Trái đắng của chính sách một con tại Trung Quốc chỉ mới bắt đầu
Khi số lượng ca sinh tiếp tục giảm ở Trung Quốc, không khó để hiểu rằng nhiều trường mẫu giáo sẽ chật vật để tìm đủ số trẻ nhập học.
Đây là bức tranh đáng lo ngại về quy mô dân số.
Chính sách một con của Trung Quốc được áp dụng từ năm 1979 và được thay thế bằng chính sách 2 con vào năm 2015. Ảnh: Barry Lewis/Alamy.
Tuần trước, Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố niên giám thống kê hệ thống trường học của quốc gia này, nhưng lại bỏ qua một điều: số học sinh mới vào nhà trẻ.
Dữ liệu giáo dục, có sẵn trong năm 2015-2020, được các nhà nghiên cứu và nhà kinh tế sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những thay đổi trong dân số Trung Quốc. Do đó, sự thiếu sót trong công bố mới nhất sẽ khiến nhân khẩu học thực tế của đất nước tỷ dân trông có vẻ ảm đạm hơn, theo nhà báo Zhou Xin của SCMP.
Số học sinh mới đi học mẫu giáo không được thống kê chính xác, bởi các trường công lập có xu hướng tăng số lượng đăng ký khi nộp đơn xin trợ cấp của chính phủ.
Tuy nhiên, số liệu năm 2015-2020 cho thấy bức tranh đáng lo ngại về quy mô dân số trẻ em ngày càng thu hẹp ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Nó khiến cho giả thuyết rằng Trung Quốc đang bước vào cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng hợp lý.
Khi số lượng sinh tiếp tục giảm ở Trung Quốc, không khó để tưởng tượng rằng nhiều trường mẫu giáo trên khắp đất nước này sẽ phải vật lộn để tìm đủ trẻ nhập học. Vấn đề sau đó sẽ dần lan sang các trường tiểu học, trung học và đại học.
Trung Quốc sẽ thiếu trẻ em đi học mẫu giáo vì tỷ lệ sinh giảm. Ảnh: VCG.
Năm ngoái, khoảng 10 triệu thanh niên Trung Quốc được tuyển sinh vào các trường cao đẳng và đại học – ngang bằng với số lượng sinh.
Tác động lên hệ thống trường học của Trung Quốc chỉ là một trong những chi phí kinh tế và xã hội mà quốc gia này sẽ phải đối mặt do cơ cấu nhân khẩu học thay đổi nhanh chóng, một phần là tình trạng khó khăn do con người tạo ra.
Từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách một con một cách tàn nhẫn. Theo phát ngôn viên của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc vào năm 2013, chính sách này đã làm giảm 400 triệu dân số của đất nước.
Cái giá của “thành tích” đó đang được nhìn thấy.
Ví dụ, hệ thống lương hưu và chăm sóc người cao tuổi của Trung Quốc không được trang bị đầy đủ để xử lý làn sóng người về hưu sẽ đến trong những năm tới.
Trong khi đó, ít người trẻ hơn sẽ là thảm họa đối với thị trường bất động sản và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động của Trung Quốc. Nó cũng đi ngược lại chiến lược lớn của Bắc Kinh về “lưu thông nội bộ” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì sẽ khó khuyến khích chi tiêu với ít người trẻ hơn trong xã hội.
Những thay đổi về nhân khẩu học ở Trung Quốc đã diễn ra mạnh mẽ nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ. Nhìn lại, chính sách một con đã thay đổi đáng kể quy mô gia đình, cơ cấu xã hội và nhận thức của người dân, nhưng tác động của thảm họa chỉ mới bắt đầu.
Thực tế là số học sinh mẫu giáo mới được bỏ qua trong niên giám của Bộ Giáo dục chỉ là một dấu hiệu cho thấy điều tồi tệ nhất của tình trạng sa sút vẫn chưa xảy ra.
Con 31 tháng tuổi nói ngoại ngữ như gió, mẹ Việt chia sẻ loạt kinh nghiệm và tài liệu học tập siêu bổ ích, phụ huynh nào cũng có thể tự dạy con ở nhà
Có ba tiêu chí quan trọng để đồng hành cùng con học tiếng Trung. Chị Yên chia sẻ chi tiết kèm các tài liệu cụ thể giúp bố mẹ dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
Rất nhiều gia đình muốn cho con mình học một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt nhưng không phải ai cũng làm được điều này, và nhất là với những thứ ngôn ngữ khó như tiếng Trung thì việc dạy tiếng cho bé không hề dễ dàng.
Bé Ỉn con chị Nông Yên có bố là người Trung Quốc, mẹ biết nói tiếng Trung và đang sống tại Trung Quốc nên có môi trường tiếng Trung sẵn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học ngôn ngữ của con. Mới 31 tháng, Ỉn tự đọc được rất nhiều sách Ehon, thuyết trình trôi chảy các bài mindmap cả bằng tiếng Trung, tiếng Anh.
Em bé đọc sách tiếng Trung.
Tuy nhiên, chị Yên cho rằng, với bố mẹ không biết tiếng Trung, vẫn có thể đồng hành cùng con thành công nếu tuân thủ những lộ trình cơ bản, cũng như chị Yên đang dạy tiếng Anh cho con.
"Về quy tắc phát triển kỹ năng ngôn ngữ thì dù tiếng Anh, tiếng Trung hay bất kỳ 1 thứ tiếng nào khác cũng đều theo thứ tự: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Trong 4 kỹ năng này thì Nghe và Đọc đóng vai trò là "Input", còn Nói và Viết đóng vai trò là "Output". Muốn nói giỏi thì phải nghe nhiều, muốn viết giỏi thì phải đọc nhiều. Nạp đủ Input thì mới có Output", chị Yên chia sẻ.
Đương nhiên muốn học tốt tiếng Trung thì cũng phải bắt đầu từ việc học Bảng chữ cái như tiếng Anh, tiếng Việt. Khi con nắm được kiến thức cơ bản về Bảng phiên âm rồi, các con sẽ biết cách phát âm các chữ Hán, biết các thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu... Biết cách đọc rồi sau đó mới bắt đầu học đến cách viết, học các nét cơ bản, các bộ thủ rồi các chữ Hán cơ bản. Tiếng Trung để nghe và nói được thì dễ nhưng để đọc chữ và viết được là cả một quá trình luyện tập chăm chỉ. Nếu lâu không thực hành sẽ rất nhanh quên.
Có ba tiêu chí quan trọng để đồng hành cùng con học tiếng Trung chính là: Nghe loa app đọc sách. "Con còn nhỏ, bố mẹ có thể mở app trên điện thoại và kết nối bluetooth sang loa mở cho con nghe thụ động trước, sua đó tương tác các loại sách ehon, sách nói. Đợi con lớn hơn hẵng cho tiếp xúc tivi, điện thoại, máy tính, mà nhớ kiểm soát nội dung và thời gian khi cho con tiếp xúc".
Chị Yên và bé Ỉn.
1. Nghe loa tắm ngôn ngữ
Chị Yên chọn loa tắm ngôn ngữ cho con trong đó có thẻ nhớ hơn 32G 19.600 bài tiếng Trung và tiếng Anh có sẵn. Tiêu chí chọn loa theo chị Yên nên chú ý: Dễ sử dụng, dễ cầm theo/ Âm thanh tốt, màn hình không bức xạ, an toàn cho con/ Dung lượng lớn, nhiều bài học (32G)/ Kết nối được nhiều nguồn như Bluetooth, USB, kênh Fm, dây kết nối ngoài AUX... / Pin khỏe/sạc điện nhanh, dùng được lâu/ Hỗ trợ Điều khiển từ xa, hẹn giờ, khóa màn hình, chuyển thư mục...
2. Các app học tiếng Trung cho bé
Một số app hay và tâm đắc nghe mãi không hết nội dung, phong phú đa dạng cực luôn, chủ yếu giáo dục con từ sớm, với nhiều bài hát thiếu nhi, hát ru, phim hoạt hình, kể chuyện, các bài hát dạy tập nói sớm, hình thành các thói quen tốt. App có phần nghe riêng, phần nhìn riêng, 1 số app có thể cài trên tivi thông minh và nhắc nhở hạn chế thời gian sử dụng. Thích nhất là có cả tiếng Anh nữa nhé, các mẹ vào chọn phần tiếng Anh cũng có đủ các bài hát thiếu nhi hoạt hình bằng tiếng anh, tha hồ cho con học song ngữ. Các app hoàn toàn miễn phí.
Một số app học tiếng Trung cho bé: 儿歌点点, 儿歌多多, ê53;ê53;巴ã63;儿歌, 童话ă25;É07;大全...
1. 童话ă25;É07;大全: App này khá hay cho bé học, nhưng chỉ hỗ trợ trên App Store. Kể chuyện đêm khuya/ Thành ngữ ngụ ngôn/ Thế giới cổ tích/ Câu chuyện Doubei/ Truyện cho bé trai/ Truyện cho bé gái/ Cổ tích các con số/ Nhạc Thiếu nhi tiếng Trung/ Nhạc nhảy múa/ Hình thành thói quen tốt/ Nhạc thiếu nhi tiếng Anh/ Nhạc thiếu nhi tiếng Quảng Đông/ 300 bài thơ đường/ Bé nhận biết mặt chữ/ Bé nhận biết đồ vật/ Tâm tự kinh/ Các từ đơn tiếng Anh thường gặp/ Gấp giấy thú vị...
=>>> Link tải app: https://apps.apple.com/.../童话.../id953836900
2. ê53;ê53;巴ã63;儿歌
Link tải app: https://appgallery.cloud.huawei.com/ag/n/app/C100081095
3. 儿歌点点
Link tải app: https://appgallery.cloud.huawei.com/ag/n/app/C10331864
3. Tiêu chí chọn sách
Thứ nhất là Chọn Sách Song ngữ (Trung-Anh, Trung-Việt, Anh-Việt), một quyển con có thể học hai, ba thứ tiếng.
Thứ hai là chọn sách nói, hoặc sách có đồng bộ file nghe trên điện thoại, hoặc có file mp3 nghe loa, như vậy con sẽ được nghe phát âm chuẩn và học chuẩn từ đầu.
Thứ ba, chọn loại sách in chất lượng, in bằng giấy chống lóa, đỡ hại mắt con và mực in an toàn (Cái này linh động thôi, có tài liệu in cho con học là thích rồi, đảm bảo chất lượng và an toàn nữa thì càng tốt).
Chị Yên chia sẻ: "Sách phù hợp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là sách ehon, hình ảnh đẹp thu hút bé. Nội dung sách đơn giản, ít chữ, dễ hiểu, là những chủ đề bé yêu thích và tò mò muốn khám phá. Câu từ ngắn, từ ngữ đa dạng phong phú, cấu trúc lặp giúp bé nhanh nắm bắt và phát âm theo. Ngoài nội dung trong sách thì mẹ còn có thể sáng tạo và khơi gợi nhiều chủ đề để nói chuyện cùng con. Ngoài ra còn có sách tương tác như sách đục lỗ, sách lật mở, sách âm thanh, sách nói cũng bổ trợ rất tốt cho con trong thời gian tập nói và bắt đầu tiếp xúc với một ngôn ngữ mới".
Bộ ehon nổi tiếng (gồm 20 cuốn) Ỉn thích nhất.
=>>> Link tham khảo một số truyện Ehon nổi tiếng:
1. 我爸爸: https://m.youtube.com/watch?v=dPQch4HkPl8&zarsrc=1303
2. 我妈妈: https://m.youtube.com/watch?v=QcLV9c00rE4&feature=share
3. 好饿的毛毛"411;: https://m.youtube.com/watch?zarsrc=1303&utm_source=zalo
4. 大Õ55;,不可É97;: https://m.youtube.com/watch?v=MwKkonvLxOE
5. 大Õ55;上é98;去: https://m.youtube.com/watch?v=XcN3a1v56dI
4. Bảng Phiên âm tiếng Hán và Bộ Thẻ flashcard
Một số kiến thức chung về Bảng Phiên âm tiếng Hán và Bộ Thẻ flashcard học Phiên âm để các mẹ bắt đầu đồng hành chinh phục tiếng Trung cùng con:
1. Kiến thức cơ bản Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc: Chị Yên biên soạn theo bảng chuẩn cho học sinh tiểu học. Nhìn hơi phức tạp nhưng khi nắm được rồi sẽ thấy nó không quá khó.
2. Các mẹ tải các ảnh Thẻ Flashcard phiên âm về điện thoại hoặc máy tính, và in màu giấy bìa cứng ra cho con vừa nghe vừa học
Có rất nhiều bộ Flashcard, chị Yên khuyên bố mẹ nên chọn bộ có mã Qr để tiện quét mã đồng bộ phần nghe cho chuẩn, học từ nào nghe từ đó rất tiện, mẹ không biết tiếng Trung vẫn đồng hành được cùng con. Bộ Flashcard (hình dưới) khá đầy đủ nội dung hình ảnh sinh động, có thanh điệu, có từ ghép, có thơ vần, có chia sẻ cách phát âm, hay các câu dễ nhớ, còn có thể luyện viết theo.
=>> Xem chi tiết bộ Flashcard TẠI ĐÂY: https://bom.to/KveJWC.
3. Các Mẹ cùng con học từ phần nguyên âm (vận mẫu) đến phụ âm (thanh mẫu) rồi âm tiết hoàn chỉnh, sau đó mới học đến Dấu (thanh điệu).
4. Khi con nắm được Bảng chữ cái biết cách đọc rồi mới học sang cách viết, tập các nét cơ bản, sau đó học viết các bộ thủ, rồi tập viết chữ Hán.
"Nguyên tắc học ngoại ngữ là học càng sớm càng tốt nhé. Các mẹ đừng lo con loạn ngôn, chỉ cần chọn đúng phương pháp và phù hợp với con mình, cộng thêm sự kiên trì chăm chỉ đồng hành của bố mẹ. Bên cạnh đó, tiêu chí học tập là vui vẻ, thoải mái. Học là 1 hành trình dạo chơi, khám phá nên không cần đặt nặng áp lực lên con và lên mẹ. Cứ đều đặn mỗi ngày thì nhất định sẽ thành công", chị Yên chia sẻ thêm.
Hành trình nữ sinh du học ở 3 quốc gia, tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc ở ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nữ sinh viên quê ở tỉnh Lâm Đồng giành được học bổng tiến sĩ tại ĐH California, San Diego (Mỹ). Thay đổi bước ngoặt để đi tìm... đam mê Phạm Thị Thùy Dương, 26 tuổi quê tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vừa được nhận học bổng...