường sản xuất sạch”.
Một trong nhiều lý do khiến cho sản phẩm atiso đỏ của anh Hoàng hút hàng mạnh chính là do sản phẩm của anh được sản xuất theo phương thức sinh học hoàn toàn, chất lượng sản phẩm đầu ra đảm bảo an toàn. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều khách hàng có thiện cảm với sản phẩm khi lần đầu tiếp cận.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, thời gian tới, anh Hoàng dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng atiso đỏ, đồng thời sẽ đầu tư thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm hoàn thiện để sản phẩm atiso đỏ có thể đi xa hơn.
Theo Mỹ Lý (Báo Đồng Tháp)
Miền Tây mùa nước nổi: Vẫn ngang nhiên kích điện tận diệt cá tôm
Miền Tây mùa nước nổi về, rất nhiều người dân ngang nhiên dùng xung điện đánh bắt kiểu tận diệt cá tôm trên các sông, kênh, rạch, ruộng ngập nước...
Mỗi chiếc xuồng được trang bị bình ắc quy, dây điện và xào tre kết nối với vợt ở đầu vừa có tác dụng dẫn truyền nguồn điện xuống nước vừa để vớt cá bị tê liệt do điện giật...
Người dân dùng điện bắt cá trên kênh ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự. Ảnh: Dương Út (Báo Đồng Tháp).
Hoạt động dùng xung điện bắt cá không chỉ gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mà còn trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng.
Hoạt động dùng điện bắt cá cần có biện pháp ngăn chặn. Ảnh: Dương Út (Báo Đồng Tháp).
Mới đây, khoảng 23h30, ngày 8/8, ông N.V.P. (36 tuổi, ấp An Hòa, xã An Bình A, TX.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) dùng kích điện bắt cá trên đồng, do bất cẩn nên bị điện giật dẫn đến tử vong.
Thiết nghĩ, ngành chức năng cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng dùng xung điện bắt cá, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Thời điểm này, trên các tuyến kênh, rạch hay cánh đồng ở các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường,... tỉnh Long An dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân dùng xung điện để đánh bắt cá. Trên cánh đồng thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, anh N.V. L đang dùng xung điện bắt cá, "vô tư" cho biết: "Trước đây vào mùa lũ, gia đình tôi cũng chuẩn bị lưới, cần câu để đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập. Thời gian gần đây, lượng cá ngày càng ít, thấy người dân dùng xung điện đánh bắt được nhiều cá nên tôi làm theo".
Mặc dù thời gian qua, các ngành chức năng địa phương xử lý nhiều trường hợp đánh bắt thủy sản trái quy định pháp luật nhưng vì đời sống còn khó khăn, muốn có thêm thu nhập, nhiều người vẫn lén lút vi phạm.
Nhiều trường hợp dùng xung điện đánh bắt thủy sản. Ảnh: Trung Kiên (Báo Long An).
Trung tá Huỳnh Văn Hải - Trưởng Công an xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, cho biết: "Lực lượng Công an xã tích cực tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tác hại của việc dùng xung điện bắt cá, nhưng hiện nay, tình trạng này vẫn tái diễn và rất khó kiểm soát. Trong mùa lũ năm 2017, xã tổ chức hơn 120 cuộc tuần tra, phát hiện lập biên bản, xử lý 52 trường hợp và thu giữ nhiều công cụ đánh bắt cá.
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng - Võ Ngọc Nhồi cho biết: "Vào mùa nước lũ, tình trạng sử dụng xung điện để đánh bắt cá xảy ra thường xuyên, không chỉ người dân địa phương mà còn có người dân ở các tỉnh lân cận: An Giang, Đồng Tháp sang đánh bắt. Dù được cảnh báo về sự nguy hiểm khi dùng xung điện khai thác thủy sản, thậm chí địa phương nhiều lần tịch thu phương tiện nhưng một số người vẫn cố tình vi phạm.
Ông Nhồi nhấn mạnh, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ phối hợp các ban, ngành tuyên truyền, nhất là cho những hộ sử dụng xung điện ký cam kết không sử dụng và không tái sử dụng để đánh bắt thủy sản; đồng thời, chỉ đạo lực lượng chức tăng tăng cường tuần tra, kịp thời xử lý các trường hợp cố tình vi phạm".
Theo Danviet
Miền Tây mùa lũ, đặt lọp cua, lưới cá linh, câu ếch đồng đều "hốt bạc" Đến hẹn lại lên, khi nước lũ tràn khắp các cánh đồng ở ĐBCSL cũng là thời điểm người dân lại tất bật mưu sinh trong mùa nước nổi. Khi lũ về, người dân miền Tây không còn lo sợ lũ nữa mà luôn chuẩn bị tâm thế "sống chung với lũ" suốt mấy tháng trời. Đánh bắt thủy sản Những ngày giữa...