Trách nhiệm với tấm áo blouse và thương đồng nghiệp ở tuyến đầu chống dịch
Liên quan đến vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19, một số y, bác sĩ đã và đang bị xử lý.
Thật buồn vì sự thiếu ý thức của một số ít người đã gia tăng gánh nặng cho chính đồng nghiệp của họ.
Ngày 8/8, UBND huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Q.T.B. (SN 1983, trú huyện Tuy Phong, bác sĩ Khoa sản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận) 15 triệu đồng vì không thực hiện khai báo y tế theo quy định.
Trước đó, bác sĩ B. lây nhiễm SARS-CoV-2 khi đi xe khách từ Đồng Nai về huyện Tuy Phong. Vị bác sĩ này không khai báo y tế trung thực dẫn tới lây lan dịch Covid-19 cho nhiều người, trong đó có cả sản phụ, trẻ sơ sinh nơi bệnh viện bác sĩ B. đang công tác.
Video đang HOT
Đây không phải là trường hợp người công tác trong ngành y tế đầu tiên vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Chiều 6/8, khi chạy xe máy từ TPHCM về, bác sĩ T.P.T. (công tác tại một bệnh viện ở TPHCM) tìm cách “né” chốt kiểm soát chạy vào địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 7/8, bác sĩ T. được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Hậu quả, khu dân cư nơi ông T. cư trú có 28 hộ với 105 nhân khẩu phải phong tỏa đề phòng dịch lây lan.
Ngày 30/7, trong thời gian giãn cách xã hội, bác sĩ T.M.T. (công tác tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản – Nhi tỉnh Sóc Trăng) đã nhờ một vị lãnh đạo địa phương để vượt chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19, về nhà tại xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú làm việc riêng. Sau đó, bác sĩ T. được xác định dương tính với SARS-CoV-2 dẫn tới nhiều cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nuôi bệnh tại bệnh viện bị ảnh hưởng.
Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng khẳng định, sau khi bác sĩ T. được điều trị khỏi bệnh sẽ xin ý kiến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xem xét, xử lý trách nhiệm của những cá nhân liên quan.
Thời điểm này, dịch Covid-19 đã có mặt tại 62/63 tỉnh thành với tốc độ lây lan nhanh, số ca nhiễm tăng cao. Ngành y tế cả nước đã phải huy động tổng lực để kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân.
Nhiều người trong số hàng vạn, hàng triệu cán bộ, nhân viên y tế đang phải vắt kiệt sức trong từng buổi lấy mẫu, trong phòng xét nghiệm hay trong khu điều trị. Rất nhiều người phải gác lại riêng tư, kìm nén nỗi đau của riêng mình để thực hiện nhiệm vụ chung.
Hơn ai hết, những người như bác sĩ Q.T.B., T.P.T. hay T.M.T. phải thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người đang công tác trong ngành y tế thời điểm này. Thế nhưng sự vô ý thức và vô cảm của họ đã trút thêm gánh nặng lên đôi vai của các đồng nghiệp.
Bất kỳ lý do gì đều không thể biện minh được cho hành vi vi phạm quy định trong phòng, chống dịch Covid-19 của những bác sĩ này. Xử phạt hành chính theo quan điểm cá nhân người viết là chưa đủ, cần thiết phải có chế tài mạnh hơn, tương xứng với hậu quả của họ gây ra và ngăn chặn những hành vi tương tự.
Khi đã khoác lên người tấm áo blouse trắng, xin hãy sống và hành động một cách có trách nhiệm với sức khỏe, sinh mệnh của chính bản thân, của cộng đồng xã hội. Là người bác sĩ, xin hãy trân trọng và thương những vất vả, nhọc nhằn, hi sinh mà đồng nghiệp của mình đang phải trải qua.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy chống dịch
Ngày 9-8, đoàn y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã lên đường đi TP.HCM để hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19 - Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Theo đó, đợt chi viện lần này có 2 bác sĩ và 4 điều dưỡng của khoa hồi sức tích cực chống độc. Sau khi nhận được sự kêu gọi của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ, điều dưỡng đã tự nguyện đăng ký đi chi viện.
Bác sĩ Mã Nhơn Khiêm - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau - cho biết so với một số tỉnh thành phía Nam, tình hình dịch bệnh ở Cà Mau chưa căng thẳng bằng và còn ít ca bệnh. Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở TP HCM đang phức tạp.
"Khi được sự đồng ý của Sở Y tế và ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, chúng tôi đi chi viện cho khu hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước mắt đoàn sẽ đi chi viện trong một tháng, sau đó nếu tình hình chưa ổn thì tiếp tục ở lại.
Bên cạnh đó, đây còn là dịp để các bác sĩ, điều dưỡng học hỏi kinh nghiệm điều trị bệnh trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 bùng phát", bác sĩ Khiêm chia sẻ.
Triển khai Chương trình 'Đoàn kết chống dịch', hỗ trợ người khó khăn Ngày 9/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã triển khai Chương trình "Đoàn kết chống dịch", hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19, ra mắt Fanpage trên mạng xã hội Facebook: "Đoàn kết chống dịch" và công bố các số điện thoại đường dây nóng tại các quận, huyện, thị xã...