Trái cây rất tốt nhưng có 3 loại quả bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trái cây cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cả mẹ và thai nhi, tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ có một số loại quả mà bà bầu tốt nhất không nên ăn.
3 tháng đầu thai kỳ vô cùng quan trọng vì trong giai đoạn này, hầu hết các cơ quan của bào thai được hình thành và phát triển. Thai nhi phát triển rất nhanh và đến cuối tháng thứ 3 bé đã có hệ thống cơ quan nội tạng phát triển hoàn chỉnh từ bộ não, trái tim đến hàng lông mi. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà thai nhi không có khả năng tự vệ vì vẫn không có hệ miễn dịch riêng. Tất cả các cơ quan của bào thai lúc này đều có thể bị tổn thương bởi các yếu tố như nhiễm trùng, phóng xạ, thuốc lá và hóa chất độc hại.
Ba tháng đầu tiên của thai kỳ vô cùng quan trọng vì trong giai đoạn này, hầu hết các cơ quan của bào thai được hình thành và phát triển (Ảnh minh họa).
Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thai nhi, bên cạnh việc duy trì thói quen sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bà bầu cần đặc biệt chú ý tới vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm. Và trong giai đoạn này, có một số loại trái cây mà bà bầu cần tránh để đảm bảo quá trình mang thai được diễn ra suôn sẻ.
1. Quả nho
Vỏ nho có chứa chất resveratrol có độc tính cao (Ảnh minh họa).
Có những ý kiến trái chiều khi nói nho là loại trái cây nên tránh trong 3 tháng đầu mang thai. Một số chuyên gia cho rằng trong quả nho có chứa hàm lượng vitamin A và C cao nên rất tốt và an toàn cho bà mẹ mang thai. Trong khi một số khác lại khuyên các bà bầu nên hạn chế ăn nho khi mới mang thai vì những lý do sau:
- Độc tính của chất resveratrol trên vỏ quả nho. Mặc dù các nghiên cứu khoa học đã xác định được resveratrol như là một chất dinh dưỡng lành mạnh nhưng nó vẫn có thể gây độc cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do chất này có thể phản ứng với nồng độ hormon không cân đối của phụ nữ mang thai.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi cho một con khỉ đang mang thai ăn bổ sung chất resveratrol, mặc dù có nhiều máu được truyền từ nhau thai của khỉ mẹ sang thai nhi, tuy nhiên, tuyến tụy của bào thai lại phát triển bất thường. Do tuyến tụy có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu nên sự phát triển bất thường này có nghĩa là em bé sinh ra sau này dễ bị bệnh tiểu đường.
- Thuốc trừ sâu vẫn còn sót lại trên vỏ quả nho. Nho là một loại trái cây trái cây thường được phun thuốc trừ sâu mà không dễ bị cuốn trôi hết khi rửa. Lượng thuốc trừ sâu dư thừa này có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe ở thai nhi.
- Nho có thể gây táo bón vì vỏ của nó khó tiêu hóa và tính nóng của quả nho có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong bụng.
2. Quả đu đủ xanh hoặc chưa chín kỹ
Video đang HOT
Đu đủ xanh chứa rất nhiều nhựa – chất gây co bóp tử cung và có thể dẫn đến sảy thai (Ảnh minh họa).
Quả đu đủ chính chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và được biết đến như một phương thuốc tự nhiên chữa chứng khó tiêu. Tuy nhiên, đu đủ xanh và chưa chín thì lại đặc biệt không tốt cho phụ nữ mang thai vì những nguyên nhân sau:
- Đu đủ xanh chứa rất nhiều nhựa – chất gây co bóp tử cung và điều này có thể dẫn đến sảy thai.
- Trong quả đu đủ chưa chín có chứa nhiều papain. Đây là chất có thể kích thích chuyển dạ sớm ở phụ nữ mang thai.
- Nhựa đu đủ là một chất gây dị ứng phổ biến. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sổ mũi, sưng ở vùng miệng và phát ban ngoài da và thậm chí là các phản ứng sốc phản vệ và khó thở.
Bà bầu cần tránh các món ăn hoặc thực phẩm có chứa đu đủ xanh hoặc chưa chín nhưng hoàn toàn yên tâm khi ăn đu đủ đã chín kỹ. Trong đu đủ chín có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho thai kỳ như sắt, chất xơ, cholene, beta carotin và các vitamin A và C… mà bà bầu nên tận dụng.
3. Quả dứa
Một trong những tác dụng phụ của dứa là có thể làm mềm tử cung và gây sẩy thai hoặc đẻ non (Ảnh minh họa).
Dứa là loại quả hấp dẫn từ mùi đến vị nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, loại trái cây nhiệt đới này lại không thích hợp cho phụ nữ mang thai. Trong dứa có chứa nhiều bromelain, một loại enzym phân hủy protein. Một trong những tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung và dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bromelain rất mạnh trong việc phá vỡ protein và thậm chí có thể gây chảy máu bất thường. Tất nhiên là điều này chỉ xảy ra khi bạn ăn từ 7 đến 10 quả dứa tươi trong một lần.
Ngoài ra, ăn quá nhiều dứa có thể gây ra các vấn đề như trào ngược axit, ợ nóng, tiêu chảy dẫn đến mất nước do tính axit của dứa. Và nếu bạn lâu không ăn dứa, bạn có thể gặp phải phản ứng dị ứng khi ăn như nghẹt mũi, ngứa hoặc sưng trong miệng thậm chí là hen suyễn.
Trong 3 tháng đầu mang thai, nguy cơ gây hại cho thai nhi là rất cao nên bà bầu cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn hoa quả để bổ sung dinh dưỡng. Bên cạnh việc tránh các loại quả nêu trên, bà bầu cần chú ý đến việc rửa sạch các loại trái cây trước khi ăn vì chúng có thể chứa các loại vi khuẩn gây bệnh cho cả mẹ và thai nhi trên vỏ nếu không được rửa sạch kỹ. Một số loại trái cây mà các bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm ăn trong suốt quá trình mang thai để tận dụng được các chất hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu như táo, bơ, chuối, cam…
Theo Helino
Chi tiết chế độ ăn từng tuần trong 9 tháng thai kỳ giúp thai nhi tăng cân khỏe mạnh
Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.
Tuần 1 - 4 thai kỳ
Trong giai đoạn này, từ phôi, bào thai sẽ phát triển thành thai nhi với đầy đủ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Riêng các lớp tế bào bên ngoài sẽ dần hình thành các bộ phận phụ của thai như nhau thai, dây rốn. Chính trong quá trình hình thành và phát triển các tế bào sơ khởi quan trọng này, nguồn thực phẩm mẹ đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Trong đó, nhau thai là bộ phận đảm trách vai trò trung chuyển chất dinh dưỡng và máu. Do đó, với những loại thực phẩm có hại như đồ ăn đóng hộp, thực phẩm sống, rượu, bia, chất kích thích... mẹ nhớ tránh xa danh sách này nha!
Thay vào đó mẹ nên ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu axit folic. Đây là chất rất cần thiết trong giai đoạn hình thành phân chia tế bào của 28 ngày đầu tiên trong thai kỳ. Bé có đủ nguồn axit folic cần thiết sẽ tránh được nguy cơ dị tật ống thần kinh, sẩy thai và sinh non nhẹ cân. Trong số thực phẩm giàu axit folic, mẹ có thể chọn: ngũ cốc, súp lơ xanh, rau bina, măng tây, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (như vừng, đậu phộng), thịt gà, vịt, thịt bò, gan, cam (hoặc bưởi)... Ngoài thực phẩm ra, mẹ nên uống thêm 400mcg axit folic dạng viên uống hoặc nếu cần, mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng cụ thể hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe.
Tuần 5 - 12 thai kỳ
Từ tuần 5, những dấu hiệu thai nghén sẽ làm mẹ khó chịu, trong đó bao gồm triệu chứng nôn nghén và thèm ăn các món lạ. Một số nghiên cứu cho thấy nhu cầu thèm món ăn đặc biệt nào đó có thể là do mẹ đang thiếu chất. Ví dụ, mẹ thèm tôm, cua,... có thể là bé đang thiếu canxi hoặc thèm thịt bò, nghĩa là mẹ thiếu sắt... Nếu thấy nghén nặng, mẹ có thể hỏi bác sĩ để bổ sung thêm kẽm và vitamin B6.
Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu từ ruần 5 - 12 tahi kì này như sau:
Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.Như vậy mẹ đã hoàn tất được giai đoạn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng là tam cá nguyệt thứ nhất. Hành trình tiếp theo với 3 tháng giữa như sau:
Tuần 13 - 16 thai kỳ
Từ tuần này trở đi, những cơ quan quan trọng cùng với hệ xương, mô và các tế bào sẽ bắt đầu vào giai đoạn phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của bé sẽ tăng nên mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để đáp ứng đủ cho bé. Với mức calo này, mẹ có thể chọn mẫu thực đơn gồm: một quả táo, một miếng bánh mì nguyên cám và một ly sữa. Mỗi một tuần trôi qua, mẹ có thể tăng khoảng 0,5kg là vừa đủ cho nhu cầu phát triển của bé nhé!
Trong tuần này, mẹ sẽ chứng kiến sự mệt mỏi vì chứng táo bón ngày càng nặng thêm do biến đổi của nội tiết tố thai kỳ làm chậm khả năng hoạt động của ruột để mẹ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do đó, để giảm tác động đến nhu động ruột, mẹ nên ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ, uống hơn 2,5l nước mỗi ngày và tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu thấy làm mọi cách không đỡ, mẹ làm cách này: 1 muỗng cà phê hạt lanh, ngâm trong nước qua đêm. Hôm sau lấy nước hạt chia uống sẽ thấy hiệu quả hơn.
Tuần 17 - 24
Tiếp tục là những tuần phát triển mạnh mẽ của các giác quan mẹ nhé! Thính giác thai nhi sẽ phát triển mạnh kể từ tuần 16 tuần. Riêng với tai, cấu trúc hoàn thiện phải đợi đến khoảng tuần 24. Cuối giai đoạn này, mẹ sẽ thấy bé bắt đầu hé mắt để quan sát rồi đấy! Để hỗ trợ cho sự phát triển thị giác của bé trong giai đoạn này, ngoài 4 nhóm thực phẩm chính, mẹ nên ăn nhiều các loại trái cây màu vàng và đỏ hoặc các loại củ quả giàu betacarotene như: càrốt, ớt vàng, khoai lang, bí đỏ... Và đừng quên bổ sung thêm vitamin C nhé!
Tuần 25 - 28
Đây là những tuần cuối của giai đoạn giữa thai kỳ. Lúc này bụng mẹ đã lớn và thai nhi tạo áp lực lên thành dạ dày khiến mẹ dễ bị ợ nóng, rất khó chịu. Triệu chứng này có đến 80% thai phụ phải trải qua nên mẹ sẽ khó tránh khỏi đấy! Để giảm triệu chứng này, mẹ nên ăn tối sớm hơn, tối thiểu 3 tiếng trước khi đi ngủ. Ngoài ra khi ăn nên nhai chậm và kỹ hơn. Lúc ngủ, cũng nhớ kê đầu cao để ngừa trào ngược nhé!
Tuần 29 - 34
Thai nhi càng lớn dinh dưỡng càng cao. Không chỉ là canxi để xương chắc khỏe, chất béo để trí não thông minh mà còn nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Do đó, bữa ăn của mẹ hàng ngày phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Nếu chế độ ăn của mẹ giàu dinh dưỡng, tăng thêm 300 calo mỗi ngày, bé sẽ không làm mẹ kiệt sức từ việc lấy đi nguồn dinh dưỡng trong cơ thể mẹ.
Tuy nhiên, mẹ nhớ ăn uống hợp lý để con tăng cân đều nhưng mẹ vẫn ổn định trọng lượng nhé! Nếu mẹ dư thừa chất béo, thai nhi sẽ phải chiến đấu với hàng loạt bệnh lý liên qua về sau đấy! Tốt nhất mẹ nên lựa chọn trái cây tươi, các loại hạt và ngũ cốc để sẵn trong nhà, dành khi đói nha!
Tuần 35 - 40
Sắp đến thời khắc "vỡ chum" bé nặng khoảng 3kg và mẹ tăng từ 10-12kg. Đây là mức chuẩn cho cân nặng của bé và mức tăng cân của mẹ. Tuy nhiên, nếu dư cân, mẹ đừng quá lo nha! Phần lớn trọng lượng còn lại ngoài thai nhi ra là chất lỏng, khối lượng máu và nhau thai.
Lời khuyên hữu ích lên thực đơn mỗi ngày cho bà bầu những tuần cuối như sau:
Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc "xuất" sữa cho con bú sau này.
Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.
Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.
Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.
Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.
Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.
Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.
Theo www.phunutoday.vn
Mùa thu, ăn gì để giải độc? Mùa thu, rất nhiều thứ rau, quả ngon có công hiệu để thải độc cơ thể mà không phải ai cũng biết. Muốn vậy, trước tiên cần nhận biết một vài dấu hiệu cần thải độc cơ thể như: Giảm sức đề kháng rõ rệt, miệng bị hôi, phản ứng mạnh với mùi... Dấu hiệu cơ thể cần giải độc Giảm sức đề...