Trái đất đang nóng lên với tốc độ nhanh
Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy lượng nhiệt Trái đất đang lưu giữ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2005, góp phần đẩy nhanh tình trạng ấm lên của các đại dương, không khí và đất đai trên toàn cầu.
Ảnh mô phỏng vệ tinh phát hiện khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chuẩn bị phóng lên quỹ đạo năm 2023 CARBON MAPPER / PLANET
“Lượng nhiệt đang được địa cầu lưu giữ đã tăng lên mức chưa từng có trước đây”, theo tác giả báo cáo Norman Loeb, nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Nói đơn giản, Trái đất đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn dự kiến, theo báo cáo trên chuyên san Geophysical Research Letters .
Dựa trên dữ liệu vệ tinh, các nhà nghiên cứu của NASA và Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) đo được cái gọi là sự mất cân bằng năng lượng mà địa cầu đang trải qua. Đây là sự chênh lệch giữa mức năng lượng được Trái đất hấp thụ từ mặt trời, và lượng nhiệt tỏa ra không gian.
Video đang HOT
Việc Trái đất hấp thu nhiệt lượng nhiều hơn có thể tỏa ra là bước đầu tiên dẫn đến tình trạng ấm lên toàn cầu.
Tình trạng mất cân bằng đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2005 đến 2019, đại diện cho con số khổng lồ. Theo đồng tác giả Gregory Johnson của NOAA, lượng nhiệt gia tăng tương đương với việc mỗi giây xảy ra 4 vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima vào ngày 6.8.1945.
Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là điều gì đã dẫn đến xu hướng tích tụ nhiệt lượng quá mức như trên.
Báo cáo đưa ra một số giải thích, theo đó, số lượng mây và biển băng bao phủ trên Trái đất đang giảm đi, không tán xạ và phản xạ năng lượng mặt trời về không gian như trước. Cùng lúc, số lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng cao, khiến toàn cầu ấm lên.
Vệ tinh làm từ gỗ hoạt động ngoài không gian, điều chưa từng có từ trước đến nay
Cơ quan vũ trụ châu Âu sẽ phóng vệ tinh làm bằng gỗ vào cuối năm 2021 để xem liệu có hoạt động tốt trong các điều kiện nguy hiểm ngoài không gian.
Thông thường vệ tinh truyền thống phần lớn làm bằng nhôm nhưng WISA WOODSAT là vệ tinh nano dựa trên tiêu chuẩn CubeSat có kích thước khoảng 10 cm làm bằng gỗ ép sẽ phóng vào vũ trụ vào cuối năm 2021.
Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết vệ tinh nặng khoảng 998 gram, do đơn vị Arctic Astronautics thiết kế sẽ đưa trên vụ trụ trên tên lửa Rocket Lab Electron ở New Zealand.
Sẽ có hai camera giám sát vệ tinh, một trong số đó có gậy tự sướng để xem cách vệ tinh hoạt động như thế nào trong môi trường không gian. Ngoài hai camera, thiết bị vệ tinh gỗ có các cảm biến áp suất giúp theo dõi áp suất trong các khoang, đồng thời chạy một thí nghiệm để kiểm tra cáp in 3D trong không gian. Có 9 pin năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho nó.
Vệ tinh làm từ gỗ hoạt động ngoài không gian, điều chưa từng có từ trước đến nay
Jari Makinen, người đồng sáng lập Arctic Astronautics, đã đưa ra ý tưởng về việc đưa vệ tinh bằng gỗ hoạt động trong tầng bình lưu từ năm 2017.
Từ đó, Makinen muốn đưa vệ tinh lên quỹ đạo để xem liệu nó có thể chịu được sự khắc nghiệt trong không gian hay không.
Không giống như các vệ tinh truyền thống, phần lớn làm bằng nhôm, vật liệu cơ bản của vệ tinh này làm từ gỗ cây bạch dương.
Samuli Nyman, kỹ sư trưởng dự án nói: "Sự khác biệt chính là gỗ thông thường quá ẩm để sử dụng trong không gian, do đó, chúng tôi phải xử lý gỗ trong buồng chân không để làm khô. Chúng tôi cũng thử nghiệm các loại vecni, sơn mài khác trên một số phần của gỗ. Chúng tôi thêm một lớp nhôm oxit rất mỏng thường sử dụng để bao bọc thiết bị điện tử, để chống lại các tác động ăn mòn của oxy nguyên tử".
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, oxy nguyên tử tạo ra khi bức xạ UV chia cắt các phân tử oxy, gây xói mòn bên ngoài các tàu con thoi trong sứ mệnh vào những năm 1960.
Kể từ đó, cơ quan không gian đã tạo ra những cách khác nhau để oxy nguyên tử không những không làm hỏng đồ mà còn tận dụng để giúp sự sống trên Trái Đất, chẳng hạn như biến bề mặt silicon thành thuỷ tinh hay cứu các tác phẩm nghệ thuật bị hư hỏng.
Trái Đất có đại dương thứ năm và đây là vị trí chính xác trên bản đồ thế giới Trái Đất chính thức có đại dương thứ năm. Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ đã tiết lộ chi tiết về vị trí trên bản đồ thế giới. Bên cạnh 4 đại dương trên thế giới Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương, mới đây, các nhà khoa học tuyên bố Trái Đất chính thức có...