Trái đất chứng kiến mưa sao băng hoàn toàn mới
Mỗi năm, loài người được chứng kiến 21 cơn mưa sao băng. Tên của chúng được đặt theo tên của chòm sao là tâm điểm của trận mưa sao băng đó.
Tuy nhiên, kể từ hôm nay, chúng ta có thể sẽ ghi nhận thêm trận mưa sao băng thứ 22 hoàn toàn mới.
Mưa sao băng là một trong những hiện tượng thiên văn kì thú nhất trong lịch sử loài người mà không phải ai cũng may mắn từng được chứng kiến. Chúng xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong năm khi các thiên thạch hoặc các đám bụi khí từ những ngôi sao Chổi va chạm với bầu khí quyển của Trái đất.
(Ảnh minh họa: KT)
Mới đây, các nhà khoa học của Đài Thiên văn Paris – Pháp hôm qua đã đưa ra dự báo về việc hôm nay Trái đất sẽ chứng kiến một trận mưa sao băng hoàn toàn mới với tên gọi Lambda-Sculptorids, được sinh ra từ các mảnh vụn của ngôi sao Chổi 46P – một ngôi sao vệ tinh của sao Mộc.
Thời điểm trận mưa sao băng này dự kiến diễn ra vào lúc 8h đến 12h30 phút ngày 12-12 theo giờ GMT, tức 15h đến 19h30 phút theo giờ Việt Nam. Khu vực miền Đông Australia, New Zealand và một số quốc đảo Thái Bình Dương sẽ là những khu vực quan sát tốt nhất đối với hiện tượng kì thú này.
Đây là lần đầu tiên 46P gây ra hiện tượng mưa sao băng kể từ khi được phát hiện vào năm 1948. Lần cuối cùng 46P đến gần Trái Đất là vào năm 2018. Khi đó, bụi của ngôi sao này từng chạm trán với bầu khí quyền Trái Đất tuy nhiên các mảnh vụn lại di chuyển với vận tốc thấp hơn bình thường nên đã không gây ra hiện tượng mưa sao băng (các thiên thạch hoặc bụi vũ trụ cần phải có tốc độ tối thiểu đạt trên 260.000 km/h khi va chạm với bầu khí quyển mới gây ra hiện tượng mưa sao băng).
Các nhà khoa học của Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO) hôm qua cũng đưa ra thông báo khuyến khích những người yêu thích thiên văn trên toàn thế giới ghi lại cảnh tượng xuất hiện của trận mưa sao băng này đồng thời gửi cho họ các thông tin để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Việt Nam sắp có mưa sao băng vào tháng 7
Đây là trận mưa sao băng đáng được chờ đợi trong tháng 7.
Theo Hội thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), mưa sao băng Delta Aquarids được cho là kết quả để lại của sao chổi 96P Machholz - một sao chổi chu kì ngắn đã tới cận nhật lần gần đây nhất là vào năm 2017.
Cách xác định chòm sao Aquarius trên bầu trời để quan sát mưa sao băng.
Vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius (có thể thấy trong tên của trận mưa sao băng). Vào khoảng từ 2 giờ sáng cho tới trước bình minh các ngày 28 và 29.7, người yêu thiên văn có thể thấy chòm sao này nằm ở bầu trời phía nam, đó là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng.
Mặc dù vậy, chòm sao Aquarius không phải dễ xác định đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, một cách đơn giản hơn là hãy thử xác định một hình vuông lớn nằm cao hơn, được tạo thành bởi 4 ngôi sao khá sáng, đó là một phần của chòm sao Pegasus (có thể dễ dàng nhận thấy một đỉnh hình vuông này là bốn sao rất sáng nếu trời đủ trong, còn nếu ở các khu vực ô nhiễm khí quyển do bụi hoặc ánh sáng thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác).
Nếu kéo dài cạnh bên phải của hình vuông này xuống phía thấp hơn một đoạn chúng ta có thể sẽ gặp một ngôi sao sáng, đó là sao Fomalhaut trong chòm sao Piscis Austrinus. Khu vực trung tâm của mưa sao băng nằm cao hơn một chút so với ngôi sao sáng đó.
Năm nay, cực điểm của mưa sao băng này sẽ rơi vào rạng sáng ngày 28 và 29.7. Thời điểm này đang là giai đoạn trước điểm trăng tròn. Về cơ bản, mặt trăng sẽ không gây ra cản trở nào cho việc quan sát.
Tuy nhiên thời tiết có thể làm hỏng buổi quan sát. Theo thông tin dự báo thời tiết, tại nhiều khu vực ở Việt Nam có thể sẽ liên tục có mưa trong những ngày tới. Mặc dù vậy, thông tin này có thể thay đổi do sự biến đổi ngoài dự tính của thời tiết, do đó, người quan sát cần theo dõi kỹ thời tiết trước khi bắt đầu buổi quan sát.
Đây là trận mưa sao băng đáng được chờ đợi trong tháng 7, tuy nhiên không phải là mưa sao băng lớn nhất năm. Đợt mưa sao băng này có mật độ cực đại chỉ khoảng 15 tới 20 sao băng mỗi giờ, ngay cả với những khu vực có điều kiện quan sát lý tưởng. Ở các khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm cao, việc theo dõi hiện tượng này sẽ gặp nhiều khó khăn.
"Trong trường hợp khu vực không có mây mù hoặc mưa, người quan sát hãy chọn địa điểm quan sát có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm (bụi, ánh sáng). Chúng ta không cần tới bất cứ dụng cụ nào để quan sát hiện tượng này, nhưng ngoài những yếu tố đã nêu vẫn cần một chút kiên nhẫn khi muốn quan sát mưa sao băng", VACA khuyến cáo.
Theo VACA, một trận mưa sao băng hấp dẫn hơn sẽ đạt cực điểm vào gần giữa tháng 8. Đó là mưa sao băng Perseids, một trong những trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm. Delta Aquarids được bổ sung bởi những sao băng đầu tiên của Perseids. Do đó, Delta Aquarids sẽ là một bước đệm tốt để đợi Perseids, vì đến tận thời điểm quan sát Perseids thì bạn vẫn sẽ thấy sự có mặt của một số sao băng từ Delta Aquarids.
b>
Hôm nay, 'kho báu cổ đại' từ Sao Diêm Vương lao về Trái Đất Vật thể mẹ của 'kho báu' 4,6 tỉ tuổi rơi xuống Trái Đất hồi tháng 5 sẽ chuyển hướng trong ngày 9-12, bắt đầu trở về với chúng ta sau 38 năm tuyệt tích. Điều này xảy ra sau hơn 1 tháng kể từ khi chiếc đuôi đá bụi mà nó để lại nhiều năm trước đổ mưa sao băng Orionids xuống Trái...